Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Vừa
qua trên trang “Rfatiengviet”, Đài RFA phỏng vấn của một số đối tượng cơ hội,
bất mãn với chính quyền và nhân dân Việt Nam liên quan đến bài báo “An ninh văn
hóa trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” được đăng trên Tạp chí Tuyên
giáo. Trong đó chúng cho rằng “Đây là một quan niệm xuất phát từ tinh thần toàn
trị của chế độ, ở một nước mà văn hóa phải dựa trên quan điểm cực đoan…”, và cho rằng “văn hóa Việt Nam là một văn hóa ngoại
lai…”. Đây là những
luận điệu hoàn toàn sai trái, mục đích nhằm tuyên truyền những sản phẩm xấu độc
vào đời sống nhân dân, từng bước hủy hoại sức sống của văn hóa dân tộc, đồng
thời phủ nhận những giá trị vốn là nền tảng văn hóa tinh thần dân tộc.
Chúng ta có thể khẳng định rằng: Văn hóa là sự kết
tinh những gì là cao quý nhất, tốt đẹp nhất gắn liền với hoạt động sáng tạo của
con người, được tiếp nối qua nhiều thế hệ, trở thành truyền thống bền vững,
thành bản sắc dân tộc, thành mục tiêu và động lực phát triển xã hội.
Lịch sử xã hội loài người cho thấy, văn hóa có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nhờ có văn hóa, mỗi
quốc gia, cộng đồng xã hội, trong sự phát triển của mình, giữ được bản sắc,
định hướng phát triển, tránh sự “hòa tan” vào các quốc gia dân tộc khác. Trong
bài “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc… Văn hóa
còn thì Dân tộc còn”.
Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa, sự phát triển
của công nghệ thông tin cùng nhiều nhân tố khác, đã tác động tới sự phát triển
văn hóa của mỗi quốc gia, cộng đồng xã hội. Một mặt, các quá trình này tạo ra
những nhân tố tích cực, làm gia tăng sự phát triển ổn định và bền vững về văn
hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Mặt khác, chúng cũng làm nảy sinh những vấn đề
văn hóa trong các cộng đồng quốc gia, dân tộc đó. Đó là sự xói mòn bản sắc dân
tộc, chệch hướng phát triển của quốc gia,.. Tất cả những điều này gây tác động
trở lại đối với sự phát triển văn hóa nói riêng, các lĩnh vực khác của đời sống
xã hội nói chung … Nhiều nước trên thế giới, do ảnh hưởng xấu của lĩnh vực văn
hóa mà có sự phát triển thiếu bền vững, làm cho tính cố kết cộng đồng giảm sút
và trong chừng mực nào đó, làm nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột trong cộng
đồng.
Bằng nhiều cách thức khác nhau, các thế lực thù địch
không ngừng truyền bá lối sống, văn hóa ngoại lai, tư tưởng coi trọng vật chất,
chạy theo lợi ích cá nhân, mưu đồ khiến người dân Việt Nam bị tha hóa, mất kết
nối với các giá trị vốn là nền tảng văn hóa tinh thần dân tộc.
Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
mà Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển là “nền văn hóa yêu nước và tiến
bộ”, với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với
mục tiêu tất cả vì con người, vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú,
toàn diện cho mỗi con người Việt Nam trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và
cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc cần được giữ gìn, phát huy
của nền văn hóa ấy là những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua
hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết cá
nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa
tình; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, biết hy sinh vì sự nghiệp dân
tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó còn là sự tế nhị trong giao tiếp và giản dị
trong đời sống.
Vì lẽ đó, an ninh văn hóa, với tư cách một lĩnh vực
của an ninh quốc gia, đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của quốc gia, dân
tộc. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, an ninh văn hóa cũng ngày càng được
quan tâm, chú ý. Qua đó, nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh;
quan điểm, đường lối của Đảng luôn được các tầng lớp nhân dân trân trọng, noi
theo. Lối sống tốt đẹp của dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống được kế
thừa, phát huy; nhiều di sản văn hóa được bảo tồn; tinh hoa văn hóa nhân loại
được đón nhận.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng chỉ rõ “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…”
Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI (2014), xác định “xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân –
thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn
hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh
nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: Xây
dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân –
thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; Làm
cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ mục đích,
phương hướng và nhiệm vụ của sự nghiệp chấn hưng, phát triển văn hóa và con
người Việt Nam nhằm khơi dậy mạnh mẽ niềm tự hào dân tộc và khát vọng phát
triển để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vừa là nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu phát triển bền vững, vừa là nguồn sức mạnh nội sinh, văn
hóa “phải soi đường cho quốc dân đi”.
Để bảo đảm an ninh văn hóa trong tình hình mới, đòi
hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, mà trước hết là nâng cao nhận thức
về vị trí và vai trò của văn hóa trong phát triển ổn định và bền vững đất nước.
Muốn như vậy, cần phải lấy con người làm trung tâm. Nâng cao tầm hiểu biết của
các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên về văn hóa sẽ giúp
tạo ra “vắc-xin đề kháng” mạnh mẽ chống lại các tác nhân độc hại xâm nhập từ
bên ngoài. Chính vì vậy, để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, hoàn thành
mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì
bên cạnh việc phát tiển văn hóa cần phải bảo đảm an ninh văn hóa.
Do vậy, cần tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa
những yếu tố nòng cốt trong định hướng phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước
để người dân thấm nhuần, từ đó có ý thức điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp,
đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch, phản động nhằm xuyên tạc những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam,
về an ninh văn hóa Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét