Phi chính trị hóa” Quân đội là một âm mưu, thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Mục đích của chúng là tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho Quân đội biến chất, không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, nhận diện và đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Sự thật, từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai, đặc biệt là những năm 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động luôn thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa quân đội”, đây là một thủ đoạn
trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội, làm cho quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mất phương hướng,
mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu
về chính trị, tiến tới làm cho quân đội bị vô hiệu hóa.
Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông
tin đại chúng, trên mạng internet đã xuất hiện khá nhiều bài viết làm ra vẻ
“khách quan, khoa học” biện minh cho luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội. Họ lập luận rằng,
“nhiệm vụ chính trị cao nhất của quân đội là đánh tan mọi kẻ thù xâm lược và phải
trung thành với Tổ quốc và nhân dân; chứ
không phải trung thành với bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác”, rằng,
vì thế “các lực lượng vũ
trang phải duy trì tính trung lập về chính trị”. Cũng có đối tượng lập
luận xoay quanh hai khái niệm “phi chính trị” và
“phi đảng phái” để rồi thừa nhận “quân đội phi chính trị là điều không thể”,
tuy nhiên lại cho rằng quân đội phải
“phi đảng phái”. Thực chất của những
kiểu luận điệu mập mờ này không có mục tiêu nào khác là tạo cớ, tạo dư luận đòi
tách quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ, làm cho Quân đội ta mất phương hướng chính trị, từ bỏ
mục tiêu chiến đấu, tiến tới bị vô hiệu hóa. Trước âm mưu, dã tâm, thủ đoạn vô
cùng nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động, đòi hỏi mọi cán bộ, chiến
sĩ trong Quân đội ta phải luôn đề cao cảnh giác, nắm vững cơ sở lý luận, thực
tiễn đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội.
Nghiên cứu lịch sử xây dựng,
chiến đấu của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta nhận thấy, ngay từ
những ngày đầu thành lập Chính quyền Xô-viết, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng Quân đội Xô-viết, V.I.Lênin đã cực lực đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn
đòi “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, các triết gia, chính
trị gia tư sản phản động. V.I.Lênin đã viết: “Quân đội không thể và không nên
trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ
giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn
này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính trị phản động”[1].
V.I.Lênin luôn đặc biệt coi trọng việc chỉ đạo xây dựng quân đội vững mạnh về
chính trị, nhờ đó, Quân đội Xô-viết đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, chiến
thắng “thù trong, giặc ngoài” bảo vệ vững chắc sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội, làm cho Liên Xô trở thành thành trì của cách mạng thế giới trong nhiều thập
niên ở thế kỷ XX.
Theo V.I.Lênin, quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản
“do một bộ phận tiên tiến những người cộng sản” lãnh đạo, đó chính là Đảng Cộng
sản, người “lập ra quân đội” và đội quân này có chức năng, nhiệm vụ thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Đảng Cộng sản. Do vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
là một nguyên tắc cốt lõi trong xây dựng quân đội cách mạng, bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững lập
trường, mục tiêu chính trị, trên cơ sở đó, nâng cao sức mạnh chiến đấu. Đảng Cộng
sản tuyệt đối không được xem nhẹ việc giữ vững, tăng cường lãnh đạo đối với
quân đội và quân đội tuyệt đối không được buông lỏng, coi nhẹ vấn đề xây dựng
quân đội vững mạnh về chính trị. Theo chỉ dẫn của Lênin, mọi sự xem nhẹ, buông
lỏng vấn đề xây dựng quân đội về chính trị là làm suy yếu, thậm chí làm biến chất
quân đội cách mạng. Đáng tiếc rằng, những chỉ dẫn vô cùng quan trọng của Lênin
đã không được những người cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu sau này coi trọng, và
đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào những thập niên cuối của thế kỷ trước. Do mất cảnh
giác trước âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, phản động,
nên Quân đội Xô-viết đã nhanh chóng bị tha hóa về chính trị, bị vô hiệu hóa,
không còn là lực lượng trung thành bảo vệ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ
nghĩa, mặc dù lúc đó Quân đội Liên Xô còn 3,9 triệu quân thường trực, được
trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường
và lực lượng hạt nhân chiến lược. Bài học đắt giá từ thực tiễn này nhắc nhở
chúng ta không được một phút lơ là mất cảnh giác trước mọi âm mưu, luận điệu
đòi “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, phản động.
Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào
đấu tranh cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong suốt quá trình lãnh đạo, tổ chức, giáo dục, rèn luyện quân đội, Đảng và
Bác Hồ luôn nhất quán phương châm: “người trước, súng sau”; “chính trị trọng
hơn quân sự”; luôn đặc biệt coi trọng xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính
trị. Trong đó, vấn đề cốt lõi nhất là không ngừng tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; không ngừng tăng cường nâng cao hiệu
quả, hiệu lực của công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội để bảo đảm
cho quân đội luôn vững vàng về lập trường chính trị, đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch. Sinh thời, Bác Hồ
từng chỉ rõ: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”[2]. Nhờ quán triệt và thực hiện
nghiêm phương châm, nguyên tắc xây dựng do Đảng, Bác chỉ dẫn nên Quân đội ta
luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi giai đoạn cách mạng, xứng đáng với
lời tuyên dương của Bác Hồ: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng
chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[3]. Xét dưới góc độ đấu tranh
trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, có thể khẳng định, Quân đội ta luôn giữ vững
được lập trường, bản lĩnh chính trị, luôn “đi đúng con đường chính trị của Đảng”
trước mọi sóng gió của thời cuộc chính là nhờ cấp ủy các cấp cũng như các thế hệ
cán bộ, chiến sĩ luôn biết chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị,
luôn tỉnh táo, cảnh giác chủ động đấu tranh vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn
phá hoại của các thế lực thù địch, phản động.
Tuy nhiên, như trên đã đề cập, xét về
thực chất và mục tiêu, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù
địch không thay đổi nhưng thủ đoạn của chúng đã có sự thay đổi, đa dạng, nham
hiểm và khó lường hơn trước. Đặc biệt mặt trái của các quá trình toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, viễn thông đã tạo thêm
công cụ, phương tiện, cơ hội cho các thế lực thù địch triển khai âm mưu, thủ đoạn
chống phá cách mạng Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời gian qua, các thế lực thù địch tăng cường chống phá đối với quân
đội, tập trung vào một số hoạt động sau:
Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền chống phá Hội nghị Trung ương V, Trung ương VI
khóa XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ
2021-2026; Bầu củ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với các
luận điệu: Đưa ra những đồn đoán về nhân sự cấp cao và bộ máy Đảng và Nhà nước;
xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Quốc hội; tung tin xuyên tạc, nói
xấu, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số cán bộ chủ chốt
các cấp.
Thứ hai, lợi dụng một số cán bộ có biểu hiện thoái hóa biến chất, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các đối tượng tán phát nhiều tài liệu,
bài viết, “Thư ngỏ” trên các trang mạng xã hội tuyên truyên, kêu gọi cán bộ,
đảng viên trong quân đội “từ bỏ chế độ”, “từ bỏ Đảng”, “ủng hộ” phong trào đấu
tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân, tham gia “phong trào đấu
tranh lật đổ chế độ”. Điển hình là việc lợi dụng ông Chu Hảo tuyên bố “bỏ Đảng”
và việc đối tượng Lê Văn Thương tự xưng là sĩ quan quân đội có quan điểm ủng hộ
ông Chu Hảo, chúng tuyên truyền xuyên tạc vai trò của Đảng Cộng sản Vỉệt Nam và
đã có nhiều quân nhân “tự nguyện xin rời bỏ quân đội”, “từ bỏ Đảng” để “tham
gia đấu tranh dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam, qua đó kích động cán bộ, đảng
viên, quân nhân “từ bỏ Đảng”.
Thứ ba, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm dễ gây bức xúc
trong đời sống xã hội liên quan đến quân đội, các đối tượng tán phát tài liệu
trên không gian mạng nói xấu nội bộ, lãnh đạo, chỉ huy quân đội, xuyên tạc chức
năng, nhiệm vụ của quân đội ta, gây hoài nghi, bức xúc trong xã hội, tác động
xấu tới tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ. Đơn cử, lợi dụng sự việc liên quan đến
đất quốc phòng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội các đối tượng
tán phát nhiều tài liệu tuyên truyền xuyên tạc chức năng, nhiệm vụ của quân đội
ta, gây bức xúc và hoài nghi trong nhân dân về thực trạng quản lý, sử dụng đất
quốc phòng, về vấn đề quân đội làm kinh tế và việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của quân đội, tác động xấu tới tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ. Các đối tượng
trong nhóm “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”, “Câu lạc bộ
Phan Tây Hồ” và một số cá nhân đã ký tên vào “Thư ngỏ” gửi Thủ tướng Chính phủ
có nội dung xuyên tạc cho rằng trong quân đội có “nhóm lợi ích”, đề nghị Chính
phủ tổ chức hội thảo về việc thu hồi sân golf, thu hồi toàn bộ đất quốc phòng
sử dụng không đúng mục đích để phục vụ công ích.
Thứ tư, lợi dụng các sự việc Bộ Chính trị xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao
của quân đội; lợi dụng các thông tin, tài liệu, hình ảnh có liên quan đến quân
đội do báo chí phản ánh để lồng ghép các hình ảnh, bài viết nói xấu, hạ uy tín
chỉ huy, tướng lĩnh và cán bộ, chiến sĩ, gây ảnh hưởng tới hình ảnh “Bộ đội Cụ
Hồ”. Một số đối tượng xấu ngoài xã hội giả danh cán bộ cấp cao quân đội, giả
mạo tài liệu, con dấu để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân; mạo danh
cán bộ cấp cao, nhà khoa học của quân đội để vận động thành lập “Ban liên lạc
Người có công” nhằm trục lợi về kinh tế bị cơ quan chức năng phát hiện, điều
tra làm rõ, báo chí phản ánh cũng được chúng triệt để lợi dụng để tán phát tài
liệu chống phá. Thâm độc hơn, chúng móc nối, chỉ đạo một số đối tượng giả danh
cán bộ, chiến sĩ trà trộn vào các cuộc tuần hành, biểu tình của người dân liên
quan đến việc phản đối Dự án Luật Đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt sau đó chụp ảnh, quay video clip tán phát trên
không gian mạng, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta, hô hào,
lôi kéo người dân biểu tình gây ảnh hưởng tới uy tín của quân đội.
Thứ năm, làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới
được chúng tiến hành khá “bài bản”. Thông tin cũ được lựa chọn để “làm mới” và
“thông tin mới được lựa chọn để bịa đặt” thường là những đoạn video clip hoặc
hình ảnh có liên quan đến mối quan hệ cán bộ với chiến sĩ trong đơn vị; quan hệ
quân - dân, v.v... các đối tượng lồng ghép, giật tít như “cán bộ hành hung
chiến sĩ”, “chiến sĩ cũ đánh chiến sĩ mới”, “hành động trù dập”... hoặc khuấy
lại các vụ việc đã được xử lý, giải quyết từ lâu nhưng chúng đưa ra “làm mới”;
những thông tin mới, mặc dù đã có kết luận của các cơ quan nhưng chúng bịa đặt,
xuyên tạc, bình luận một chiều. Thời điểm tán phát để “làm mới” hoặc bịa đặt
thường là trước mùa tuyển quân, trước các sự kiện chính trị của đất nước, quân
đội... nhằm mục đích tác động, tạo tâm lý lo lắng, kích động thanh niên trốn
tránh nghĩa vụ quân sự, gây dư luận trái chiều trong xã hội, làm ảnh hưởng uy
tín và giảm sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Thứ sáu, kích động chia rẽ nội bộ quân đội, chia rẽ
quân đội với các bộ, ngành, địa phương. Thời gian qua, các thế lực thù địch ra
sức tuyên truyền, xuyên tạc về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của quân đội, kích
động gây chia rẽ nội bộ quân đội. Điển hình như: Liên quan đến việc ngày
10/8/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Biên phòng Việt
Nam, tại hội nghị này, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng đưa ra các ý kiến về thẩm quyền duy trì công tác an ninh trật tự, an
toàn xã hội khu vực biên giới, cửa khẩu. Lợi dụng vấn đề này, trang phản động
Việt Tân phát tán tài liệu “Bộ Công an giành quyền kiểm soát biên giới với Bộ
Quốc phòng”.
Các thủ đoạn, âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chống phá Quân đội ta
ngày càng tinh vi, xảo quyệt, điều đó đòi hỏi, cấp ủy, chỉ huy các cấp cũng như cán bộ, chiến sĩ trong
Quân đội ta phải tiếp tục nỗ lực, cảnh giác hơn nữa trong cuộc đấu tranh chống
âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; theo
tôi, quá trình này, cần chú trọng một số nội dung sau:
Một
là, đặc
biệt coi trọng việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội. Theo đó, phải luôn giữ vững nguyên tắc
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Đồng thời, chủ
động phát hiện, kiên quyết ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu coi nhẹ hoặc buông
lỏng sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội kể cả trong nhận thức và hành động.
Coi trọng xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới. Nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ
bản trong xây dựng quân đội về chính trị phù hợp đặc điểm, tình hình, yêu cầu
nhiệm vụ của cách mạng, yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới. Tăng
cường củng cố, kiện toàn, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng
trong quân đội, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể
đi đôi với phân công cá nhân phụ trách, mở rộng dân chủ ở mọi cấp, phát hiện và
ngăn ngừa kịp thời những biểu hiện chuyên quyền độc đoán, cục bộ địa phương, trục
lợi cá nhân, tha hóa biến chất về đạo đức và lối sống làm tổn hại đến năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và uy tín, phẩm chất cách mạng
của “Bộ đội Cụ Hồ”.
Hai là,
tích cực
bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, tạo sức đề kháng mạnh
mẽ làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực
thù địch. Nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, nhất là nội dung giáo dục về chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước, chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tăng cường giáo dục lịch sử, truyền thống, làm cho cán bộ, chiến sĩ am hiểu những
giá trị tiêu biểu trong lịch sử văn minh nhân loại, lịch sử, truyền thống, bản
sắc văn hóa Việt Nam, bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội, góp phần
nâng cao bản lĩnh và trí tuệ của “Bộ độ Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. Đồng thời, tổ
chức có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận
động “phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” để mọi
cán bộ, chiến sĩ có môi trường, điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, cống hiến
tài năng trí tuệ vào xây dựng quân đội, tham gia có hiệu quả cuộc đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, chống phá của các thế lực thù địch.
Ba là, tổ chức quán triệt nghiêm
túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, giúp cán bộ, chiến sĩ
nâng cao cảnh giác, nâng cao khả năng nhận diện đúng đắn về “đối tác”, “đối tượng”,
nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu, thủ
đoạn “phi chính trị hóa” quân đội. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin, sự kiên định,
trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao cho
cán bộ, chiến sĩ. Coi trọng giữ vững định hướng chính trị, nâng cao tính chiến
đấu, sức thuyết phục của công tác tư tưởng lý luận, thông tin tuyên truyền, văn
hóa, văn nghệ, báo chí xuất bản. Thường xuyên rèn luyện cho đội ngũ cán bộ nâng
cao năng lực tư duy sáng tạo, khả năng xử lý những tình huống phức tạp diễn ra
trong hoạt động thực tiễn theo đúng quan điểm của Đảng; kịp thời uốn nắn những
lệch lạc về nhận thức và dao động về tư tưởng trong một số cán bộ, chiến sĩ.
Các hoạt động trên phải theo đúng tinh thần Nghị quyết số Nghị
quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới”; đồng thời gắn với đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến
hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị.
Bốn là, phát huy vai trò của các lực lượng
nòng cốt, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia đấu tranh trên
mặt trận tư tưởng, lý luận, vạch trần bản chất phản động của mọi âm mưu, luận
điệu đòi “phi chính trị hóa” quân đội. Cùng
với việc động viên đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia, cần đặc
biệt coi trọng phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan và đội ngũ cán bộ
chuyên trách trong quân đội để bảo đảm có chiều sâu và độ vững chắc trong đấu
tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ
quan, đơn vị, chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ để động viên mọi tiềm năng
sáng tạo, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ tạo sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đấu
tranh về tư tưởng, lý luận. Cần quan tâm đầu tư phát triển các cơ quan và đội
ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự; có cơ chế cung cấp
thông tin, chính sách đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng, bảo vệ đội ngũ này một cách
hợp lý. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò của họ trong nghiên cứu dự báo tình
hình tư tưởng bộ đội, dự báo âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Cần có cơ chế tổ chức, chỉ huy và phối hợp
hành động một cách chặt chẽ giữa các lực lượng đảm nhiệm công tác tuyên huấn, bảo
vệ an ninh, dân vận, tình báo, nghiên cứu và giáo dục lý luận, thông tin tuyên
truyền, văn hóa, văn nghệ trong quân đội. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ
giữa các lực lượng trong và ngoài quân đội, ở cả trung ương và địa phương trong
phòng chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội trên lĩnh vực tư tưởng,
lý luận.
Năm là, thường xuyên rà soát, nắm và quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nhất là về chính trị tư tưởng của mọi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Từng cơ quan, đơn vị phải tích cực, chủ động, bổ sung kiện toàn kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ, phòng chống “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của đơn vị mình; đồng thời, thường xuyên đánh giá quá trình tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những tư tưởng lệch lạc, sai trái, không để các thế lực thù địch móc nối, lôi kéo quân nhân tham gia vào hoạt động chống phá. Thực hiện phòng chống cả hai phía, phía địch tiến công ta bằng các thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và phía ta “tự diễn biến”. Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả Ban chỉ đạo phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét