Vào những năm cuối thế kỷ XX, mô hình chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào. Chủ nghĩa tư bản có sự điều chỉnh thích nghi. Điều đó làm cho vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam càng trở lên khó khăn. Việt Nam mất đi chỗ dựa vững chắc từ thành trì chủ
nghĩa xã hội. Đồng thời, đây là cơ hội cho các
thế lực chống cộng, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa xã hội.
Trong nội bộ Đảng và nhân dân ta có một số người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của
chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông
Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác
-
Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta. Điều đó, đặt ra những khó khăn, thách thức trong cuộc
đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận nhằm bảo vệ mục tiêu con đường độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng làm xuất hiện cả những
thách thức, nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nổi lên đó là khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu
cực đến mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hậu quả của nó tác động đến tất cả các mặt của đời
sống: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh.
Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ do mâu thuẫn sắc
tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, can thiệp lật đổ, khủng bố tiếp
diễn biến phức
tạp; các điểm nóng vẫn tồn tại và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Bên
cạnh đó, cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách
thức an ninh phi truyền thống, đang tiếp tục diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm
trọng đến sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Đó là những vấn đề mang tính toàn cầu không
một quốc gia nào có thể tự giải quyết mà cần sự chung tay của cộng đồng quốc
tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét