Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021
NGÀY VIỆT NAM THAM GIA "GIẢI CỨU" THẾ GIỚI ĐÃ ĐẾN RẤT GẦN
Ca mắc ngoài cộng đồng giảm mạnh, Hà Nội vẫn "thần tốc" lấy mẫu xét nghiệm, bóc tách F0 ra khỏi khu dân cư
Hôm nay, số ca mắc ngoài cộng đồng được CDC Hà Nội ghi nhận đã có dấu hiệu hạ nhiệt, chỉ dừng lại ở mức 1 ca. Trong khi đó, số ca mắc ghi nhận trong khu cách ly lại lên đến 45 trên tổng số 46 ca. Theo đó, để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, từ hôm nay đến 20/8, Hà Nội "thần tốc" lấy mẫu xét nghiệm ở khu vực có nguy cơ và 13 nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
"Điều kỳ diệu chính là các anh rồi!"
Thật trớ trêu, khi mà cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang dốc toàn bộ trí tuệ, tâm sức cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, lập nhiều chiến công, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì những kẻ cơ hội lại lu loa cho rằng: “Quân đội bây giờ “đông nhưng không mạnh”, "không còn những sự hy sinh, cống hiến"... Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược với những luận điệu xuyên tạc đó.
BIẾN CHỦNG DELTA BỊ TIÊU DIỆT NHANH HƠN Ở NGƯỜI ĐÃ TIÊM VACCINE
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, nghiên cứu
cho thấy các vaccine Covid-19 đang được sử dụng vẫn có hiệu quả bảo vệ người được
chích ngừa trước biến chủng Delta.
Gần đây, biến chủng Delta của virus
SARS-CoV-2 đã làm dấy lên nhiều lo ngại khi tốc độ lan rộng của chúng quá nhanh
và khả năng "chọc thủng" hàng rào miễn dịch được tạo ra bởi các
vaccine.
Các câu hỏi gần đây xoay quanh vấn đề
như vaccine có còn hiệu lực bảo vệ người được chích hay không, sự khác nhau như
thế nào giữa người được tiêm và không tiêm vaccine khi bị nhiễm chủng này hay
chúng ta có cần liều bổ trợ thứ 3,...
Một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa
học ở Singapore được đăng trên website MedRxiv giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn
đề này. Trong nghiên cứu này, họ thực hiện trên 2 nhóm:
- Nhóm 1: 84 người đã được chích ngừa
bằng vaccine mRNA của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna. Trong đó, có 71 người đã được
tiêm chủng đầy đủ 2 liều (sau 14 ngày tiêm liều 2).
- Nhóm 2: 130 người chưa được chích
ngừa.
Lượng virus được được ghi nhận tương
đối qua giá trị Ct (giá trị Ct càng cao virus càng ít và ngược lại) là tương tự
nhau giữa 2 nhóm vào thời điểm phát hiện mắc Covid-19 qua chẩn đoán.
Tuy nhiên, lượng virus trong những
người đã được tiêm chủng giảm nhanh hơn rất nhiều so với nhóm không tiêm. Các
kháng thể kháng virus tạo ra trong cơ thể người đã được tiêm chủng cũng cho thấy
khả năng nhận biết và trung hòa virus mạnh mẽ, tuy cường độ giảm hơn so với chủng
gốc.
Ngoài ra, nhóm người đã chích vaccine
bị nhiễm virus hầu hết có độ tuổi cao hơn (trung bình là 56 tuổi) so với nhóm
chưa chích vaccine (trung bình là 39,5 tuổi). Tuy nhiên, tỷ lệ người trong nhóm
đã chích vaccine cần phải hỗ trợ y tế (thở oxy) rất thấp so với những trường hợp
chưa chích ngừa.
Tỷ lệ người mắc virus không có triệu
chứng ở nhóm đã chích vaccine là 28,2%. Trong khi đó, nhóm chưa chích ngừa là
9,2%. Trong nhóm người đã được chích ngừa, tỷ lệ bị sốt là 40,9%, ho 38%, đau họng
25,4%, khó thở 1,4%. Ở nhóm người chưa chích vaccine, tỷ lệ người bị sốt là 73,
9%, ho 60, 8%, đau họng 33,1%, khó thở 13,1%.
Nghiên cứu này cho thấy các vaccine
Covid-19 đang được sử dụng hiện nay vẫn có hiệu quả bảo vệ người được chích ngừa
trước biến chủng Delta. Nếu không may người đã chích ngừa bị nhiễm virus, các
triệu chứng cũng nhẹ và vượt qua dễ dàng.
Lượng virus giảm nhanh trong những
người đã chích vaccine có thể cho thấy hiệu quả của các kháng thể và tế bào miễn
dịch trong việc nhận biết và đào thải virus. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dựa
trên chỉ số Ct để đánh giá lượng virus tương đối trong người bệnh và chưa phân
biệt được virus còn sống hay đã chết.
Vì vậy, vaccine vẫn là "chìa
khóa" để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch Covid-19. Biến chủng mới Delta
đang làm giảm hiệu quả phần nào của các vaccine hiện nay hoặc ở những người có
hệ miễn dịch suy yếu (vaccine không thể phát huy hết hiệu quả dù đã chích đủ liều)
là điều đáng lo ngại. Do vậy, mới đây, Mỹ đã bắt đầu chích liều thứ 3 ở những
người bị suy giảm miễn dịch để hy vọng có thể đẩy mạnh hơn hiệu quả bảo vệ của
vaccine đã chích trước đó cho những nhóm có nguy cơ cao này.
Bài viết do TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện
Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, Mỹ, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím,
cung cấp thông tin.
Theo: Zing
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: DÙ DỊCH BỆNH VẪN DỨT KHOÁT TĂNG LƯƠNG
Ông Vương Đình Huệ yêu cầu Chính phủ
có thể bị ảnh hưởng vì dịch bệnh nhưng phải quyết tâm tính toán cải cách tiền
lương từ 1/7/2022.
Quan điểm này được Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ nêu tại phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo
Nghị quyết tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm
2022, chiều 17/8.
"Dứt khoát phải cải cách tiền
lương vào 1/7/2022, không thể chậm được vì lương là để kích thích kinh tế, đầu
tư. Có thể dịch bệnh ảnh hưởng nhưng quyết tâm vẫn làm được, vì vẫn còn nguồn
dư cho cải cách tiền lương", ông Huệ nhấn mạnh.
Theo Nghị quyết 27 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng, lương cơ sở điều chỉnh từ 1/7/2020, nhưng do dịch bệnh
Covid-19 diễn biến phức tạp nên đã không tăng theo lộ trình. Hiện mức lương cơ
sở áp dụng là 1,49 triệu đồng một tháng.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết kế hoạch
tài chính và vay trả nợ 5 năm (2021-2025) được thông qua ngày 28/7, Quốc hội đã
yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để tăng lương hưu, lương cơ sở từ
1/7/2022.
Giải trình thêm về nguồn cải cách tiền
lương, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các địa phương hiện còn
252.000 tỷ đồng còn dư cho tăng lương. "Nguồn để dành tăng lương từ tháng
7 năm 2022 đã sẵn sàng", ông Phớc khẳng định.
Bộ trưởng Tài chính thông tin thêm, vừa
qua 7 tỉnh, thành phố đề nghị được dùng tiền này cho hoạt động chống dịch
Covid-19, nhưng bộ không đồng ý.
"Chúng tôi yêu cầu các địa
phương dành nguồn lực khác như giảm nhiệm vụ chi chưa cần thiết, tiết kiệm chi
thường xuyên... Còn nguồn cải cách tiền lương thì phải để dành để chi tăng
lương cho năm sau", ông Phớc nhấn mạnh.
Một vấn đề khác, Chính phủ đề xuất,
các đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở một số cơ quan sẽ
tiếp tục được thực hiện trong năm 2022 cho đến khi thực hiện cải cách tiền
lương vào 1/7/2022.
Thẩm tra vấn đề này, Ủy ban Tài chính
Ngân sách đề nghị Chính phủ giải trình rõ hơn để bảo đảm tính khả thi và phù hợp
giữa mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng
định, nghị quyết của Trung ương đã khẳng định việc cải cách tiền lương nhất quyết
phải tiến hành vào 1/7/2022, theo đó, tất cả cơ chế đặc thù phải được bãi bỏ,
không thể có công chức loại 1, loại 2, loại 3 nữa.
"Các địa phương lúc nào cũng khẳng
định là có đủ nguồn cho cải cách tiền lương nhưng nếu sau này không đảm bảo được
thì ai là người chịu trách nhiệm. Lúc nào Bộ Tài chính cũng kêu không có nguồn
cải cách tiền lương nhưng vẫn duyệt cho chi từ nguồn cải cách tiền lương",
ông Huệ nói.
Giải trình thêm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc
cho rằng, cơ chế đặc thù về tiền lương và thu nhập một số cơ quan thì xin được
tiếp tục phân bổ cho tới hết 1/7/2022 là thời điểm thực hiện cải cách tiền
lương.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự toán
chi thường xuyên từ ngân sách hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương sẽ phân bổ
theo chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, thay vì theo tiêu chí biên chế
như trước đây. Tức là phân bổ ngân sách của các bộ, ngành sẽ theo tiêu chí đầu
ra, thay vì đầu vào.
Nhưng thẩm tra nội dung này, ông Nguyễn
Phú Cường - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng, cách thức, phương
pháp thực hiện phân bổ theo tiêu chí đầu ra (khối lượng việc làm, chức năng,
nhiệm vụ...) chưa được nêu chi tiết, bảo đảm việc phân bổ ngân sách công khai,
minh bạch và công bằng.
Cũng theo ông Cường, có ý kiến trong
Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc lượng hóa các chỉ tiêu kết quả thực
hiện nhiệm vụ, khối lượng, quy mô, tính chất nhiệm vụ được giao là rất phức tạp,
nên cần thí điểm tại một số bộ, cơ quan Trung ương. Sau khi tổng kết, đánh giá
thì áp dụng thống nhất với tất cả bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Góp ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương
Đình Huệ nói tiêu chí phân bổ ngân sách tại các bộ, cơ quan Trung ương theo dự
thảo nghị quyết của Chính phủ chưa hợp lý. Ông phân tích, Chính phủ xây dựng
theo tiêu chí chức năng, nhiệm vụ, khối lượng, quy mô, tính chất nhiệm vụ được
giao thay vì định mức phân bổ theo biên chế, nhưng thực tế vẫn là theo đầu vào
khi vẫn lấy chi thực tế của năm trước liền kề làm căn cứ dự toán chi.
Chủ tịch Quốc hội gợi ý, phân bổ ngân
sách năm 2022 cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương vẫn nên lấy tiêu chí chính
là theo biên chế, nhưng bổ sung thêm một số tiêu chí phụ khác, như điều chỉnh
theo khối lượng công việc đặc thù, đột xuất theo từng thời kỳ. Tức là kết hợp một
phần đầu ra, thì hợp lý hơn.
Ở khía cạnh này, thường trực Uỷ ban
Tài chính ngân sách cũng đề nghị, định mức phân bổ ngân sách năm 2022 cho các bộ,
ngành, cơ quan Trung ương vẫn dựa trên tiêu chí số lượng biên chế, theo nguyên
tắc ưu tiên hệ số phân bổ cao hơn cho các cơ quan có số lượng biên chế thấp, có
nhiệm vụ đặc thù để phù hợp với thực tiễn. Việc này, theo Uỷ ban Tài chính ngân
sách sẽ bảo đảm tính công khai, minh bạch, tránh cơ chế xin - cho.
Về định mức phân bổ chi thường xuyên
ngân sách cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiêu chí chính đưa ra
là theo dân số. Uỷ ban Tài chính ngân sách trong báo cáo thẩm tra cho rằng, việc
sử dụng "tiêu chí dân số" thời gian qua cho thấy chưa hoàn toàn hợp
lý, nhất là với một số lĩnh vực chi quốc phòng, chi phát thanh truyền hình, duy
tu bảo trì đường bộ... Do đó, Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị, ngoài tiêu
chí dân số để tính định mức phân bổ ngân sách, cần bổ sung thêm các tiêu chí phụ
như mật độ dân số, dân số vãng lai, số đơn vị hành chính cấp huyện... đảm bảo
tính đặc thù từng địa phương, lĩnh vực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng
đồng tình với đề nghị này của cơ quan thẩm tra. Ông nói, nếu không tính các yếu
tố bổ sung, đặc thù địa phương ngoài tiêu chí dân số, thì một số địa phương thiệt
có đông người lao động vãng lai, áp lực hạ tầng lớn như TP HCM, các tỉnh phía
Nam có nhiều khu công nghiệp lớn... sẽ bị thiệt.
Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Uỷ ban Tài chính ngân sách tiếp thu ý kiến,
cùng Uỷ ban Pháp luật, Bộ Tài chính rà soát thống nhất, hoàn chỉnh dự thảo Nghị
quyết. Sau đó, cơ quan thẩm tra xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trình Chủ
tịch Quốc hội ký, ban hành.
Nguồn: Vnxpress
TÁC ĐỘNG CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN VỚI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở VIỆT NAM
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi
vĩ đại trong thế kỷ XX của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chúng ta chiến thắng là vì đã chọn đúng con đường giải phóng dân tộc - con
đường cách mạng vô sản, phát huy được sức mạnh dân tộc và thời đại. Một trong
những nhân tố thời đại ấy là sự tác động, chỉ đạo, giúp đỡ to lớn của Quốc tế Cộng
sản (Quốc tế III).
Quốc tế III được thành lập ngày 2/3/1919 tại Mátxcơva (Liên Xô). Trong
24 năm hoạt động, với bảy kỳ Đại hội, Quốc tế III đã có nhiều đóng góp to lớn,
chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc với nhiều nội dung, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác ở từng
loại hình cách mạng các nước khác nhau.
Quốc tế III đã có sự tác động, chỉ đạo, giúp đỡ hết sức to lớn với phong
trào đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa nói chung, với cách mạng Việt Nam
nói riêng.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam gắn liền với vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một thành viên của Quốc tế III, nhân
tố có tính quyết định. Có thể khẳng định sự tác động của Quốc tế III với thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam trên một số nội dung sau:
Thứ nhất, Quốc tế III định hướng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc;
giúp đỡ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc Quốc tế III xác định đúng đắn vấn đề dân tộc, thuộc địa, bổ sung khẩu
hiệu của C.Mác và Ph.Ăngghen đề ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản “vô sản tất
cả các nước liên hiệp lại” bằng khẩu hiệu “vô sản tất cả các nước và các dân tộc
bị áp bức đoàn kết lại”; thông qua Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địado V.I.Lênin khởi thảo và các “điều kiện gia nhập Quốc
tế Cộng sản”; coi cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận không thể tách rời
của cách mạng vô sản tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế III có một ý nghĩa vô
cùng lớn lao không chỉ đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc nói
chung mà đặc biệt có ý nghĩa thức tỉnh và định hướng đối với cách mạng Việt
Nam.
Trước khi Quốc tế III thành lập, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhân sĩ, trí thức, sĩ phu yêu nước đã anh
dũng, mưu lược trong tập hợp lực lượng ở trong nước để đấu tranh chống Pháp và
đi ra nước ngoài “cầu viện”, tìm chỗ dựa. Các xu hướng giải phóng dân tộc theo
lập trường dân chủ tư sản, theo xu hướng quân chủ lập hiến và theo con đường
cách mạng vô sản đã xuất hiện. Tuy nhiên, việc cứu nước và giải phóng dân tộc
theo con đường nào thì vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong khi phải đối phó với
một kẻ thù hùng mạnh hơn, có kinh nghiệm xâm lược đã được tổng kết, có tiềm lực
kinh tế - quân sự và có cả sự liên kết quốc tế của các nước đế quốc thực dân
thì sự thiếu liên kết, thậm chí chia rẽ bởi những khuynh hướng khác nhau trong
phong trào giải phóng dân tộc, sự thiếu liên hệ quốc tế, định hướng tư tưởng đã
dẫn đến thất bại.
Việc Quốc tế III coi vấn đề dân tộc, thuộc địa, vấn đề tăng cường lãnh đạo
chỉ đạo giúp đỡ toàn diện, phối hợp hành động giữa cách mạng chính quốc với
cách mạng thuộc địa là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, nằm ở vị
trí trung tâm chú ý của Quốc tế Cộng sản đã định hướng cho các lực lượng yêu nước
và cách mạng Việt Nam, đoàn kết họ lại với nhau để tìm ra một con đường cứu nước
giải phóng dân tộc Việt Nam, thoát khỏi tư tưởng đi tìm chỗ dựa của những người
yêu nước đương thời. Hồ Chí Minh chú trọng nghiên cứu kỹ những văn kiện cơ bản
và tư tưởng chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng nước ta, đặc biệt
đánh giá cao những tư tưởng vĩ đại của V.I.Lênin trong Luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa, coi đó là “chiếc cẩm nang thần kỳ” là “con đường” giải
phóng cho chúng ta, chấm dứt tình trạng bế tắc về đường lối cứu nước ở Việt
Nam.
Quốc tế III đã tạo ra môi trường hoạt động quốc tế thuận lợi giúp đỡ
Nguyễn Ái Quốc và những người yêu nước Việt Nam trong việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, nghiên cứu khảo
sát thực tế, học tập kinh nghiệm của các đảng, các phong trào, tạo diễn đàn đấu
tranh để các đảng cộng sản ở chính quốc quan tâm đúng mức đến việc giúp đỡ cách
mạng thuộc địa.
Quốc tế Cộng sản đã giao nhiệm vụ cho các Đảng Cộng sản Pháp, Trung Quốc,
Ấn Độ, Nhật Bản, Tiệp Khắc giúp đỡ in ấn tài liệu, chuyển tài liệu về Việt Nam.
Tổ chức nhiều lớp học ở trường Đại học phương Đông và các lớp ở Quảng Châu để bồi
dưỡng đào tạo cán bộ trong phong trào. Chính nhờ sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản
thông qua các phân bộ của mình, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam có một bước chuyển biến căn bản từ tự phát sang tự giác, từ lẻ tẻ rời rạc
đi đến có tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2/1930, đánh dấu
một bước ngoặt lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam.
Thiếu sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản hoặc trực tiếp hoặc thông qua các
chi bộ của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin khó có thể được truyền bá vào phong trào
cộng sản và công nhân ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Những tác
phẩm cơ bản nhất như “Cộng sản sơ giải”, “Bệnh ấu trĩ tả khuynh”, “Hai sách lược
của Đảng Công nhân Nga trong cách mạng dân chủ tư sản”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản” khó có thể vượt qua hàng rào kiểm soát của chủ nghĩa thực dân Pháp. Nhờ có
việc thâm nhập lý luận Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu
nước, cách mạng Việt Nam đã có bước nhảy vọt về chất tạo ra những tiền đề cho
việc chuẩn bị thành lập đảng mác-xít lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Thứ hai, Quốc tế III đã đào tạo cho Việt Nam nhiều cán bộ xuất sắc nắm
giữ các trọng trách cao trong Đảng và quốc tế.
Quốc tế III đã đào tạo và bồi dưỡng cho cách mạng Việt Nam nhiều cán bộ
ưu tú trở thành những lãnh tụ chân chính của cách mạng Việt Nam. Thông qua việc
phân công và đào tạo trong công tác thực tiễn và qua các trường lớp của Quốc tế
III (Trường Quốc tế Lênin, Trường Lao động cộng sản Phương Đông) nhiều chiến sĩ
cộng sản Việt Nam đã trưởng thành trở thành các lãnh tụ chính trị xuất sắc của
Đảng ta: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh
Khai... Nhờ được đào tạo cơ bản và có hệ thống mà Đảng ta có bước trưởng thành
vững chắc về lý luận. Một số chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã trở thành những
“giáo sư đỏ” tham gia vào việc đào tạo cán bộ cho Quốc tế III. Trong 10 năm đầu
thành lập Đảng, các chức vụ chủ chốt trong Đảng như Tổng Bí thư, Bí thư các xứ
uỷ, tỉnh uỷ hầu hết là do cán bộ được đào tạo từ Quốc tế Cộng sản đảm đương.
Chính vì vậy các chủ trương của Quốc tế III được thực hiện có hiệu quả ở Đông
Dương. Nhờ đó cho dù lịch sử có những biến động, những thay đổi ở mỗi giai đoạn
cụ thể khác nhau tác động đến sự cần thiết phải có sự điều chỉnh về sách lược
mà Đảng ta đề ra ngay từ thời kỳ xây dựng Đảng là đúng đắn và chính xác. Điều
đó có được chỉ có thể cắt nghĩa do sự trưởng thành của cán bộ, đảng viên Việt
Nam được đào tạo trong Quốc tế III. Nhiều đồng chí đã được giao các trọng trách
cao trong Quốc tế III. Nhiều đồng chí trở thành cán bộ giảng dạy lý luận của Quốc
tế III.
Thứ ba, Quốc tế III đã chỉ đạo kịp thời đối với Đảng ta trong quá trình
lãnh đạo cách mạng.
Quốc tế III thường xuyên chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những vấn đề thuộc về
đường lối, những vấn đề chiến lược và chỉ đạo chiến lược dễ dẫn đến tả khuynh
hoặc hữu khuynh trong thực hiện - một điều khó tránh khỏi với một Đảng còn non
trẻ. Quốc tế III đã đúng đắn khi phê bình sự công kích lẫn nhau của các tổ chức
cộng sản và có chỉ thị cho Đảng về sự cần thiết phải hợp nhất Đảng theo đúng
nguyên tắc của Quốc tế III. Quốc tế III cũng phê bình những biểu hiện tả khuynh
trong Xô viết Nghệ An và Xô viết Hà Tĩnh cùng với một vài biểu hiện hữu khuynh,
cầu an, dao động sau thất bại của phong trào. Với thái độ bôn-sê-vích và tính
nhân đạo cộng sản, thái độ phê bình và chỉ trích của Quốc tế III là có tình có
lý. Quốc tế III vẫn biểu dương mặt tốt và thấy rõ cả những sai lầm khó tránh khỏi
của một Đảng còn trẻ tuổi. Thái độ này giúp cho những người cộng sản Việt Nam đứng
vững và vượt qua khó khăn trong những năm khủng bố trắng của thực dân Pháp.
Nhờ có Quốc tế III những người cộng sản Việt Nam có điều kiện tập hợp và
kiểm điểm, đánh giá lại phong trào thời gian qua, xây dựng Chương trình hành động
năm 1932, Quốc tế III chủ trương và chỉ đạo mở nhiều cuộc thảo luận về các vấn
đề cách mạng Đông Dương trong Quốc tế III những năm từ 1931 - 1934 để chuẩn bị
cho các văn kiện chính trị và hồi phục Đảng ở Đại hội I.
Nhờ có Quốc tế III, Đảng ta kịp thời chuyển hướng sang thời kỳ Mặt trận
dân chủ và sáng tạo ra một hình thức Mặt trận thích hợp ở Đông Dương - Mặt trận
dân chủ Đông Dương mà không sa vào hình thức mặt trận nhân dân chống đế quốc
nói chung. Sự tiếp thu đường lối mặt trận của Đảng ta trong và sau Đại hội VII
của Quốc tế Cộng sản năm 1935 đã đánh dấu sự vượt qua tư tưởng giai cấp chống
giai cấp để chuyển sang sự kết hợp giai cấp - dân tộc trong cách mạng Việt Nam.
Quốc tế III đánh giá cao và biểu dương kịp thời cách mạng Đông Dương trên toàn
thế giới, giúp cho các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới có thể học tập
từ kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam.
Cao trào 1930 - 1931 ở Việt Nam được Quốc tế III xem như là “những hình
thức chủ yếu” của phong trào cách mạng dân tộc, đã “giáng một đòn trực diện”
vào hệ thống đế quốc chủ nghĩa, coi Xô viết Nghệ Tĩnh là “thành tích đặc biệt
to lớn”. Quốc tế III lưu ý các đảng cộng sản đặc biệt là Đảng Cộng sản Pháp
trong lĩnh vực công tác thuộc địa cần phải học tập nhiều ở các đồng chí Đông
Dương. Chính vì vậy, từ một phân bộ dự bị trực thuộc Đảng Cộng sản Pháp, tháng
4/1931, Quốc tế III đã quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ
phận dự bị trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Hàng chục bài báo được đăng trên Tạp
chí Quốc tế Cộng sản đưa tin về tình hình và diễn tiến của phong trào cách mạng
Đông Dương nhằm biểu dương phong trào, đúc rút kinh nghiệm hoạt động và kêu gọi
sự đồng tình giúp đỡ của cộng đồng cộng sản quốc tế với Việt Nam. Quốc tế III
chỉ rõ “phải triệt để tìm mọi phương kế thực hiện việc giúp đỡ những người cộng
sản Đông Dương chăm lo việc gây dựng lại cơ sở cho Đảng Cộng sản Đông Dương”,
chỉ cho những người cộng sản Đông Dương hiểu rõ đường lối của Quốc tế III cùng
những phương pháp hoạt động khôn khéo để tập hợp lại thợ thuyền làm đội tiền
phong cho cách mạng Đông Dương. Sự hy sinh của Tổng Bí thư Trần Phú được Quốc tế
III đánh giá là một tổn thất to lớn không gì bù đắp được của giai cấp vô sản
Đông Dương mà còn là một tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản quốc tế.
Quốc tế III đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đội tiền
phong của giai cấp vô sản Đông Dương đi theo đường lối của Quốc tế III, trực tiếp
lãnh đạo thợ thuyền, dân cày và lao động nghèo khổ xứ Đông Dương, kiên quyết đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Đó là biểu hiện của Đảng Bôn-sê-vích. Quốc tế
III công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ phận chính thức của Quốc tế Cộng
sản tại Đại hội VII và bầu đồng chí Lê Hồng Phong là uỷ viên chính thức và là một
trong hai uỷ viên là người các nước thuộc địa.
Trong giai đoạn thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh do chủ nghĩa
phát xít tiến hành, Quốc tế III đã có những chỉ đạo kịp thời về các hình thức đấu
tranh, thành lập mặt trận thống nhất, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đảng ta
đã vận dụng sáng tạo những tư tưởng ấy, chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên trên hết, chuẩn bị về mọi mặt, chớp thời cơ, lãnh đạo
toàn dân tộc tổng khởi nghĩa thắng lợi.
Sự tác động của Quốc tế III đối với cách mạng Việt Nam nói chung, đến thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nói riêng là sâu sắc, vai trò của Quốc tế
III đối với cách mạng Việt Nam là quan trọng, đó là những cơ sở góp phần vào mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Luận giải vai trò Quốc tế III đối với cách mạng Việt Nam nói chung, đến
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nói riêng để chúng ta có thái độ
đúng đắn đấu tranh với các quan điểm sai trái như: phủ nhận vai trò của Quốc tế
III; phủ nhận vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc vận
dụng sáng tạo và phát triển quan điểm của Quốc tế III vào hoàn cảnh lịch sử của
Việt Nam; phủ nhận đóng góp của cách mạng Việt Nam đối với phong trào giải
phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế.
Luận giải vai trò Quốc tế III cũng là cơ sở nhận thức lịch sử cụ thể để
đánh giá vai trò cá nhân của các lãnh tụ của Quốc tế III và của cách mạng Việt
Nam đối với dân tộc; đấu tranh chống tư tưởng phủ nhận, xét lại lịch sử. Đồng
thời, thông qua đó, chúng ta thống nhất tư tưởng và hành động, tiếp tục kiên
trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường duy nhất đúng đắn mà Đảng,
Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn./.
CHÚ Ý TIN GIẢ VỀ COVID-19 GÂY HOANG MANG, BỨC XÚC DƯ LUẬN
NHẬN DIỆN CÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
CẢNH GIÁC THÔNG TIN XUYÊN TẠC CỦA ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Viết cho những người Lính...
SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN LÀ CỘI NGUỒN CỦA THẮNG LỢI
XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI “MÀ TRONG ĐÓ SỰ PHÁT TRIỂN LÀ THỰC SỰ VÌ CON NGƯỜI”
Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021
THẦN TƯỢNG SỤP ĐỔ, ĐÁM FAN CUỒNG MÙ QUÁNG CHUI VÀO ĐÂU?
Thần tượng ai đó vì sắc đẹp, giọng hát, diễn
xuất… là không sai. Nhưng sẽ rất sai trái khi bất chấp bênh vực thần tượng của
mình, công kích người khác ngay khi sự việc chưa ngã ngũ, hay đã rành rành cái
sai rồi mà vẫn u mê, mù quáng bảo vệ lấy cho bằng được.
Thần tượng ai đó là một nhu cầu tinh thần của con người. Theo tôi, nó được xếp vào tầng thứ ba của tháp nhu cầu Maslow và được định nghĩa như sau: “Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) – muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy”.
VỀ NHỮNG KẺ “ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ” THỜI COVID-19
Trong cuộc sống, trò lừa bịp càng
khốn nạn càng phải khoác lên mình tấm áo giả nhân giả nghĩa, sắm bộ mặt đàng
hoàng thật tử tế cho xứng tầm. Thời đại dịch COVID-19, chúng ta thấy rõ nhất
trò bịp này ở lĩnh vực thuốc men.
Năm 1998, tôi đang là phóng viên thường trú vùng Tây Bắc. Tôi thích có những chuyến công tác vào tận bản xa. Có bữa dừng chân nghỉ ở một hiệu tạp hóa của một thị trấn nhỏ, vùng heo hút có hiệu tạp hóa bán cả dầu hỏa và rượu ngô, cả thuốc trừ sâu lẫn kem đánh răng như thế được gọi sang chảnh. Có mấy cháu gái người dân tộc thiểu số cứ thập thò đùn đẩy nhau ngoài cửa quán, hóa ra họ mua muốn dầu gội đầu. Chủ quán đon đả nhưng giọng vẫn trịch thượng và đe nẹt.
Người lính kỹ thuật với sứ mệnh gìn giữ hòa bình
Chia sẻ về những kỷ niệm trong lần đầu tham gia thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình, trong đội hình BVDCC2.1, Trung tá Chử Đức Hiệp không khỏi bồi hồi xúc động. Để trở thành thành viên chính thức của BVDCC2, anh phải hoàn thành tốt khóa huấn luyện đặc biệt do Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức. Trong khóa huấn luyện này, bên cạnh tập huấn chuyên môn nghiệp vụ là bảo đảm trạm nguồn điện cho mọi hoạt động của BVDCC2, anh còn phải hoàn thành tốt các nội dung huấn luyện quân sự như điều lệnh đội ngũ, bắn súng quân dụng, mắc tăng võng, đào bếp hoàng cầm, võ Aikido; các nội dung về nhân đạo; ngoại ngữ… trong đó, tiếng Anh là nội dung khó khăn nhất với anh. Song, với nỗ lực của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên, đồng chí, đồng đội, anh đã hoàn thành tốt nội dung huấn luyện, được lên đường sang Nam Xu-đăng thực hiện nhiệm vụ.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Nam Xu-đăng, từ tháng 10-2018 đến tháng 11-2019, anh đã phát huy nỗ lực, cùng đồng chí, đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Là người duy nhất đảm nhiệm vận hành trạm nguồn cung cấp điện cho mọi hoạt động của BVDCC2.1, anh vừa công tác, vừa học tập nâng cao trình độ khai thác phương tiện máy móc được trang bị. Trạm nguồn điện phải hoạt động 24/24 giờ, đòi hỏi anh phải có sự cố gắng rất cao, tuân thủ chặt chẽ quy trình khai thác, sử dụng; thường xuyên làm tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng; biết sửa chữa khắc phục những hỏng hóc của trạm nguồn. Ngoài những đòi hỏi khắt khe của công việc, việc thích nghi với đời sống sinh hoạt, thời tiết khí hậu khắc nghiệt vùng Đông Phi cũng là khó khăn không nhỏ với anh. Với khí hậu nắng nóng, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, thường xuyên phải ăn thực phẩm đông lạnh, thiếu gia vị chế biến, đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của anh. Mặc dù vậy, với ý chí khắc phục khó khăn, anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen.
Không dừng lại ở đó, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước, được sự động viên của gia đình, đồng đội, anh tiếp tục tình nguyện tham gia BVDCC2.3. Với bầu nhiệt huyết cống hiến, cộng với kiến thức, kỹ năng được huấn luyện và kinh nghiệm thực tiễn tham gia BVDCC2.1, anh tự tin khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ hòa bình LHQ.
Phi công trẻ vững bước trưởng thành
Với tinh thần ham bay, say luyện, nên liên tiếp Trong 2 năm (2020,
2021), Đại úy Trần Thanh Phúc - Phó phi đội trưởng, kiêm Tham mưu trưởng Phi đội
2, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong các
diễn tập, hội thao do quân chủng PK-KQ tổ chức như: Giải nhất diễn tập ném bom,
ngắm khan; giải nhì Hội thao bay trên buồng tập Su-22 và giải nhất trong Hội
thao dẫn đường; bắn, ném bom đạn thật và ban bay mẫu.
Tại Hội thao dẫn
đường; bắn, ném bom đạn thật và ban bay mẫu năm 2021 do Quân chủng tổ chức vừa
diễn ra tại Trung đoàn 923 (Sư đoàn 371), chúng tôi rất ấn tượng trước màn đua
tài công kích mục tiêu mặt đất của các phi công. Trong đó, chiếc máy bay Su-22,
công kích chuyến số 11 do Đại úy Trần Thanh Phúc điều khiển vào công kích đã gây
cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Sau khi phi công thực hiện “bổ nhào”, “cắt bom”; chỉ huy
bay lệnh cho phi công “thoát ly” vừa dứt, chỉ vài giây sau quả bom đã đánh
trúng tâm bia kèm theo tiếng nổ vang trời, một vầng lửa kèm theo khói bụi bốc lên
bao trùm mục tiêu.
Ngay sau ban bay
kết thúc, tôi tìm gặp Trần Thanh Phúc. Vì đã biết nhau trong lần diễn tập và hội
thao trước, nên sau cái bắt tay chào hỏi, Phúc cởi mở chia sẻ: “Mỗi lần tham gia hội thi, hội thao là một
lần kiểm tra tổng hợp, chúng tôi được cọ xát với thực tế chiến đấu hơn, từ đó rút
ra những kinh nghiệm quá trình học tập, công tác, huấn luyện sau này đạt kết quả
tốt hơn, bản thân ngày càng trưởng thành hơn. Tôi rất vui trong lần bắn ném này
đã tiếp tục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”. Các đồng
nghiệp của Trần Thanh Phúc cho biết, là một phi công, cán bộ phi đội trẻ nhưng
Phúc luôn thể hiện tinh thần, thái độ trách nhiệm cao, gương mẫu trong mọi công
việc; sống hòa đồng với đồng chí đồng đội và được mọi người tin yêu.
Trong công tác, anh luôn quán triệt rõ mục đích, yêu cầu của từng ban bay, từng nhiệm vụ; nghiên cứu nắm chắc và chấp hành nghiêm Điều lệ bay. Quá trình chuẩn bị bay, anh nghiên cứu, nắm vững nội dung, thứ tự, yếu lĩnh kỹ thuật, phương pháp thực hiện các bài bay; nghiên cứu bản đồ, tính toán số liệu vẽ lược đồ bay, tích cực luyện tập bay buồng tập, bay biểu diễn; nắm chắc tính năng, kỹ chiến thuật của các vũ khí, trang bị khí tài; các tình huống bất trắc, những sai sót có thể gặp phải, cách đề phòng, xử lý. Trong thực hiện nhiệm vụ, thực hành huấn luyện bay, Trần Thanh Phúc luôn chuẩn bị tâm lý, trạng thái sức khỏe tốt nhất, tập trung cao độ cho nhiệm vụ. Mặt khác, anh luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của lãnh đạo, chỉ huy, đồng đội trong các buổi giảng bình rút kinh nghiệm bay, để hoàn thiện bản thân, cũng như nâng cao trình độ chuyên môn.
Ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả đã đạt được trong công tác; tháng 5-2021 vừa qua, Trần Thanh Phúc được cấp trên thăng quân hàm trước niên hạn từ Thượng úy lên Đại úy, đồng thời được bổ nhiệm giữ chức Phó Phi đội trưởng, kiêm Tham mưu trưởng Phi đội 2, Trung đoàn 921. Đặc biệt, tại Hội thao dẫn đường; bắn, ném bom đạn thật và ban bay mẫu năm 2021 vừa qua, anh đã giành giải nhất đối với phi công phản lực và là phi công ném bom xuất sắc nhất, được tặng bằng khen của Tư lệnh Quân chủng. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực phấn đấu, trưởng thành của phi công trẻ Trần Thanh Phúc.
“Muốn có tinh thần XHCN phải đánh bại chủ nghĩa cá nhân”
Đây là thời điểm miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng; miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã chỉ rõ cho nhân dân ta nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng nhận thức đúng đắn, đầy đủ bản chất của CNXH, con đường mà Đảng, Bác và nhân dân ta đã lựa chọn; thức tỉnh tinh thần toàn dân tộc, trong đó có sinh viên, phải nêu cao ý thức và có tinh thần XHCN, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp vĩ đại đó của dân tộc; đồng thời, kiên quyết đấu tranh bài trừ chủ nghĩa cá nhân ra khỏi đời sống xã hội, một trong những cản trở lớn trên con đường đi lên CNXH ở nước ta. Thực hiện lời dạy của Bác, lớp lớp sinh viên Việt Nam đã đoàn kết chặt chẽ, ra sức học tập, rèn luyện tốt, chăm chỉ lao động và vượt qua khó khăn, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân để trở thành chủ nhân tương lai của nước nhà, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cách mạng.
Ngày nay, cả nước đang ra sức đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lời dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị, là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong tự phê bình và phê bình, đấu tranh bài trừ chủ nghĩa cá nhân ra khỏi đời sống xã hội.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, từng cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam phải luôn luôn nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tích cực học tập, rèn luyện, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, luôn đặt công việc, lợi ích của tập thể lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; làm chủ vũ khí trang bị; kiên quyết đấu tranh với tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, thờ ơ, vô cảm… sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người quân nhân cách mạng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
“Tinh thần trách nhiệm”
“Tinh thần trách nhiệm là
gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay
nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến
chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có
chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh
thần trách nhiệm”.
Đó là lời của Bác Hồ trong bài viết "Tinh
thần trách nhiệm", đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 13-12-1951. Đây là năm
đầu thực hiện đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kỳ và
nhất định thắng lợi" do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đề ra; trong đội
ngũ cán bộ, đảng viên đã có một số biểu hiện tư tưởng thiếu cố gắng, làm chưa
hết chức trách, nhiệm vụ; nói nhiều, làm ít; làm chưa đến nơi đến chốn… Để kịp
thời đấu tranh, khắc phục và làm cơ sở cho các tổ chức học tập, chỉnh đốn, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết về tinh thần trách nhiệm.
Thực hiện lời chỉnh huấn
của Bác, trong thời điểm ấy, các tổ chức đảng đã tập trung tuyên truyền, giáo
dục nâng cao tinh thần cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; nắm chắc tình hình,
nhiệm vụ, chủ động khắc phục khó khăn, đoàn kết gắn bó với nhân dân, thi đua
phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao phó, tạo tiền
đề huy động sức mạnh của toàn dân tộc tích cực tham gia kháng chiến chống thực
dân Pháp giành thắng lợi.
Hiện nay, nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra yêu cầu ngày càng cao; đại đa số cán bộ, đảng viên
và quần chúng đều nêu cao vai trò trách nhiệm, thực hiện nghiêm quy định, quy
chế làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị; luôn thể hiện rõ tinh thần chủ động,
dám nghĩ, dám làm, tâm huyết, tận tụy với công việc. Cán bộ, chiến sĩ tích cực,
tự giác trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ
luật, pháp luật; chủ động, sáng tạo, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng
nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao. Tuy nhiên, cũng còn một số cán
bộ, đảng viên, quần chúng có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm, bớt xén giờ
giấc, làm không đúng quyền hạn, chức trách, nói nhiều, làm ít; làm qua loa
chiếu lệ…
Do vậy, việc học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy về “Tinh thần trách nhiệm” không chỉ là yêu cầu, trách nhiệm chính trị đối với mọi cán bộ, đảng viên, mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với mọi tổ chức và công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc quốc.
“Phải quyết chiến quyết thắng, nhưng chớ chủ quan khinh địch…”
Chiến tranh Triều Tiên kéo
dài từ giữa năm 1950 đến giữa năm 1953, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được
một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27-7-1953. Song, thương vong lớn tất cả các bên
tham chiến; trong đó có Quân đội Mỹ. Việc đình chiến ở Triều Tiên góp phần cổ
vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới; trong đó,
tinh thần của quân và dân ta hăng hái lên cao, có lợi cho cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược đang ở giai đoạn quyết liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
kịp thời nhắc nhở quân và dân ta luôn giữ vững tinh thần quyết chiến, quyết
thắng, không được chủ quan khinh địch.
Thực hiện lời Bác dạy,
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng, vượt
mọi gian khổ, hiểm nguy, chiến đấu kiên cường dũng cảm với tinh thần “Chúng ta
thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”; “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ
thù xâm lược, thống nhất đất nước.
Quân đội nhân dân Việt
Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng, Bác Hồ trực tiếp tổ
chức, giáo dục và rèn luyện; kế thừa truyền thống tốt đẹp, hào hùng của dân tộc
và tinh hoa của nhân loại về quân sự, chính trị, đặc biệt là tinh thần quyết
chiến, quyết thắng - một nhân tố đặc trưng tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến
thắng của Quân đội ta. Ý chí quyết chiến, quyết thắng được thể hiện sâu sắc và
triệt để trong các giai đoạn xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội
ta, đã tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần vào
thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế sâu rộng hiện nay, cán bộ, chiến sĩ Quân đội tiếp tục giữ vững và phát
huy ý chí quyết chiến, quyết thắng, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận
thức rõ đối tượng, đối tác, phối hợp chặt chẽ các hoạt động quốc phòng với an
ninh và đối ngoại nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…
Bộ đội Phòng không - Không quân chung tay đẩy lùi dịch COVID-19
Sư đoàn Không quân 371 tổ chức diễn tập phòng, chống dịch COVID-19
Nội dung diễn tập gồm: Kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh, khai thác tiền sử dịch tễ và tiền sử tiếp xúc với các quân nhân khác; vận chuyển quân nhân có biểu hiện nghi ngờ nhiễm COVID-19 sang cách ly đặc biệt; tổ chức khoanh vùng cách ly, phun khử khuẩn nơi ở, nơi làm việc của quân nhân nghi nhiễm COVID-19; báo cáo lên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Quân chủng PK-KQ và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm; thông báo y tế địa phương để phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời kích hoạt toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định…
Thông qua diễn tập đã giúp cho chỉ huy các cấp, nhất là Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và đội ngũ Quân y của Sư đoàn vận hành thuần thục, đúng trình tự các bước trong quy trình chống dịch, đồng thời nâng cao năng lực xử lý tình huống, hoàn thiện kỹ năng thực hành chuyên môn và có thêm kinh nghiệm thực tế, tự tin ứng phó với tình huống khi đơn vị có bệnh nhân nhiễm COVID-19.