Hiển thị các bài đăng có nhãn THOISU24. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THOISU24. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Để thành công trong lãnh đạo, cần kiến tạo và duy trì sự đoàn kết

 Một điểm nổi bật trong hai tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nhất quán về tư tưởng đề cao sự đoàn kết để có thể hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước.

Lãnh đạo kiến tạo đoàn kết

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị kiệt xuất, được thừa nhận rộng rãi là một vị “lãnh tụ” trong lịch sử hiện đại của nước ta. Vị thế khác biệt của Bác được tạo nên từ nhiều yếu tố như: năng lực và phẩm chất cá nhân, những tư tưởng chính trị - xã hội phù hợp, có sức lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ, cùng những cống hiến trong các hoạt động cách mạng.

Dưới góc nhìn hành động, lãnh đạo là quá trình tác động đến người khác, thu hút sự ủng hộ để cùng thực hiện sự thay đổi tích cực nào đó cho tổ chức, cộng đồng. Dưới góc nhìn vai trò, lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, tức là cá nhân sẽ không thể thực hiện vai trò lãnh đạo nếu không gây được ảnh hưởng đến người khác. Vì thế, với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, thách thức đầu tiên là phải đề ra được tầm nhìn lãnh đạo và tầm nhìn đó được chia sẻ bởi những người ủng hộ.

Thách thức thứ hai với nhà lãnh đạo là phải kiến tạo được sự gắn kết giữa các lực lượng ủng hộ, duy trì được sự cam kết ủng hộ các mục tiêu lãnh đạo. Nói cách khác, bên cạnh khả năng quy tụ sự ủng hộ, đoàn kết giữa các lực lượng ủng hộ, sự trung thành, gắn kết của những người ủng hộ với các mục tiêu sẽ là những yếu tố quyết định khả năng thành công của mỗi cá nhân trong vai trò lãnh đạo.

Có thể nói, một trong những di sản lãnh đạo nổi bật nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã kiến tạo được sự đoàn kết trong Đảng, quy tụ được sự ủng hộ bền vững từ các lực lượng xã hội cho các mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời, Bác Hồ luôn nêu rõ quan điểm và cũng là tầm nhìn lãnh đạo: “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Khẩu hiệu có sức lay động, lan tỏa mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, phong trào cách mạng có sự phát triển nhanh chóng.

Để duy trì sự gắn kết, đoàn kết giữa các lực lượng xã hội, Người luôn trân trọng và ghi nhận vị trí, vai trò và khả năng đóng góp của mọi cá nhân, cũng như các lực lượng xã hội khác nhau cho phong trào cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà Bác Hồ là một nhà lãnh đạo chủ chốt, đại diện của các lực lượng xã hội khác nhau không chỉ tham gia chính phủ lâm thời, mà còn cùng lên chiến khu để thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ nhằm hiện thực hóa các mục tiêu cách mạng.

Nhờ xác định được tầm nhìn lãnh đạo thuyết phục và khả năng quy tụ sự ủng hộ, duy trì sự đoàn kết, Bác Hồ có được vị thế và ảnh hưởng vượt trội trong phong trào cách mạng ở nước ta giai đoạn giữa thế kỷ XX. Điều này phần nào được thể hiện qua những cách gọi rất giản dị nhưng đầy trân trọng như “cụ Hồ”.

Một đặc điểm nổi bật, nhất quán trong tư tưởng cũng như cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quan điểm: đoàn kết tạo nên sức mạnh. Muốn thành công trong lãnh đạo thì phải kiến tạo và duy trì được sự đoàn kết. Điều này được thể hiện rõ trong cả hai tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và Di chúc khi Bác Hồ đã chỉ ra đoàn kết là một truyền thống bền vững, yếu tố tạo nên sức mạnh cho dân tộc Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Thành công bởi đoàn kết

Trong Di chúc, Bác Hồ đã nhận định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”. Quả vậy, nhìn lại lịch sử của đất nước và dân tộc Việt Nam có thể thấy một đặc điểm xuyên suốt các giai đoạn phát triển là chúng ta thường xuyên phải đối diện với hai mối đe dọa mang tính tập thể: đó là họa ngoại xâm và nạn thiên tai.

Có thể nói, chính những đặc điểm lịch sử và tự nhiên nêu trên đã hun đúc ý thức đoàn kết trong tâm trí mọi người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ. Bởi một logic đơn giản: nếu không gắn bó, thiếu đoàn kết thì cộng đồng người Việt Nam sẽ không thể vượt qua những thách thức nan giải, những mối đe dọa đối với sự tồn vong của cả một dân tộc, một đất nước.

Cũng có nghĩa, chúng ta có thể khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, một trong những yếu tố then chốt giúp đất nước Việt Nam có được hình hài như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam có được vị thế như hiện nay chính là sự đoàn kết. Được tích lũy và hun đúc qua nhiều thế hệ, đoàn kết đã trở thành một phẩm chất tự giác, có thể trỗi dậy để giúp người Việt Nam gia tăng được sức mạnh cho các nỗ lực chung.

Nắm bắt được một nét đặc trưng trong cốt cách của dân tộc, chính Bác Hồ đã sớm nhìn ra những nguy cơ bắt nguồn từ âm mưu chia rẽ dân tộc, chia tách đất nước của các thế lực ngoại bang. Trong Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ đã chỉ rõ ý đồ thâm độc của thực dân Pháp: “Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”.

Dứt khoát không để nguy cơ nêu trên trở thành hiện thực, Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!... Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Những diễn biến lịch sử ở nước ta từ sau ngày bản Tuyên ngôn độc lập được công bố đã khẳng định và chứng minh sự đúng đắn trong quan điểm và tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ có sự đoàn kết, nhất trí trên dưới một lòng thì nhân dân Việt Nam mới có thể từng bước giành được những thắng lợi vẻ vang trong quá trình đấu tranh cách mạng, giành lại nền độc lập và thống nhất cho đất nước, cho dân tộc.

 

Cũng hơn ai hết, Bác Hồ là người nhận thức rõ tầm quan trọng của đoàn kết đối với năng lực lãnh đạo và sức mạnh của Đảng. Trong Di chúc, Bác chỉ ra: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Nhận thức của Người về tầm quan trọng đặc biệt của sự đoàn kết trong tổ chức Đảng còn thể hiện qua nhận định trước những diễn biến tiêu cực trong quan hệ giữa các Đảng cộng sản trên thế giới tại thời điểm viết di chúc. Bác Hồ bày tỏ sự đau lòng trước “sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em” và mong muốn “khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sự đoàn kết trong Đảng, Bác Hồ còn ví “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Điều này có nghĩa, nếu trong Đảng thiếu sự đoàn kết thì năng lực và sức mạnh của Đảng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, cũng giống như con người bị thiếu đi một bộ phận then chốt của cơ thể, trở thành người tàn phế.

Bên cạnh tiếp tục sự nghiệp cách mạng để thống nhất đất nước, Di chúc của Bác Hồ cũng đã nêu ra những nhiệm vụ mới: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Để thực hiện được các nhiệm vụ mới này, theo Bác Hồ thì chúng ta không thể thiếu sự đoàn kết: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Đoàn kết để phụng sự

Có thể thấy, khi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập thì dân tộc Việt Nam vẫn đang bị thống trị bởi các thế lực ngoại bang. Còn khi Bác viết Di chúc thì đất nước vẫn đang bị chia cắt, chưa được thống nhất. Cũng vì thế, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã trở thành đặc trưng bối cảnh không chỉ thúc đẩy nhu cầu về sự đoàn kết mà còn có thể gia tăng sức thuyết phục cho tư tưởng của Bác Hồ về sự đoàn kết trong Đảng, cũng như trong xã hội.

Tuy nhiên, bối cảnh đất nước ta hiện nay đang gợi ra ba đặc điểm mới có thể ảnh hưởng đến sự đoàn kết.

Thứ nhất, Đảng đảm nhiệm cả hai vai trò “lãnh đạo và cầm quyền”. “Đảng ta là một Đảng cầm quyền” là một thực tế đã được Bác Hồ chỉ ra trong Di chúc. Có nghĩa là, Đảng không còn chỉ là một tổ chức chính trị mà đã có thêm chính quyền để thực hiện các mục tiêu lãnh đạo. Các đảng viên không chỉ là những nhà cách mạng mà còn có thể đảm nhiệm các chức vị trong hệ thống chính quyền.

Thứ hai, Việt Nam hiện nay đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự công nhận và bảo vệ các lợi ích cá nhân, nhóm là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời có thể khuyến khích sự vị kỷ, ích kỷ trong mỗi cá nhân.

Thứ ba, tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng sẽ gia tăng sự tiếp xúc với các tư tưởng mới, từ đó thúc đẩy sự hình thành nhiều quan điểm khác nhau trước các vấn đề chung của đất nước.

Sự tổng hòa của cả ba đặc trưng bối cảnh nêu trên đang tạo ra sự đa dạng về lợi ích, tư tưởng và xã hội ở nước ta hiện nay. Khác với sự đồng nhất cao về cả ba yếu tố nêu trên trong các giai đoạn đấu tranh cách mạng trước đây, chính sự đa dạng hiện nay đang trở thành một thách thức mới đối với sự đoàn kết, cả trong phạm vi tổ chức Đảng cũng như trên quy mô cộng đồng.

Ngay từ khi cả dân tộc vẫn đang đoàn kết chặt chẽ và dồn mọi nguồn lực cho nhiệm vụ thống nhất đất nước, Bác Hồ đã nhìn ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sự xa rời lợi ích chung, gây mất đoàn kết. Mặc dù không trực tiếp viết ra nhưng những lo lắng của Bác phần nào thể hiện qua những lời căn dặn trong Di chúc: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Thực tế đất nước trong những thập niên đầu thế kỷ XXI cho thấy những mối quan tâm, lo lắng của Bác Hồ về các nguy cơ khi Đảng cầm quyền là hoàn toàn có cơ sở. Số lượng cán bộ các cấp bị xử lý, thậm chí bị truy tố trước pháp luật trong những năm gần đây gợi ra rằng đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã thiếu ý thức trách nhiệm, xa rời bổn phận phục vụ nhân dân và phụng sự đất nước.

Hệ lụy thấy rõ từ sự gia tăng số lượng cán bộ tiêu cực không chỉ ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, có thể gây ra sự mất đoàn kết trong Đảng cũng như sự gắn kết giữa Đảng với nhân dân, mà nghiêm trọng hơn cả là nguy cơ thất bại của các mục tiêu lãnh đạo phát triển đất nước. Chính vì thế, bối cảnh hiện nay đang đặt ra nhu cầu về nhận thức mới, tư duy mới về đoàn kết để có thể vận dụng và phát huy giá trị tư tưởng đúng đắn của Bác Hồ.

Chúng ta cần nhận thức rằng, kiến tạo sự đoàn kết trong bối cảnh hòa bình, đảng cầm quyền, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với thời kỳ đấu tranh để giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Rõ ràng, Đảng cộng sản Việt Nam đang đứng trước thách thức không chỉ phải đề ra được tầm nhìn lãnh đạo truyền cảm hứng, quy tụ sự ủng hộ rộng rãi, mà cả áp lực về cơ chế, biện pháp kiến tạo và duy trì sự đoàn kết trong bối cảnh mới.

 



Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

Đoàn Trinh sát số 2 tích cực làm công tác dân vận

 

Sáng 16-5, Đoàn Trinh sát số 2 (Bộ tư lệnh Cảnh sát biển) phối hợp với UBND xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ phát động ra quân thực hiện công tác dân vận, hướng tới chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 / 19-5-2024).

Trợ cấp xuất ngũ một lần được tính như thế nào?

 

Bạn đọc Nông Văn Đoàn ở xã Chí Minh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, cách tính trợ cấp xuất ngũ một lần và trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào?

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

Cuộc xung đột quân sự tại Dải Gaza: Những hệ lụy khó lường

 

Chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza nhằm vào lực lượng Hamas, dưới biệt danh “Thanh kiếm sắt”, đã trôi qua 7 tháng kể từ khi nổ ra. Đây là cuộc chiến có quy mô lớn, ác liệt và kéo dài nhất kể từ khi thành lập Nhà nước Israel (năm 1948) đến nay. Cuộc chiến không những khiến cả hai bên bị thiệt hại nặng nề mà còn gây ra một thảm họa nhân đạo chưa từng có ở Dải Gaza.

Nguyên nhân bùng nổ xung đột Hamas - Israel

Ngày 7-10-2023, lực lượng Hamas đã mở cuộc tấn công tổng lực trên bộ, trên không và trên biển vào Israel. Ngày 22-10-2023, tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã lên án hành động này của Hamas, song cho rằng việc Hamas tấn công Israel không phải ngẫu nhiên bởi người dân Palestine đã bị Israel chiếm đóng trong 56 năm nay.

Thực tế cho thấy, các nghị quyết của Liên hợp quốc, đặc biệt là Nghị quyết 242 (năm 1967), Nghị quyết 338 (năm 1973) và Nghị quyết 2334 (năm 2016) của Hội đồng Bảo an mang tính ràng buộc khi yêu cầu Israel rút khỏi các vùng đất Palestine bị chiếm đóng và chấm dứt việc xây dựng các khu định cư trên vùng lãnh thổ này đều không được Israel tuân thủ. Hiệp định Hòa bình Oslo (năm 1993) ký kết giữa Israel và Palestine quy định thành lập Nhà nước Palestine, Hội nghị hòa bình Madrid (năm 1991), Sáng kiến hòa bình Arab (năm 2002) cũng không được Israel thực hiện.

Trong khi đó, Chính phủ hiện nay của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu được nhiều chuyên gia cho là chính phủ cực hữu nhất trong lịch sử Israel, chủ trương xóa bỏ vấn đề Palestine. Mặc dù Mỹ đóng vai trò trung gian hòa giải cho cuộc xung đột nhưng lại hoàn toàn đứng về phía Israel. Ông Donald Trump sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016 vào tháng 1-2020 đã đưa ra “Thỏa thuận thế kỷ” với mục tiêu nhằm xóa bỏ vấn đề Palestine, trong đó có việc công nhận Jerusalem là thủ đô vĩnh viễn của Nhà nước Do Thái và chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem.

Sau khi rút khỏi Dải Gaza (năm 2005), Israel đã có nhiều biện pháp phong tỏa khu vực này và đến nay đã phong tỏa hoàn toàn. Người dân ở Dải Gaza sống như những “tù nhân” trên chính mảnh đất của mình.

Trong khi đó, tình hình quốc tế vẫn diễn biến phức tạp và khó lường. Thế giới tập trung sự chú ý vào cuộc chiến Nga - Ukraine, giải quyết hậu quả của đại dịch COVID-19, cạnh tranh giữa các nước lớn cùng nhiều vấn đề quốc tế khác. Năm 2020, trong khi chưa có giải pháp cho cuộc xung đột Palestine - Israel, nhiều nước Arab đã ký Hiệp ước Abraham để bình thường hóa quan hệ với Israel. Đặc biệt, dưới vai trò trung gian của Mỹ, Saudi Arabia - quốc gia lớn nhất trong thế giới Arab - cũng bắt đầu đàm phán gia nhập hiệp ước này, tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhà nước Do Thái. Khi phát động cuộc chiến, mục đích của Hamas là hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào cuộc xung đột Israel - Palestine và khẳng định vai trò không thể thiếu của lực lượng Hamas như một giải pháp cho cuộc xung đột.

Cuối cùng, nguyên nhân trực tiếp là vào ngày 1-10-2023, hơn 500 phần tử Do Thái cực đoan đã tràn vào Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa (nằm ở trung tâm thành phố cổ Jerusalem) quấy rối, gây xung đột khi người Ả Rập Palestine đang cầu kinh. Đây được coi là giọt nước tràn ly làm bùng nổ chiến dịch “Lũ lụt Al-Aqsa” của phong trào Hamas.

Chiến dịch quân sự của Israel không đạt được mục tiêu

Sáng 7-10-2023, chỉ vài giờ sau khi lực lượng Hamas tấn công lãnh thổ Israel, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã phát động chiến dịch quân sự với quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Dải Gaza với biệt danh “Thanh kiếm sắt”. Thủ tướng Israel B. Netanyahu tuyên bố, mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt Hamas và giải phóng con tin trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đến nay, chiến dịch này đã bước sang tháng thứ bảy, Israel vẫn chưa thực hiện được bất cứ mục tiêu nào. Lực lượng Hamas không những không bị tiêu diệt, mà còn tiếp tục chống trả quyết liệt, thậm chí vẫn phóng tên lửa từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel và không một con tin nào được giải thoát. Trong khi đó, quân đội Israel bị tổn thất nặng nề. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột cho đến nay, đã có hơn 600 binh sĩ Israel thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương. Đây là con số do Israel công bố, nhưng trên thực tế con số này còn có thể cao hơn nhiều.

Cuộc chiến tại Dải Gaza đang gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Israel. Đến nay, vẫn chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại này bởi cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Israel cho biết, cuộc chiến tại Gaza đã tiêu tốn hết khoảng 72 tỷ USD, chiếm hơn 10% GDP của nước này, có nghĩa là trung bình mỗi ngày, ngân sách của Israel phải chi khoảng 270 triệu USD và nếu chiến tranh còn kéo dài, chi phí này sẽ tăng hơn nữa.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Israel năm 2024 chỉ ở mức 1,5%, thấp hơn so với mức 3,3% được dự đoán trước đó. Còn theo dự báo của Hãng thông tấn quốc tế Bloomberg (Mỹ), thâm hụt ngân sách của Israel năm 2024 có thể lên tới 9% (tương đương 30 tỷ USD), nợ công tăng từ 59% lên 62% GDP. Ngân hàng quốc gia J.P Morgan (Mỹ) cũng dự báo kinh tế Israel có nguy cơ suy thoái và các chuyên gia kinh tế Israel nhận định, kinh tế Israel có thể đang bên bờ sụp đổ.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Israel Amir Yaron cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột quân sự tại Dải Gaza sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này trong trung hạn và kêu gọi Chính phủ Israel cần hết sức thận trọng khi đưa ra dự toán ngân sách mới.

Thảm họa nhân đạo chưa từng có tại Dải Gaza

Ngoài chiến tranh, đạn pháo và bom mìn, người dân tại Dải Gaza còn đang phải đối mặt với một thảm họa nhân đạo khốc liệt chưa từng có. Điện, nước, lương thực, thực phẩm, thuốc men... đều thiếu hụt nghiêm trọng, dịch bệnh bùng phát, lan rộng khắp nơi.

Tính đến ngày 20-2-2024, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết, có tới 2,2 triệu trong số 2,3 triệu dân số tại Dải Gaza đang phải chịu cảnh đói ở mức độ khác nhau, trong đó 378.000 người đang ở giai đoạn nguy cấp. Nhiều người phải ăn cỏ, thức ăn gia súc để duy trì sự sống. Hơn 80% dân số tại Dải Gaza buộc phải rời bỏ nhà cửa. Nguyên nhân là do Gaza bị Israel phong tỏa hoàn toàn. Hiện nay, chỉ có hai cửa khẩu là Rafah và Abu Salem trên biên giới Ai Cập được mở, vì vậy, số lượng hàng cứu trợ được đưa vào Dải Gaza rất nhỏ giọt. Để đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người dân tại Dải Gaza, mỗi ngày phải có ít nhất 500 xe tải được thông quan, nhưng hiện chỉ có khoảng 100 - 150 xe được phép di chuyển vào.

Các tổ chức nhân đạo không thể cung cấp nhu cầu tối thiểu của người dân tại Dải Gaza do các cuộc pháo kích của Israel khiến tình hình an ninh không được bảo đảm. Tính đến nay, đã có hơn 100 nhân viên cứu trợ của Liên hợp quốc bị thiệt mạng, công tác phân phối hàng cứu trợ bị gián đoạn. Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, Israel đang tạo ra “những trở ngại to lớn” trong việc phân phối hàng cứu trợ.

Chiến sự leo thang kéo dài khiến tổn thất gia tăng đối với cả Israel, Hamas và Palestine, nhất là người dân tại Dải Gaza. Theo OCHA, đến nay, số người Palestine ở Dải Gaza bị thiệt mạng đã vượt quá 33.000 người, trong đó có 9.000 phụ nữ và 13.000 trẻ em, số người bị thương lên tới hơn 76.000 người. Con số thống kê này vẫn còn chưa đầy đủ bởi hàng nghìn nạn nhân vẫn còn đang nằm dưới đống đổ nát.

Thành phố Gaza tươi đẹp nay đã trở thành đống đổ nát hoang tàn với hơn 100.000 tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn, 290.000 tòa nhà bị hư hại nặng, 30 bệnh viện, 150 cơ sở y tế cùng nhiều trường học bị bắn phá và phải tạm ngừng hoạt động, hệ thống y tế và giáo dục bị sụp đổ hoàn toàn. Thiệt hại tại Dải Gaza ước khoảng 18,5 tỷ USD.

Nội bộ Israel chia rẽ, quan hệ Israel - Mỹ rạn nứt

Trên thế giới, các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng triệu người đã bùng nổ tại nhiều nước ủng hộ Palestine và lên án chiến dịch quân sự của Israel vào Dải Gaza.

Tại Israel, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra ở thành phố Tel Aviv và Thủ đô Jerusalem với sự tham gia của hàng trăm nghìn người yêu cầu chính phủ nước này tìm mọi cách giải cứu các con tin đang bị bắt giữ tại Dải Gaza, yêu cầu Thủ tướng Israel B. Netanyahu từ chức và tổ chức bầu cử sớm để thành lập chính phủ mới.

Nội bộ chính quyền Israel xuất hiện nhiều bất đồng, đặc biệt giữa Chính phủ khẩn cấp và Hội đồng chiến tranh. Mới đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng  Israel Benny Gantz - thành viên Chính phủ khẩn cấp do Thủ tướng Israel B. Netanyahu thành lập sau sự kiện ngày 7-10-2023, đã tham gia các cuộc biểu tình ở thành phố Tel Aviv nhằm phản đối chính phủ và công kích cách thức mà ông B. Netanyahu xử lý vấn đề con tin ở Dải Gaza. Nhiều nhân vật đối lập, trong đó có các cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak, Ehud Olmert, Yair Lapid, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman và nhiều quan chức cấp cao khác đều không tham gia chính phủ chiến tranh của ông B. Netanyahu.

Giữa Israel và Mỹ cũng bắt đầu xuất hiện một số rạn nứt khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Thủ tướng Israel B. Netanyahu rằng, Israel đang mất đi sự ủng hộ của quốc tế vì các vụ “đánh bom bừa bãi” ở Dải Gaza và nên thay đổi chính phủ của mình vốn do các đảng cực hữu thống trị. Đây là lời chỉ trích gay gắt nhất của Tổng thống Mỹ J. Biden từ trước đến nay về cách thức xử lý cuộc chiến ở Dải Gaza của Thủ tướng Israel B. Netanyahu.

Ngày 14-3-2024, phát biểu trước Thượng viện Mỹ, lãnh đạo phe đa số Đảng Dân chủ tại Thượng viện - Chuck Schumer - người Mỹ gốc Do Thái cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ đã cảnh báo liên minh cực hữu của Thủ tướng Israel B. Netanyahu đang ngăn cản “những điều chỉnh quan trọng” cần thiết trong cuộc chiến chống Hamas. Ông cho rằng, Thủ tướng Israel B. Netanyahu là “chướng ngại vật” cho hòa bình, nhiều người Israel đã mất niềm tin vào tầm nhìn và khả năng quản lý của chính phủ sau sự kiện ngày 7-10-2023. Ông C. Schumer khẳng định, việc tổ chức các cuộc bầu cử sớm là cách duy nhất để dọn đường cho một quá trình ra quyết định đúng đắn về tương lai của Israel.

 

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

Tiếp tục lan tỏa hào khí Trường Sơn

 

Suốt 16 năm “xẻ dọc Trường Sơn” thành tuyến chi viện chiến lược, hào khí Trường Sơn đã lan tỏa đến khắp mọi miền của Tổ quốc, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Trong hòa bình, hào khí Trường Sơn tiếp tục lan tỏa khi đơn vị kế tục truyền thống Bộ đội Trường Sơn vẫn luôn có mặt trên những công trình trọng điểm quốc gia, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2024

Mừng - lo đào tạo bác sĩ

 

Năm 2024 có thêm một trường đại học đa ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo ngành y đa khoa bậc đại học. Tiếp nhận thông tin này, nhiều người vừa mừng vừa lo!

Bảo lưu mức lương

 

Thời gian qua, với sự nỗ lực, tích cực, ý chí quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, Bộ Nội vụ cùng các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ, rất khó và phức tạp là xây dựng hệ thống bảng lương mới đáp ứng yêu cầu cải cách chính sách tiền lương.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu về nhân quyền của Việt Nam

 

Ngày 7-5-2024 tại Trụ sở Liên hiệp quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Cùng tham gia đoàn có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo quốc gia của Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ lòng tự hào của Đoàn Việt Nam khi phiên đối thoại với các nước được tổ chức đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngay chính tại Trụ sở Liên hiệp quốc, nơi chứng kiến quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và những sự kiện lịch sử quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc trên thế giới.

Tại phiên đối thoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Với chủ trương coi con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước, Việt Nam đã vươn lên từ một nước nghèo để trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III vào năm 2019, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế. Các quyền y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, in-tơ-net, bình đẳng giới đều đạt những tiến bộ rõ rệt. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên hiệp quốc xếp hạng liên tục được cải thiện. Chính phủ đã có nhiều chính sách, biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19, tích cực thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế số và thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền con người.

Phiên rà soát UPR của Việt Nam được các nước quan tâm cao với hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất. Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Nhiều nước hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số.

Đoàn Việt Nam khẳng định những ưu tiên của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới, trong đó có xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, thúc đẩy đối thoại tích cực và hợp tác về quyền con người, tăng cường giáo dục về quyền con người…

Đoàn Việt Nam cũng trả lời nhiều câu hỏi, cung cấp thêm thông tin về các vấn đề được các nước quan tâm, trong đó có nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh, bao trùm, phát triển của in-tơ-nét và mạng xã hội, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân, quyền của người lao động, vai trò của Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do học thuật, gia nhập và thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phòng chống mua bán người, thực hiện Công ước chống tra tấn, hỗ trợ người dân tộc thiểu số…

Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt; đồng thời nhấn mạnh không có một mô hình chung cho tất cả các nước, mỗi nước tùy theo đặc thù, điều kiện của mình sẽ có con đường phát triển riêng. Việt Nam tự tin tiếp bước trên con đường đã chọn để xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được thụ hưởng các quyền con người cơ bản.

Tại Phiên đối thoại, Việt Nam nhận được khoảng 300 khuyến nghị với nội dung đa dạng, đề cập đến tất cả các lĩnh vực quyền con người. Sau phiên đối thoại, ngày 10-5 Nhóm công tác về UPR của Hội đồng Nhân quyền sẽ họp để xem xét thông qua Báo cáo về kết quả rà soát UPR đối với Việt Nam, trình Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chính thức thông qua tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 (tháng 9 và 10-2024).

 

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

Tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm

 

Người khuyết tật (NKT) vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm việc làm. Do đó, hỗ trợ giải quyết việc làm cho NKT là hành động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, ghi nhận vai trò của họ trong đời sống xã hội, giúp NKT tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.

Thêm yêu lịch sử qua những thước phim

 

Sau bữa cơm tối, các chiến sĩ Trung đoàn 692, Sư đoàn 301, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội nhanh chóng cơ động đến hội trường của đơn vị. Mọi người ngồi ngay ngắn, hồ hởi khi Ban tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thông báo danh sách các phim được chiếu.

Mường Phăng thay màu áo mới

 

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Mường Phăng được chọn là nơi đặt Sở chỉ huy chiến dịch. Sau 70 năm, căn cứ Mường Phăng năm xưa đã thực sự "thay da đổi thịt" với đầy đủ tiêu chí của một xã nông thôn mới...

Bộ đội giúp dân vùng khó

 

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với địa bàn và đối tượng thụ hưởng.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Chàng trai vùng cao mang “Bữa cơm cho em” về bản

 

Sinh ra và lớn lên trong sự thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, Phan Bảo Ngọc, sinh năm 2004, tại thôn Bục Bản, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, hiểu rõ sự vất vả, cơ cực của con người vùng cao. Chính vì thế, Ngọc quyết tâm mang dự án “Bữa cơm cho em” về bản để giúp các em nhỏ có thêm những bữa cơm có thịt.

Không chỉ Điện Biên...

 

Những ngày này, cả nước đang hướng về Điện Biên với rất nhiều hoạt động tri ân thiết thực nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, địa phương và rất nhiều tổ chức, cá nhân dành cho Điện Biên khiến chính quyền và nhân dân sở tại rất phấn khởi, ấm lòng.

Để lịch sử là mạch nguồn tâm trí

 

Khi đang là học viên cấp phân đội của Học viện Chính trị-Quân sự (nay là Trường Sĩ quan Chính trị), chúng tôi được Đại tá Hoàng Đăng Vinh, Anh hùng LLVT nhân dân, người chiến sĩ cùng đồng đội vào hầm chỉ huy bắt sống tướng De Castries trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, kể về thời khắc lịch sử đó. Đại tá Hoàng Đăng Vinh có lối kể chuyện hóm hỉnh, ông lại là nhân chứng lịch sử nên câu chuyện có sức hút, khiến chúng tôi nhớ mãi.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

 

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.

"Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.

Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông.

 

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Cảnh báo thông tin phần mềm độc hại mới giả mạo (tiếp theo)

 Phần mềm độc hại mới Mamont giả mạo Google Chrome

Các nhà nghiên cứu bảo mật gần đây đã phát hiện một trojan (phần mềm độc hại) ngân hàng Android mới có tên Mamont ẩn mình bằng cách mạo danh trình duyệt web phổ biến Google Chrome để đánh cắp thông tin như mật khẩu, văn bản, ảnh và danh bạ của người dùng.

Hiện tại, phần mềm độc hại này chỉ nhắm mục tiêu vào những người nói tiếng Nga, song các chuyên gia nhận định rằng sẽ không mất nhiều thời gian để các tác nhân đe dọa đằng sau Mamont mở rộng các mục tiêu nhắm tới.

Để tránh trở thành nạn nhân của chiêu trò đánh cắp thông tin cá nhân và cài cắm mã độc, Cục An toàn Thông tin khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước các đường dẫn lạ, tuyệt đối không tải những phần mềm không uy tín, không rõ nguồn gốc; Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như số căn cước công dân, số thẻ tín dụng, số tài khoản ngân hàng, mã OTP...

Ngoài ra, vì phần mềm độc hại có cùng biểu tượng với Chrome, nên nó khiến người dùng khó phân biệt. Để giữ an toàn trước các mã độc Android, người dùng cần tránh tải xuống và cài đặt ứng dụng từ các nguồn không đáng tin cậy. Khi cài đặt ứng dụng, người dùng cũng cần chú ý đến các quyền mà ứng dụng đó yêu cầu.

Tội phạm mạng giả danh nhân viên LastPass để hack kho mật khẩu

LastPass, đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý mật khẩu đã phát cảnh báo về chiến dịch độc hại nhắm mục tiêu người dùng của mình, bằng bộ công cụ lừa đảo CryptoChameleon có liên quan đến hành vi trộm cắp tiền điện tử.

Đối tượng tấn công sử dụng nhiều kỹ thuật tinh vi, điển hình là lừa đảo bằng giọng nói, để liên hệ với các nhân tiềm năng, đồng thời giả mạo là nhân viên của LastPass đang cố gắng giúp bảo mật tài khoản sau khi phát hiện truy cập trái phép.

Cục An toàn Thông tin khuyến cáo người dùng dịch vụ quản lý mật khẩu phổ biến cần cẩn thận với các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn hoặc email đáng ngờ tự xưng là đến từ LastPass.

Người dùng tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, không làm theo yêu cầu và hướng dẫn của đối tượng khi chưa xác minh được danh tính. Nếu gặp trường hợp như trên, người dùng cần báo cáo cho LastPass qua địa chỉ: abuse@lastpass.com để được hỗ trợ.

 

Cục An toàn thông tin cảnh báo phần mềm độc hại mới giả mạo Google Chrome nhằm đánh cắp thông tin (bài 1)

  

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đưa ra thêm khuyến cáo dành cho người dân, cần cảnh giác với phần mềm độc hại mới có tên 'Mamont', giả mạo Google Chrome để đánh cắp thông tin.

Cục An toàn Thông tin đã thông báo tới người dân nhận diện và biết cách phòng tránh một số bẫy lừa đảo trực tuyến phổ biến trong thời gian vừa qua đặc biệt với phần mềm độc hại mới xuất hiện.

Tình hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng Việt Nam đang ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới tinh vi. Trong tuần từ ngày 15/4 đến ngày 21/4, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tiếp tục hỗ trợ người dân nhận diện và biết cách phòng tránh 6 bẫy lừa đảo trực tuyến phổ biến.

Tình trạng thuê, mua tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Theo cơ quan chức năng các đối tượng lừa đảo thường dùng tài khoản ngân hàng thuê, mua để giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, sau đó "rửa tiền" bằng nhiều phương thức khác nhau.

Cụ thể, kẻ gian đăng thông tin thuê, mua tài khoản ngân hàng trên diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội hoặc tiếp cận người lao động thu nhập thấp, người thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc sinh viên để thuê mở tài khoản ngân hàng với giá từ 500 ngàn - 1 triệu đồng/ tài khoản. Sau đó, chủ tài khoản phải bàn giao cho đối tượng thông tin đăng nhập Internet Banking, SIM điện thoại đăng ký tài khoản, thẻ ngân hàng…

Để tránh tiếp tay cho tội phạm hoặc liên đới các hành vi vi phạm pháp luật, Cục An toàn Thông tin khuyến cáo người dân có những biện pháp đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, không chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với người lạ; nói không với mọi lời đề nghị cho thuê hoặc bán tài khoản ngân hàng. Trường hợp phát hiện hoạt động mua, bán tài khoản ngân hàng, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an.

Người dân cũng cần tìm hiểu về những rủi ro và hậu quả pháp lý từ việc cho thuê, bán tài khoản ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, chủ tài khoản có thể bị coi là đồng phạm với đối tượng hoặc sẽ bị xử lý về “Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng" quy định tại Điều 291 của Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017.

Giả mạo Học viện An ninh Nhân dân để lừa hỗ trợ lấy lại tiền đã mất

Gần đây, Facebook xuất hiện tài khoản giả mạo Học viện An ninh Nhân dân hỗ trợ các nạn nhân lấy lại tiền đã bị lừa đảo trước đó. Đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đều mong muốn lấy lại được tiền đã mất, các đối tượng dựa trên hình ảnh của Học viện An ninh Nhân dân để tạo niềm tin với các nạn nhân.

Khi có người liên hệ, các đối tượng hướng dẫn nạn nhân đóng phí để hỗ trợ hoặc làm nhiệm vụ nhằm rút tiền treo trên hệ thống. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi và không cho rút tiền về.

Nhấn mạnh hình thức lừa đảo trên đã được cảnh báo rất nhiều lần, Cục An toàn Thông tin đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, tự trang bị cho bản thân những kiến thức để bảo vệ mình trên mạng xã hội.

Điều quan trọng nhất là người dân không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai, bởi việc lộ lọt thông tin sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại. Người dân không nên tìm đến các trang mạng xã hội giới thiệu có thể lấy lại tiền bị lừa, tránh để bị mắc bẫy của nhóm lừa đảo.

Chiếm đoạt gần nửa tỷ đồng với chiêu lừa bán ôtô cũ

Mới đây, hai đối tượng tên H.V.C và N.A.V trú tại Bắc Giang đã bị Công an Lạng Sơn khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để lừa chiếm đoạt tiền đặt cọc mua ôtô của các nạn nhân, 2 đối tượng này dùng Facebook "ảo" mang tên người khác, sử dụng công nghệ để tạo hình ảnh salon ôtô không có thật làm hình nền tài khoản Facebook, dùng hình ảnh xe ôtô cũ trên mạng để đăng quảng cáo bán với giá rẻ, và sử dụng số điện thoại cùng tài khoản ngân hàng đứng tên người khác để nhận tiền đặt cọc. Tính đến thời điểm bị bắt, 2 đối tượng đã lừa gần 100 người và chiếm đoạt số tiền khoảng 500 triệu đồng.

Cục An toàn Thông tin khuyên người dân cẩn trọng khi giao dịch mua bán trên các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Người dân cần kiểm tra, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán. Chỉ giao dịch khi đã xác nhận được mức độ uy tín và đảm bảo rằng người bán có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng, mô tả chính xác.

Người dân không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như giá rẻ hơn nhiều so với thị trường để tránh mua phải hàng kém chất lượng hoặc bị chiếm đoạt tài sản.

Mất gần 3 tỷ đồng khi bị lừa tham gia bán hàng online

Một người dân sống tại Hà Nội mới đây đã bị chiếm đoạt hơn 2,7 tỷ đồng khi tham gia đầu tư bán hàng để nhận hoa hồng trên trang carousell888.com, website giả mạo trang thương mại điện tử Carousel của Singapore.

Nạn nhân này được hướng dẫn mở gian hàng, đăng bán sản phẩm do đối tượng cung cấp, khi có khách đặt thì thanh toán tiền cho kho cung cấp và vận chuyển hàng cho khách. Khi số tiền các đơn hàng đạt đến con số hàng tỷ đồng, nạn nhân không thể rút tiền ra được. Đối tượng còn tiếp tục đưa ra nhiều lý do để lừa thêm tiền của nạn nhân.

Cục An toàn Thông tin đã đề nghị người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi, lời mời tham gia làm cộng tác viên các trang thương mại điện tử giả mạo; Cảnh giác khi nhận được lời mời kết bạn trên mạng xã hội, kiểm tra kỹ thông tin nhân thân của chủ tài khoản bằng cách theo dõi lịch sử hoạt động của tài khoản hoặc qua liên lạc truyền thống như gọi điện, gặp mặt trực tiếp, gọi video.

Khi quyết định đầu tư, người dân cần kiểm tra kỹ tính pháp lý của các sàn thương mại điện tử qua hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương.

Israel - Iran đối mặt bờ vực tính toán sai lầm

 

Cả Israel và Iran đều muốn răn đe để đối thủ phải khiếp sợ, nhưng một bước tính toán sai lầm có thể đẩy cả Trung Đông vào vòng xoáy bạo lực.

Sau cuộc tập kích bằng hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Iran vào lãnh thổ Israel tối 13/4, cả Tehran và Tel Aviv đều truyền đi thông điệp rằng họ đã chiến thắng.

Israel tuyên bố khoảng 99% vũ khí của Iran bị bắn hạ, phần lớn bên ngoài lãnh thổ nước này, trong chiến dịch phòng thủ được đánh giá là hiệu quả vượt kỳ vọng. Thủ tướng Benjamin Netanyahu tỏ rõ sự hài lòng sau nỗ lực đánh chặn của Tel Aviv. "Chúng tôi đã đánh chặn và ngăn cuộc tấn công. Cùng nhau, chúng tôi sẽ chiến thắng", ông viết trên mạng xã hội X ngày 14/4.

Phái bộ của Iran tại Liên Hợp Quốc cùng ngày tuyên bố đã đáp trả xong vụ tập kích tòa lãnh sự nước này ở Syria hồi đầu tháng và dường như cũng hài lòng vì đã thực hiện cuộc tấn công trực diện đầu tiên vào lãnh thổ Israel. Sau nhiều năm đe dọa hành động, Iran đã thực sự đáp trả.

Tuy nhiên, điều khiến cộng đồng quốc tế lo ngại là Israel và Iran chưa thực sự thỏa mãn với những chiến thắng như vậy và tiếp tục có động thái leo thang nguy hiểm.

Quân đội Israel từ lâu theo đuổi chính sách cứng rắn: khi kẻ thù tấn công, phải đáp trả mạnh mẽ tới mức khiến họ không làm điều đó lần nữa. Iran trong khi đó đe dọa sẽ tiếp tục tấn công nếu Israel trả đũa vụ tập kích.

Không bên nào sẵn sàng thỏa hiệp vì sợ sẽ cho thấy mình yếu đuối trước đối thủ. Nhưng khi hai nước tìm kiếm biện pháp răn đe lớn hơn, nguy cơ họ tính toán sai lầm và bị kéo vào một cuộc chiến quy mô khu vực sẽ tăng lên, theo giới quan sát.

"Nếu họ tiếp tục đáp trả nhau, tình hình sẽ thực sự leo thang", Ofer Fridman, cựu quan chức Israel và hiện là nhà nghiên cứu chiến tranh tại Đại học King's College ở London, nói.

Răn đe là nền tảng phòng thủ của nhiều quốc gia, trong đó bất kỳ cuộc tấn công nào đều sẽ bị đáp trả bằng phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều. Fridman nói đây là một trong ba trụ cột chiến lược của Israel suốt nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, chiến lược răn đe của Israel không phải lúc nào cũng thành công, điều được thể hiện rõ ràng trong cuộc tấn công của Hamas vào miền nam nước này ngày 7/10/2023. Trước đó, tình báo Israel vẫn tin rằng Hamas đã bị răn đe sau cuộc chiến năm 2021 và không còn muốn gây chiến với nước này.

Tuy nhiên, Israel đã sai lầm. Michael Milshtein, cựu sĩ quan tình báo Israel phụ trách các vấn đề Palestine, cho biết Hamas khác những đối thủ khác của Israel, bởi răn đe thông thường không hiệu quả với họ.

Nếu răn đe thất bại, Israel sẽ đưa ra những cảnh báo sớm về một cuộc tấn công. Nếu cả hai thất bại, Tel Aviv sẽ nhanh chóng khiến đối thủ chịu thất bại nặng nề và nhục nhã trên chiến trường để khôi phục khả năng răn đe, khiến đối thủ không dám tấn công Israel trong nhiều năm sau đó.

"Người Iran không thể tiến hành thêm hành động răn đe mới đối với Israel", Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói với các chỉ huy nước này ngày 16/4. "Máy bay của không quân Israel hoạt động khắp nơi và bất kỳ kẻ thù nào chiến đấu với chúng ta sẽ bị đáp trả, dù họ ở đâu".

Trước cuộc tập kích của Iran, Israel đã đe dọa trả đũa mạnh tay nếu Tehran tấn công. Sau khi Iran bắt đầu chiến dịch Lời hứa Đích thực phóng UAV, tên lửa nhắm vào Israel hôm 13/4, Thủ tướng Netanyahu nói "bất kỳ ai làm tổn hại chúng tôi sẽ nhận lại điều tương tự".

Iran cũng đưa ra thông điệp tương tự. "Hành động chống lại lợi ích của Iran dù là nhỏ nhất từ bất đối thủ nào cũng sẽ vấp phải phản ứng nghiêm trọng, sâu rộng và đau đớn", Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nói.

Cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV của Iran vào Israel bắt nguồn từ chiến lược quân sự khu vực nhiều năm của Tehran, trong đó họ xây dựng mạng lưới ủy nhiệm cho phép tấn công các đối thủ như Mỹ và Israel, cũng như làm giảm nguy cơ lãnh thổ Iran bị tấn công.

"Chúng tôi đã quyết định thiết lập quy tắc cân bằng mới", Hossein Salami, tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), nói ngày 14/4, thêm rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào lợi ích của Iran trong khu vực đều sẽ đối mặt đòn đáp trả trực tiếp từ Tehran.

Giới phân tích quân sự cho biết cuộc tấn công đã làm tăng nguy cơ phản ứng của Israel và vòng xoáy bạo lực giữa hai nước.

"Các hành động của Iran đã được tính toán kỹ, song không phải không có nguy cơ phạm sai lầm. Iran sẵn sàng chấp nhận một số rủi ro trong dự tính", Hamdi Malik, nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách Cận Đông Washington, nói.

Trong dấu hiệu cho thấy Israel đang cố gắng hạn chế rủi ro đó, Tel Aviv ngày 15/4 đảm bảo với các nước vùng Vịnh và quốc gia Arab khác rằng phản ứng đáp trả Iran sẽ không gây nguy hiểm cho an ninh của các nước và có thể sẽ hạn chế về phạm vi. Israel có thể sẽ cảnh báo đồng minh Arab trước khi trả đũa và chỉ tấn công ở các cơ sở có liên quan tới Iran tại Syria, theo quan chức khu vực Arab.

Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã chia sẻ thông tin tình báo giúp Israel phòng thủ thành công trước đợt tập kích của Tehran. Tuy nhiên, họ phủ nhận việc cho phép Mỹ và Israel sử dụng không phận để đánh chặn vũ khí từ Iran.

Iran đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó đòn đáp trả của Israel. IRGC đã ban hành các biện pháp khẩn cấp cho những cơ sở của họ ở Syria, theo cố vấn chính phủ Syria ở thành phố miền đông Deir Ezzour. Lực lượng IRGC đã được sơ tán phần lớn khỏi căn cứ ở Syria, chỉ có một vài binh sĩ ở lại để bảo vệ kho vũ khí.

Fridman, nhà nghiên cứu tại đại học King's College, cho rằng Israel cần từ bỏ quan điểm rằng họ có thể ngăn chặn kẻ thù vĩnh viễn. "Kể từ khi thành lập, Israel đã đối mặt nhiều xung đột và tin rằng chỉ cần đánh bại đối thủ, họ sẽ ngừng tấn công chúng tôi. Nhưng điều này không đúng và chúng tôi cần tìm giải pháp chính trị khác", cựu quan chức Israel nói.

Mỹ ủng hộ thay đổi trong cách tiếp cận của Israel, điều có thể giúp làm giảm nguy cơ leo thang căng thẳng. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang yêu cầu Israel hài lòng với thành công trong chiến dịch đánh chặn và hiệu quả của hệ thống phòng không hiện có, đồng thời không trả đũa Iran bằng biện pháp quân sự.

Tuy nhiên, Danny Danon, nhà lập pháp cấp cao từ đảng Likud cầm quyền của ông Netanyahu, nói rằng Israel phải tái thiết lập khả năng răn đe với kẻ thù một cách thường xuyên.

"Chúng tôi không thể chấp nhận quy tắc cân bằng mà Iran đang cố tạo ra, rằng họ có thể quyết định Israel có thể hoặc không thể làm gì", Danon nói, thêm rằng cả Iran và Israel đều không muốn chiến tranh toàn diện. "Mỗi lần răn đe, chúng tôi cần thể hiện năng lực và sức mạnh để có thời gian chuẩn bị cho tương lai".

Người Israel mong muốn khôi phục khả năng răn đe và không chỉ dựa vào lá chắn Vòm Sắt. "Iran đã vượt qua lằn ranh đỏ. Tôi nghĩ vấn đề nan giải bây giờ là làm thế nào để đáp trả mà không làm leo thang tình hình", ông Danon nói.

Giới phân tích nhận định Israel gần như chắc chắn sẽ đáp trả vụ tập kích của Iran, song vấn đề là thời gian, hình thức và mức độ tiến hành.

Meir Litvak, giám đốc Trung tâm Liên minh Nghiên cứu Iran tại Đại học Tel Aviv, cho biết nguy cơ xảy ra xung đột diện rộng phụ thuộc vào phản ứng của Israel. Ông cảnh báo nếu Israel phạm sai lầm và kích hoạt cuộc chiến tranh khu vực với Iran trong khi đang tiến hành chiến dịch chống Hamas ở Dải Gaza, họ sẽ không được lợi gì, thậm chí có thể hứng chịu hậu quả thảm họa.

"Đây là một giai đoạn mới và có thể được coi là cuộc chiến trực tiếp đầu tiên giữa Israel và Iran. Cách nó diễn ra tiếp theo có thể làm thay đổi luật chơi giữa hai nước", Raz Zimmt, chuyên gia về Iran tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel, cho biết.

Một số mặt hàng như đạn pháo có thể được chuyển tới Ukraine tương đối nhanh, song cả chỉ huy Ukraine và giới phân tích quân sự cảnh báo sẽ mất vài tuần trước khi thấy được những tác động trực tiếp từ gói viện trợ.

"Do đó, tình hình tiền tuyến có thể xấu đi trong thời gian đó, đặc biệt nếu lực lượng Nga tăng cường tấn công để tận dụng khoảng trống trước khi viện trợ Mỹ tới nơi", nhóm phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington nhận định.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cảnh báo lực lượng Ukraine có thể chịu thêm thất bại trong những tuần tới trong khi chờ đợi hỗ trợ an ninh phát huy tác dụng.

Giới quan sát cho rằng ổn định và giữ vững mặt trận hiện là mục tiêu và điều có thể hy vọng nhất của Ukraine. Không ai ảo tưởng rằng khoản viện trợ mới đủ sức để Ukraine nhanh chóng tấn công đáp trả Nga.

Kể từ khi viện trợ Mỹ ngừng chảy vào Ukraine trong năm nay, Nga đã kiểm soát hơn 360 km2 lãnh thổ nước láng giềng, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh.

Quân đội Nga hiện lớn hơn 15% so với trước khi mở chiến dịch vào Ukraine, theo tướng Christopher Cavoli, người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ. Nga đang tìm cách tiếp tục bổ sung tân binh cho lực lượng chiến đấu.

Franz-Stefan Gady thừa nhận ngay cả khi có viện trợ, Ukraine vẫn đối mặt thách thức về phòng không trong nhiều tháng tới. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Mỹ sẽ tạo điều kiện để các nước châu Âu có thời gian đẩy mạnh sản xuất vũ khí, tăng nguồn cung cho Ukraine.

Quan chức Ukraine cảnh báo Nga đang tạo tiền đề cho cuộc tấn công lớn hơn vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Gói viện trợ có thể góp phần giúp Kiev cản trở kế hoạch của Moskva.

Trung tá Oleksii Khichenko, chỉ huy lữ đoàn Ukraine ở mặt trận phía nam, cho biết vũ khí mới sẽ giúp lực lượng của họ chiến đấu quyết liệt hơn.

"Chúng sẽ cứu sống những người lính của chúng tôi và củng cố tinh thần chiến đấu trên toàn chiến tuyến. Chúng tôi sẽ sử dụng hỗ trợ này để tăng cường sức mạnh quân đội và chấm dứt cuộc chiến, khiến Nga thua cuộc", anh nói.