Mới đây có người rêu rao rằng mình là người “tâm huyết” với Tổ quốc với nhân dân, nên đã đề xuất một nghiên cứu có tính “chiến lược về chính trị” trong đó kêu gọi: hãy tiến hành cải tổ chính trị đất nước; đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng dân tộc; rồi để “phù hợp với tiến trình phát triển” hãy thực hiện đa nguyên chính trị, trong đó chỉ nên thực hiện ba Đảng tham gia chính trường mà thôi… Một luận điệu vô cùng nguy hiểm cho nền an ninh chính trị quốc gia, liên quan đến sự mất ổn định của Tổ quốc và an nguy đến sự tồn vong của dân tộc.
Nói theo “người có tâm huyết này” thì từ trước đến nay Đảng ta không có sự đổi mới chăng?. Thực tiễn cho thấy, mười hai kỳ đại hội của Đảng ta là những bước phát triển sáng tạo về tư duy chính trị trong thực hiện chức năng lãnh đạo đất nước phát triển qua các thời kỳ. Đặc biệt, trong điều kiện mới, Đảng ta đã luôn nắm chắc thực tiễn, dự báo sát đúng xu thế phát triển tình hình thế giới, khu vực, trong nước; đề cao dân chủ; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân đưa ra đường lối đổi mới và lãnh đạo đất nước phát triển. Nhờ đó đã đem lại những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Điều này được khẳng định qua kết quả tổng kết sau gần 40 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng công sản Việt Nam và thực tiễn môi trường, điều kiện phát triển hiện nay của đất nước cho thấy đời sống và nhu cầu cuộc sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt; vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực, trên trường quốc tế được không ngừng được khẳng định.
“Cải tổ chính trị” theo “người tâm huyết” này là để hình thành cơ cấu hành chính với các chức danh Tổng thống, thủ tướng… Quốc hội hoạt động theo cơ chế tam quyền phân lập và thực hiện xã hội dân sự… có lẽ đây là một nghiên cứu “xuất sắc”, sự “kế thừa” có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân, đẩy đất nước vào vòng lao lý.
Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam luôn chú trọng trong lãnh đạo cải cách hành chính, lãnh đạo xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Ngay trong nội bộ Đảng cũng thường xuyên đổi mới, không ngừng phát huy sức chiến đấu của các tổ chức đảng; mỗi đảng viên thường xuyên tự phê bình và phê bình, tích cực học tập không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, năng lực công tác; nêu cao vai trò gương mẫu của người đảng viên, cán bộ chủ trì trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Nói cách khác, mỗi đảng, nhất là các đảng cầm quyền đều phải thường xuyên đổi mới. Cải tổ chính trị, cũng nên tiến hành để phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Song, đổi mới theo kiểu cải tổ chính trị của “người tâm huyết” đề xuất với đất nước và con người Việt Nam thì không nên.
Nói đến việc đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng dân tộc. Thực tiễn cho thấy, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã có các lần đổi tên, mỗi một tên Đảng đều gắn với một giai đoạn lịch sử của đất nước. Nhưng với tình hình thực tiễn và hiệu lực lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với xã hội hiện nay thì việc thay đổi tên Đảng là chưa cần thiết; mặt khác tên của một Đảng đều gắn chặt với hệ tư tưởng, đường lối chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, xác định đường lối chính trị “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; Đảng cộng sản Việt Nam là người đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động; quyền lợi của đảng luôn gắn liền với quyền lợi của nhân dân lao động. Đồng thời, tên Đảng cộng sản việt Nam đã trở thành niềm tin, sự thân thuộc trong mỗi người dân Việt nam. Chính vì vậy việc bàn đổi tên Đảng ta lúc này là chưa cần thiết.
“Chỉ nên thực hiện ba đảng tham gia chính trường”. Một hình thức luận điệu mới của mục đích cũ đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập của các thế lực thù địch. Xét về số học có lẽ trẻ học tiểu học cũng xác định được rằng từ hai trở lên đã là số nhiều rồi. Việc đề xuất chỉ nên cho ba đảng tham gia vào chính trường có phải là đa đảng không? Còn nữa như vừa nói ở trên mỗi đảng đều theo một hệ tư tưởng và có đường lối chính trị riêng, ba đảng sẽ có ba hệ tư tưởng, 3 đường lối chính trị. Hỏi rằng đấy có phải là đa nguyên chính trị không?
Hiện nay, một trong những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam là sử dụng chiến lược Diễn biến hòa bình. Trong đó, chúng sử dụng mọi thủ đoạn thực hiện mục tiêu nhằm để ta tự diễn biến, tự chuyển hóa. Vì vậy, trong mọi điều kiện hoàn cảnh chúng ta phải luôn cảnh giác, không ngừng nâng cao ý thức chính trị, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, hành động phản động của các thế lực thù địch. Đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền có hiệu quả để mọi người dân thấy rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù. Qua đó củng cố vững chắc thế trận lòng dân, khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng và phát triển đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét