Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Hai cựu chủ tịch xã trục lợi tiền hỗ trợ thiên tai

NGHỆ ANLưu Quang Thượng (67 tuổi), Trần Công Oanh (61 tuổi), hai cựu chủ tịch xã Nghi Tiến, chỉ đạo thuộc cấp lập khống hồ sơ để trục lợi tiền hỗ trợ thiên tai. Ông Thượng làm chủ tịch xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, giai đoạn năm 2004 đến 7/2014; ông Oanh giữ cương vị chủ tịch xã từ 9/2014 đến 7/2020 và ông Nguyễn Văn Hồng, 41 tuổi, làm cán bộ địa chính nông nghiệp xã, từ 2013 đến 2020. Ngày 1/11, ba ông bị TAND Nghệ An kết tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ khôi phục do thiên tai giao đoạn 2013 đến 2018, ông Hồng tham mưu và được ông Thượng, Oanh chỉ đạo lập khống hồ sơ diện tích thiệt hại và số hộ dân để đề nghị hỗ trợ. Hành vi này gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 722 triệu đồng. Số tiền trên dùng chi các hoạt động chung của xã như quà Tết, tham quan, du lịch... Quá trình thanh tra, chính quyền huyện Nghi Lộc đã thu hồi hơn 470 triệu đồng. Ngoài ra, ông Oanh và Hồng tự nguyện nộp 165 triệu đồng khắc phục hậu quả... Tại phiên tòa hôm nay, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội. HĐXX tuyên bị cáo Hồng 36 tháng tù; Oanh 24 tháng; Thượng 12 tháng cải tạo không giam giữ.

25 năm làm IT không bằng ở quê buôn đất

Tài sản của tôi hiện nay là căn chung cư, ôtô, tiền tiết kiệm trên dưới 5 tỷ đồng - bằng đúng số tiền người ở quê bán đất. Lứa chúng tôi thuộc thế hệ đầu 8x, sinh ra và lớn lên ở miền Trung. Thời chúng tôi đi học, công nghệ thông tin vừa mới bắt đầu được biết đến. Phòng máy tính của cả trường chỉ có 5 chiếc, to như cái bàn học. Chúng tôi, dù trưởng thành từ những bài lập trình nền tảng Pascal, nhưng hầu hết ai cũng thành đạt bằng nghề IT. Một số bạn gái theo ngành Database (cơ sở dữ liệu), còn lại hầu hết con trai người thì theo ngành System Admin (quản trị hệ thống), người thì theo Business Anslysis (phân tích nghiệp vụ), số ít vẫn còn đang làm Teach Lead (trưởng kỹ thuật) chủ yếu về lập trình. Trong số đó, khoảng 30% đã lên làm sếp lớn các tổng công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Thu nhập trung bình không ai dưới 20 triệu đồng một tháng, có bạn lên tới 300 triệu đồng (làm ở nước ngoài), có bạn thì làm giảng viên một trong những trường khoa học hàng đầu nước nhà. Đặc biệt, có những bạn mở công ty sản xuất phần mềm có tới 30% người dùng ở các công sở (Việt Nam) và có một bạn lập trình gia công phần mềm cho các truyền hình ở Nhật hàng năm doanh thu lên tới cả ngàn tỷ đồng. >> Tôi bán nhà 185 triệu đồng, 20 năm sau giá tăng 5 tỷ Người có trình độ không nên đi buôn đất để làm giàu - 1 Mỗi khi họp nhau, chúng tôi đều tự hào vì là tập thể công nghệ và ít nhiều có đóng góp cho ngành công nghệ thông tin nước nhà. Sau gần 25 năm lăn lộn với nghề, chúng tôi nhìn lại, ai cũng vợ con nhà cửa đầy đủ ở Hà Nội. Nhưng mức sống cũng chỉ đạt được trung bình. Phần lớn là một căn chung cư, một khoản tiết kiệm loanh quanh một tỷ đồng và một xe hơi. Tình tài sản trung bình cùng chỉ trên dưới 5 tỷ. Cùng lứa chúng tôi, có những người khác trường khác lớp học hành không đạt, lập nghiệp ở quê (vùng quê thuần nông). Đa số làm công nhân các khu công nghiệp hoặc làm công việc bình thường với mức thu nhập 5-7 triệu đồng. Vậy mà trong thập kỷ gần đây, đất đai ở nông thôn tăng phi mã, các bạn ở quê người ít thì vài sào, nhiều thì cả mẫu, rồi đất vườn, đất ở cha mẹ để lại, tình sơ sơ cũng 5-7 tỷ. >> Ai cũng muốn mua đất rồi chờ lên giá, xã hội sẽ ra sao? Mà tôi cũng chẳng hiểu sao một sào đất ruộng lại có người mua cả 5-7 trăm triệu đồng. Không biết họ làm gì trên mảnh đất đó mà lại thu mua hét giá cao như vậy. Những anh em ở quê tính tài sản cũng chẳng thua kém những người đi xa bươn chải như chúng tôi. Nhiều lúc tôi nghĩ thật tủi thân cho lớp người trẻ và có cống hiến khoa học, rất lam lũ và chịu khó, nhưng thành quả đạt được không bằng mấy anh đi buôn đất. Nếu không có chính sách thắt chặt đầu cơ đất đai, đẩy giá nhà đất lên cao phi lý, thì nhà nhà, người người đổ xô vào đất đai, chẳng còn ai muốn đi làm thì giới khoa học sẽ dần mai một ý chí phấn đấu.

Đối thoại và hợp tác là công cụ hướng tới hòa bình và ổn định

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa tham dự Hội nghị Cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 38, 39 cùng các HNCC liên quan. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và kết quả các hội nghị. Phóng viên (PV): HNCC ASEAN lần thứ 38, 39 và các HNCC liên quan, hoạt động đối ngoại đa phương chính thức có quy mô nhất trong năm 2021 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, vừa kết thúc. Đề nghị Thứ trưởng cho biết ý nghĩa và kết quả của các hội nghị lần này? ASEAN đã xử lý các thách thức và những vấn đề đặt ra đối với hiệp hội như thế nào? Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Có thể khẳng định, HNCC ASEAN lần thứ 38, 39 và các HNCC liên quan đã thành công tốt đẹp. Các hội nghị được tổ chức trong bối cảnh ASEAN đang đối diện với rất nhiều khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài. Tại các nước ASEAN, dịch Covid-19 hiện vẫn diễn biến phức tạp, nội trị các nước thành viên có những bất ổn. Bên ngoài, cạnh tranh nước lớn diễn ra sâu rộng, phức tạp và trực tiếp ảnh hưởng tới vai trò, hình ảnh và các hoạt động của ASEAN. Với những thách thức này, việc ASEAN tổ chức được các hội nghị lần này với sự tham gia của tất cả lãnh đạo các nước đối tác là câu trả lời của hiệp hội với những thách thức từ bên trong và bên ngoài cũng như là lời khẳng định tinh thần và giá trị của ASEAN, đó là lấy đối thoại và hợp tác làm công cụ hướng tới hòa bình và ổn định. Kết quả của các hội nghị còn cho thấy những vấn đề hiện đang đặt ra cho ASEAN như hợp tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi bền vững, phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện bình thường mới và các vấn đề quốc tế, khu vực, trong đó có Biển Đông là những nội dung ASEAN và các nước đối tác đang hết sức quan tâm và mong muốn được tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Các hội nghị đã đạt được những kết quả nổi bật như sau: Thứ nhất, ASEAN đoàn kết, nhất trí hướng tới xây dựng cộng đồng. Đóng góp cho hòa bình, ổn định trong khu vực tiếp tục là mục tiêu chung của ASEAN nói chung và từng nước thành viên nói riêng. Thứ hai, các đối tác bên ngoài vẫn đặc biệt coi trọng ASEAN, cam kết cùng ASEAN hợp tác kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, ứng phó với các thách thức đang nổi lên, trong đó có biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đồng thời cũng cho thấy phục hồi bền vững vẫn là nội dung được hầu hết các nước đặt ưu tiên, phấn đấu đạt được trong thời gian tới đây. Thứ ba, những nội dung ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực như Biển Đông, Myanmar, Triều Tiên, thu hẹp khoảng cách phát triển tiếp tục được đề cập sâu rộng và trao đổi sôi nổi tại các hội nghị. Theo đó, tất cả các nước đều đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN, sẵn sàng chia sẻ minh bạch về các bước đi của mình với khu vực và khẳng định hòa bình, ổn định là mục tiêu chung, thượng tôn pháp luật, đối thoại thẳng thắn, hợp tác hiệu quả là những công cụ chủ yếu để đạt tới mục tiêu này. Bên cạnh đó, các nước đề cao tinh thần trách nhiệm, ứng xử minh bạch, quan hệ hài hòa là cơ sở cho quan hệ giữa các nước trong và ngoài khu vực. PV: Đề nghị Thứ trưởng cho biết về sự tham gia, đóng góp của Việt Nam tại các hội nghị? Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Trên tinh thần đoàn kết, hợp tác, sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, ngay từ trong các bước chuẩn bị, Việt Nam xác định sẽ tham gia các hội nghị lần này trên tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Với tinh thần này, Việt Nam đã tham gia trao đổi, chia sẻ trên tất cả các nội dung của các hội nghị. Nhiều ý kiến của Việt Nam được các nước ghi nhận, ủng hộ và hưởng ứng. Từ đầu năm 2021 đến nay, Việt Nam đã đóng góp hết sức trách nhiệm vào việc xây dựng khoảng 100 văn kiện đệ trình lên các nhà lãnh đạo thông qua, ghi nhận. Liên quan đến dịch Covid-19, những phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về chiến lược mới với cách tiếp cận toàn dân để thích ứng an toàn, ứng phó linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, song song với đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội cũng như người dân và doanh nghiệp vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong nỗ lực ứng phó dịch bệnh và cả trong phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế-xã hội đã được các nước hoan nghênh, hưởng ứng. Những đề xuất của Việt Nam liên quan tới phục hồi bền vững nhận được sự quan tâm và chia sẻ của các nước tại các hội nghị. Cách tiếp cận thẳng thắn, chân thành, minh bạch của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có Biển Đông, thúc đẩy phát triển tiểu vùng gắn với tổng thể phát triển chung của ASEAN, đẩy mạnh liên kết khu vực đã được phản ánh đầy đủ trong văn kiện của các hội nghị. Nhìn chung, bên cạnh những thành công chung của các hội nghị, đóng góp của Việt Nam tiếp tục được duy trì, thúc đẩy, qua đó, hình ảnh và vai trò của Việt Nam tiếp tục được khẳng định. Nguồn Báo QĐND.

Đoàn kết toàn cầu là cách thức duy nhất để chiến thắng trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu

Đấy là tinh thần của bài phát biểu quan trọng trong ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Sau đây là toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). (Ảnh: TTXVN)

"Thưa Ngài Chủ tịch,
Thưa Quý vị,

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi đánh giá cao vai trò và nỗ lực của Chính phủ Anh trong việc đăng cai tổ chức Hội nghị COP26 - Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tương lai Trái Đất, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.

Thưa Quý vị,

Biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư của chúng ta. Lời cảnh báo này của tự nhiên buộc chúng ta phải hành động mạnh mẽ, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu. Đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, đây là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân.

Vì vậy, tôi đề nghị:

Thứ nhất, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.

Khoa học công nghệ phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn. Mọi hành động phải dựa vào tự nhiên và lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và động lực phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ hai, tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ hơn nữa về giảm phát thải khí nhà kính trên nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia. Nhân đây, tôi kêu gọi phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu. Đây là đòi hỏi tất yếu để cùng nhau kiềm chế mức tăng nhiệt độ của Trái đất.

Về phần mình, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thứ ba, tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Các quốc gia phát triển đã phát thải nhiều trong quá khứ để đạt được sự thịnh vượng kinh tế ngày nay cần thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính đã có, đồng thời khẩn trương đề ra mục tiêu tài chính tham vọng hơn nữa cho giai đoạn sau 2025.

Thưa Quý vị,

Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế để vươn lên, bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế. Chúng tôi mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong các chương trình, dự án đầu tư và phát triển bền vững.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”. Để chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu với biến đổi khí hậu, đoàn kết toàn cầu là cách thức duy nhất, chúng ta cùng bàn, cùng làm và cùng chiến thắng: bắt đầu từ ý chí, nhận thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cho đến đảm bảo nguồn lực. Những cam kết và hành động mang tính lịch sử của tất cả chúng ta hôm nay sẽ giúp để lại một hành tinh xanh, một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.

Xin trân trọng cảm ơn"./.

MNM

CẦN KỊP THỜI PHÁT HIỆN, ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG PHÁ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG, GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT.

 


Thời gian qua, các thế lực thù địch tăng cường tìm cách xâm nhập, tác động, "chuyển hóa" Việt Nam đi theo "quỹ đạo" của chúng, trước mắt là nhằm hạ bệ nền tảng tư tưởng Đảng, đồng thời kích hoạt "cách mạng màu" thông qua mạng lưới "xã hội dân sự" để làm thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam, mục tiêu cuối cùng của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và thể chế chính trị ở Việt Nam; trong chiến lược thâm độc này, chúng sử dụng 5 âm mưu, thủ đoạn chủ yếu sau đây:

Thứ nhất là âm mưu, thủ đoạn phủ nhận các luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiện nay, khác với sự chống phá thông qua sách, báo, tạp chí, truyền đơn thẩm lậu như trước đây, các thế lực thù địch tung ra những thông tin xấu, độc, lợi dụng sức lan tỏa của internet đưa tin dưới dạng ngắn gọn, kích thích sự nghi ngờ hoặc phủ định sạch trơn những giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Để tập hợp, phát triển lực lượng, các thế lực thù địch và phần tử phản động chống đối thường tập trung móc nối, lôi kéo, dụ dỗ người dân trong xã hội, nhất là số thanh niên, cán bộ, đảng viên có dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và gần đây chúng có xu hướng móc nối vào số đối tượng có tiền án, nghiện hút, giang hồ mạng... để truyền bá "lối sống phương tây", công kích, xuyên tạc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thứ hai là âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc phủ định các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Các thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối đã lợi dụng triệt để các loại hình, phương tiện truyền thông như mạng xã hội, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu... để tuyên truyền, lôi kéo các đối tượng, thành phần bất mãn trên địa bàn tham gia vào các hội, nhóm, tổ chức phản động như "Hội dân oan", "Hội tù nhân lương tâm", "Hội văn đoàn độc lập", "Hội nhà báo Việt Nam độc lập", "Khối 8406"..., đồng thời kích động người dân thiếu hiểu biết tham gia gây rối, làm mất trật tự, chống đối chính quyền; từ đó tiếp tục quay phim phát tán trên mạng xã hội “báo cáo” với các tổ chức phản động ở nước ngoài để kiếm tiền tài trợ cho những hoạt động này, đồng thời bóp méo sự thật, gây hiểu lầm về những sự việc đang diễn ra ở trên địa bàn tỉnh và đất nước ta. Chúng khai thác, lợi dụng các sự kiện chính trị, những vấn đề nhạy cảm để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Việt Nam, truyền bá mô hình lập pháp và nền dân chủ tư sản phương tây... Hành vi của các đối tượng này nằm trong hoạt động phục vụ “ảo vọng” lật đổ chính quyền Nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ ba là thủ đoạn phủ định giá trị lịch sử của dân tộc và những thành quả cách mạng. Chúng lợi dụng một số vấn đề còn hạn chế để phủ nhận sạch trơn những giá trị, những thành quả hết sức to lớn mà Đảng và Nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Để thực hiện âm mưu đó, các tổ chức phản động như “Việt Tân”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Ủy ban cứu người vượt biển”... tiếp tục tìm chọn, móc nối, lôi kéo số công dân ở Nghệ An và một số địa phương tham gia các tổ chức phản động và thực hiện các hoạt động chống phá ở nước ngoài (tính riêng từ năm 2016 đến nay đã phát hiện 80 trường hợp có liên quan). Chúng còn móc nối, liên kết với các hội nhóm chống đối trong “Cộng đồng người Việt”, tổ chức và thông qua các chương trình “hội luận”, gặp gỡ, tiếp xúc số lao động, sinh viên người Việt tại các nước để tuyên truyền, lôi kéo phát triển lực lượng”; đưa một số đối tượng ở nội địa sang các nước để tổ chức huấn luyện, đào tạo. Các đối tượng phản động, chống đối được sự hậu thuẫn của số chức sắc tôn giáo cực đoan đã nhiều lần tổ chức các buổi “hội thảo”, “gặp mặt”, tập huấn về “dân chủ”, “nhân quyền”, tổ chức “hiệp thông cầu nguyện”, trương băng rôn, khẩu hiệu có nội dung chính trị xấu trong các cơ sở thờ tự để quay phim, phát tán trên không gian mạng cung cấp cho các tổ chức phản động lưu vong.

 Thứ tư là âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc bóp méo các sự kiện chính trị, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm để kích động gây mất ổn định chính trị - xã hội. Bên cạnh các đối tượng phản động, thì những phần tử cơ hội, thiếu hiểu biết cũng vô tình hoặc cố ý đã “tiếp tay” cho các hoạt động chống đối chính quyền khi tung tin thất thiệt trên mạng xã hội vào những thời điểm nhạy cảm, gây hoang mang trong dư luận, như:  Tung tin thất thiệt về bắt cóc trẻ em ở các vùng quê, về dịch bệnh Covid-19...Hay cả những vấn đề liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải quyết ô nhiễm môi trường, chống tham nhũng, cải cách hành chính, thu các loại thuế... cũng bị các đối tượng phản động triệt để lợi dụng phản ánh dưới lăng kính méo mó, thậm chí là có tính kích động, được tung lên mạng xã hội nhằm tạo nên sự hiểu nhầm của người dân, sự hoài nghi vào cấp ủy, chính quyền các cấp.

Thứ năm là âm mưu, thủ đoạn nhằm hạ bệ thần tượng; bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ. Ở dạng này, các thế lực thù địch tấn công vào đời tư của lãnh tụ, các cá nhân lãnh đạo; xuyên tạc mối quan hệ giữa các đồng chí lãnh đạo; xuyên tạc, bóp méo những quyết định của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các thời kỳ để từ đó hạ uy tín, với mục đích sâu xa là phủ nhận bản chất tốt đẹp, ưu Việt của Đảng và Nhà nước ta.

Trước tình hình đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người trực tiếp tuyên truyền, thực hiện đưa nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với Nhân dân. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự nghiên cứu, học tập, trau rèn nhận thức, bản lĩnh chính trị, nâng cao “sức đề kháng” trước những tư tưởng sai trái, lệch lạc, không để mình bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phát huy vai trò "hạt nhân" lãnh đạo tại cơ sở để góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng chống phá, những thông tin xấu độc, tuyên truyền lan tỏa những thông tin chính thống, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, gương người tốt, việc tốt, từ đó sẽ "lấy cái đẹp dẹp cái xấu" khiến các thế lực thù địch dần dần không còn "đất" để xuyên tạc, chống phá.

 

CHIÊU THỨC CHỐNG PHÁ MỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA

 


Những năm vừa qua, bằng nhiều thủ đoạn, vừa công khai, trắng trợn, vừa ngấm ngầm hòng phá hoại, bôi nhọ, thổi phồng, công kích chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, nền văn hóa mới của dân tộc nhưng không mang lại kết quả, các thế lực thù địch đang có sự điều chỉnh thủ đoạn chống phá hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Chúng cho rằng, vấn đề trước tiên, cốt yếu nhất là phải xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, xây dựng hệ thống lý luận khác, có khả năng triệt tiêu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng một xã hội mới, theo mong ước của chúng.

Như vậy, mục tiêu tiến công trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch không có gì thay đổi. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, chúng đã và đang sử dụng những chiêu thức mới, tiếp cận theo hướng quan hệ “mềm dẻo”, thân thiện hơn, hợp tác toàn diện, thâm nhập sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó tác động, phá hoại nền tảng tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Trước hết, cần nhận rõ chiêu thức mới của các thế lực thù địch là, chủ động thâm nhập, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua con đường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, đối ngoại, giáo dục và đào tạo. Đây là những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước ta đang quan tâm, mở rộng trong quá trình hội nhập quốc tế. Trên lĩnh vực kinh tế, chúng âm mưu thông qua hoạt động hợp tác, đầu tư để làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hệ thống và cơ cấu kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại Việt Nam; từ đó, tạo ra nền tảng vật chất, xã hội thuận lợi, hình thành nền “chính trị dân chủ” và “xã hội dân sự” kiểu phương Tây. Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị đối lập xuất hiện, công khai chống Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đặc biệt, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những tồn tại, vướng mắc trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xuyên tạc, phủ nhận đường lối lãnh đạo, thành tựu phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, kích động  tạo tâm lý hoài nghi trong xã hội; cổ súy, tung hô việc phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, làm mất phương hướng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, gây bất ổn về tư tưởng, xuất hiện tình thế mới về chính trị.

Lợi dụng tình thế đó, chúng sẽ kích động đòi “dân chủ kinh tế”, yêu cầu Đảng, Nhà nước phát triển kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây. Do vậy nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam chúng ta là việc cần thiết đối với mỗi người dân Việt Nam để chúng ta nâng cao cảnh giác đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

 

SỬ LÝ NGHIÊM ĐỐI TƯỢNG CHỐNG PHÁ

 


Công an bắt giam đối tượng Thạch Rine, ở Trà Vinh do có hành vi xúc phạm chân dung lãnh tụ, xuyên tạc lịch sử. 

Ngày 14/10, Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Trà Cú đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Thạch Rine (61 tuổi, ngụ tại xã Kim Sơn) để điều tra hành vi “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân”.

Quá trình làm việc với cơ quan điều tra, Thạch Rine thừa nhận hành vi nói trên nhằm tuyên truyền, xuyên tạc sai về lịch sử vùng đất Tây Nam bộ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trà Cú đã thu thập được nhiều tài liệu, chứng cứ có liên quan. Theo công an, Thạch Rine là đối tượng thường xuyên đăng tải, chia sẻ biểu tượng, tài liệu liên quan đến tổ chức phản động bên ngoài. Công an huyện Trà Cú đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Thạch Rine để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

       

So sánh số người bị lây nhiễm, tử vong vì Covid-19 giữa các quốc gia, phóng đại số người bị lây nhiễm, bị tử vong vì Covid-19 để gây sợ hãi trong dân chúng, lợi dụng khó khăn về đời sống để đổ lỗi cho chính phủ..., đó là những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động trong những ngày này được đăng tải trên một số trang mạng xã hội như: Tiếng dânHội anh em dân chủ... và một vài tờ báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam. Tuy hình thức, thủ đoạn chống phá không mới, nhưng nó chẳng khác nào virus độc hại lan truyền, gây nên nhận thức lệch lạc trong bộ phận dư luận. Do vậy mọi người phải nâng cao tinh thần cảnh giác khi vào mạng chỉ xem những tin tức chính thống đã được kiểm chứng không chia sẻ những thông tin của bọn phản động chống phá Đảng , nhà nước và các lực lượng tham gia chống dịch.

'Nhận nhầm' trợ cấp

Điện thoại tôi "nổ" tin nhắn liên tục sau khi tổ trưởng dân phố đăng thông báo về đợt cuối nhận trợ cấp Covid lên nhóm chat “khu phố”. Người đăng ký nhiều, người hỏi thông tin cũng nhiều. Tổ trưởng trả lời không xuể. Tôi quay sang hỏi người nhà: "Bà ngoại mình cũng tính là được nhận trợ cấp đấy nhỉ?". Lập tức, mấy cặp mắt nhìn tôi chằm chằm: "Bà có lương hưu, nhà mình cũng chưa đói nên đừng có đăng ký". Tôi rụt lại, nhưng lòng vẫn băn khoăn vì cảm thấy bị thiệt so với nhà khác. Họ đăng ký quá trời kìa! Tôi quay sang hỏi ông chú lao động tự do: "Chú đăng ký một suất nhé". Chú khinh khỉnh: "Muốn bị cười vào mặt hả? Có nhà cho thuê mà vẫn đi nhận trợ cấp, đã đói đâu". Em tôi nghe kể chuyện, tặc lưỡi kết luận, rằng nhà chị rõ là gàn dở, công ty em hai vợ chồng giám đốc khai là thất nghiệp nên được nhận cả ba đợt. Mà công ty vẫn hoạt động, trả lương nhân viên đều. Tôi bắt đầu thấy tức trong lòng. Tháng tám, tôi hòa vào dòng người lên phường "đòi" trợ cấp của khu phố. Trong trụ sở uỷ ban, một anh quát lớn: "Công bằng ở đâu?". Vì theo anh, nhà nghèo nhất khu phố chưa có đồng nào mà thằng X. làm cùng công ty anh có thất nghiệp đâu mà cả nhà được nhận hỗ trợ. Người phụ trách ra sức giải thích rằng mình chỉ làm theo quy định. Tiếng chị lọt thỏm giữa những âm thanh inh ỏi khác. Vài người nhao nhao "chúng tôi ở nhà bốn tháng, đói rồi... Phân chia cái kiểu gì mà để cho người không xứng đáng được nhận, còn người đáng nhận lại bị gạt ra bên lề?". Chị cán bộ bị bủa vây bởi những cơn bức xúc. Tôi sợ hãi lùi dần ra khi tốp người cứ càng lúc càng tụ lại gần. Cơn kích động đã làm người ta quên hết thảy 5K, an toàn dịch bệnh. Lời kêu gọi "mọi người bình tĩnh, có gì trình bày lịch sự" của tôi vo ve như tiếng muỗi kêu. Sau một hồi nghe đủ kiểu lý lẽ tuôn như thác đổ, tôi bỗng thấy mọi người "đấu tranh" là đúng. Con người vốn có hội chứng sợ bị bỏ lỡ - FOMO. Ở giữa đám đông kích động, những người hiền lành nhất cũng sẽ dễ dàng nổi xung. Đấy là quy luật lây lan xúc cảm trong Tâm lý học - bị cảm xúc mạnh mẽ của người khác gây ảnh hưởng, làm lệch hướng suy nghĩ và nhận định của bản thân. Trong đầu tôi nghĩ: Mình khác họ chỗ nào? Đóng thuế đầy đủ, các loại phí ủng hộ khu phố năm nào cũng góp, sao giờ lại không được nhà nước bù đắp gì trong đại dịch? Mình không rất cần tiền nhưng đủ tiêu chuẩn thì phải cho mình nhận, rồi mang đi chia sẻ lại cho ai kệ mình chứ. Máu nóng bốc lên phừng phừng khi tôi mở mạng xã hội, nhiều người đăng ảnh khoe tiền và "cảm ơn chính phủ". Rồi thêm vài người cho biết, đồng nghiệp cũ được hẳn ba lần. Anh bạn nhà khá giả hôm trước còn đi phát gạo cứu các khu phong tỏa được nhận tiền trợ cấp. Cô đồng nghiệp ngày nào cũng chụp hình đăng đồ ăn ngon cũng được nhận tiền. Mấy bạn hôm trước than khóc em không bán hàng được cũng đã cầm tiền trong tay... Mọi người đều được, tại sao không có tôi? Tôi và đoàn người "đấu tranh" với cán bộ khu phố không nhìn thấy những gương mặt nghèo khổ thực sự cần tiền. Chúng tôi chỉ nhìn thấy sự bất bình của bản thân. Cuộc đòi quyền lợi ôn hòa hơn khi mọi người được hẹn bảy giờ sáng hôm sau quay lại điền hồ sơ bổ sung. Ai nấy hoan hỉ ra về. Tôi chưa kịp về thì một cụ già tiến vào ủy ban hỏi "phần gạo chú bộ đội cho, mấy cháu mang tặng người khác khó khăn giùm được không?". Thấy cụ lọm khọm, tóc bạc, tôi chỉ chị cán bộ phường, bảo chị giúp ông làm giấy tờ nhận trợ cấp nè. Ông cụ phản ứng: "Tôi vẫn sống bằng lương hưu". Tôi giải thích, gói trợ cấp hơn bảy ngàn tỷ lận, ai cũng có phần nên ông lấy đi, không thì lại rơi vào tay những người không xứng đáng. Cụ ông cười: "Thế nào là xứng đáng và thế nào là không xứng đáng?". Tôi trả lời, ai nghèo hoặc khổ thật sự thì xứng đáng. "Thế ai nghèo khổ thật sự nào?", cụ hỏi. Nghĩ lại, tôi chưa đến mức đói rách, nhưng người ta hoàn cảnh giống tôi mà được lợi hơn thì tôi tự thấy tôi khổ, nên phải đi đòi trợ cấp để tránh sự bất công. Số tiền tôi nhận được có thể sẽ dành tặng ai đó trong đoàn đi bộ từ Sài Gòn về quê, có thể cho ai đó vừa thoi thóp trở về từ bệnh viện dã chiến, cho một em bé vừa trở thành mồ côi trong những ngày đại dịch quét qua. Tôi ngoan cố tranh luận với cụ, dẫn chứng rằng "có người giàu đã khai gian". "Nên cô cũng khai gian để được nhận chứ gì? Vậy mới là công bằng, đúng không?", giọng ông nhẹ nhàng, nhưng từng đợt gai ốc tôi nổi lên không ngừng. Và đến hôm nay, hàng nghìn người bị phát hiện "nhận nhầm" hỗ trợ. Nhiều người có việc làm, khá giả, không khó khăn đã khai thông tin không trung thực để nhận tiền hỗ trợ Covid, các quận huyện đang phải thu hồi. Trong những ngày nước sôi lửa bỏng, nhiều người bị đứt bữa, đói ăn, lãnh đạo Thành phố đã chủ trương chi hỗ trợ thật nhanh trên tinh thần phát nhầm còn hơn bỏ sót, không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú. Những chị cán bộ như ở khu phố tôi đã chịu áp lực rất lớn từ cả cấp trên và bà con cư dân ở địa bàn. Câu hỏi về lẽ phải và trách nhiệm phát nhầm trợ cấp trong tình huống này có lẽ không nên đẩy về phía những người như chị. Việc phát nhầm và nhận nhầm trợ cấp còn do chính những người thụ hưởng. Trong tâm lý so bì, chỉ nhờ vào vài lời khai là được tiền, lòng tham có thể trỗi dậy. Tôi có cần một triệu đồng đó? Một triệu không phải chuyện sống chết, cái tôi cần hơn là cảm giác được quan tâm, cảm giác mình không bị thiệt. Có lẽ nào hỗ trợ chỉ được đánh giá là công bằng khi ta có phần trong đó? Có bao nhiêu trong số những người nói "nhận trợ cấp rồi về chia cho người nghèo" đã thật sự đi chia cho người nghèo? Có bao nhiêu người nghĩ lại và đem trả những đồng tiền không thuộc về mình? Nếu chưa làm thì hôm nay cơ hội ấy vẫn còn.

'Chủ tịch, Bí thư tỉnh ủy nên trả lời tin nhắn của dân'

Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp mong lãnh đạo địa phương khi nhận được tin nhắn của người dân "hãy trả lời", cố gắng giải quyết khiếu nại từ cơ sở. Thông tư 04 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân có hiệu lực từ 15/11. VnExpress phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương về nội dung này. - Thông tư sắp có hiệu lực thi hành nêu rõ người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, giải quyết và chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực trạng việc tiếp dân của người đứng đầu hiện nay ra sao, thưa ông? - Năm 2021, 22,3% số lượt tiếp dân của thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp được ủy quyền, phân công tiếp thay. Nếu áp dụng quy định của Luật Tiếp công dân là Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải tiếp công dân định kỳ mỗi tháng một ngày và tiếp công dân đột xuất trong những vụ việc gay gắt, phức tạp thì số lãnh đạo địa phương tiếp dân định kỳ giảm rõ rệt. Việc này có một phần nguyên nhân nhiều nơi giãn cách xã hội trong Covid-19. Một số lãnh đạo địa phương không tiếp dân ở trụ sở nhưng xuống vùng dịch để giải quyết bức xúc hàng ngày của người dân. Dù vậy, ở một số địa phương, đoàn giám sát của Quốc hội trước đây đánh giá là người đứng đầu tiếp dân không đúng định kỳ, ủy quyền cho cấp phó, thậm chí ủy quyền cho giám đốc cấp Sở. Cán bộ Sở chỉ tiếp hình thức để báo cáo Chính phủ, trong khi đó mục tiêu Chủ tịch tiếp dân là để đưa ra chủ trương, biện pháp giải quyết ngay vấn đề chứ không phải để ghi điểm, ghi danh. Một số địa phương lãnh đạo tiếp dân xong thì ra thông báo "từ chối tiếp dân" vì "đã giải quyết hết thẩm quyền". Vì thế, người dân lại lên Trụ sở tiếp công dân Trung ương. Cán bộ tiếp dân phải giải quyết đến cùng vụ việc chứ không phải hết thẩm quyền. Xét cho cùng, người dân có lên trung ương thì thẩm quyền giải quyết vẫn là chủ tịch địa phương đó. - Báo cáo giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới đây nêu đích danh bốn Chủ tịch cấp tỉnh không tiếp dân ngày nào trong 18 tháng, gồm Bình Dương, Đăk Nông, Thừa Thiên - Huế, TP HCM. Những địa phương này sau đó đã có giải trình. Ông nhìn nhận thế nào về việc này? - Các tỉnh giải trình về việc lãnh đạo có một số buổi tiếp dân, một số buổi ủy quyền cho cấp dưới. Tuy nhiên, theo quy định, người đứng đầu phải trực tiếp tiếp dân, không nên ủy quyền. Theo Luật Tiếp công dân, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không phải chỉ tiếp dân để giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Là thủ trưởng cơ quan hành chính, anh có đủ thẩm quyền giải quyết những bức xúc của dân, nếu giao cho cấp dưới như Phó chủ tịch hay Giám đốc Sở thì họ chỉ "ghi nhận" rồi "báo cáo". Theo thống kê, cấp ủy chính quyền địa phương nào tăng cường công tác tiếp dân và người đứng đầu quan tâm đến việc này, đa số sự việc khiếu nại tố cáo ở địa phương đó sẽ ít, không có bức xúc. Vì vậy, Chủ tịch không chờ đến lịch mới tiếp dân mà nên tiếp dân đột xuất với những việc phức tạp, cần giải quyết ngay để tránh làm nóng tình hình. Hiện, chế tài chính quyền xử lý người đứng đầu không tiếp dân chưa có, nhưng tôi nhiều lần đề nghị, cần phải đánh giá và có giải pháp xử lý lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm điểm cuối năm theo nguyên tắc Đảng. - Người đứng đầu không tiếp dân theo quy định gây tác động thế nào đến các vụ khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, kéo dài? - Lãnh đạo các tỉnh, thành không tiếp dân, không quan tâm đến quyền lợi của dân thì người dân sẽ bức xúc, khiếu kiện vượt tuyến lên trung ương. Vì vậy, việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài cần có quyết tâm chính trị cao; người đứng đầu phải nhận thức rõ trách nhiệm. Chẳng hạn, có lần Tổ Công tác của Thủ tướng do Phó thủ tướng Trương Hòa Bình làm tổ trưởng đến kiểm tra tại mội địa phương, cả bí thư và chủ tịch tỉnh cùng hứa sẽ tiếp dân, giải quyết dứt điểm một việc phức tạp. Thế nhưng, người dân nhiều lần đến đề nghị gặp họ nhưng đều không được, thay vào đó là cán bộ không thuộc thẩm quyền được cử tiếp. Đến nay, sự việc này vẫn chưa giải quyết xong mặc dù có chỉ đạo của Phó thủ tướng. Rất nhiều vụ việc Ban Tiếp công dân trung ương có văn bản xuống đề nghị đối thoại nhưng người dân vẫn rất "khó gặp" lãnh đạo địa phương. Họ nói "sao lên đây gặp cán bộ dễ thế mà về địa phương gặp Phó Chủ tịch thôi cũng khó khăn?". Hay tại một tỉnh, khi Tổng Thanh tra Chính phủ gặp dân, có sự tham gia của lãnh đạo địa phương, người dân nói "8 năm rồi mới được gặp Phó Chủ tịch. Nếu như không có cuộc tiếp của Tổng Thanh tra, người dân chắc không bao giờ gặp được Chủ tịch, Phó Chủ tịch". - Vừa qua, TP HCM tổ chức chương trình trực tuyến "dân hỏi - thành phố trả lời". Ông đánh giá như thế nào về phương thức này? - Tôi cho rằng đây là mô hình rất hiệu quả, không chỉ trong thời gian chống dịch, mà nếu sau này áp dụng cũng rất hay. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ tăng cường tiếp dân tại Trụ sở tiếp dân Trung ương phía Nam; và tiếp dân trực tuyến. Nếu Chủ tịch hoặc lãnh đạo địa phương tiếp dân, chúng tôi đề nghị trực tuyến ba bên, giữa trụ sở tiếp dân Trung ương, lãnh đạo địa phương và người dân. Khi "ba mặt một lời", việc vận động thuyết phục người dân sẽ dễ dàng hơn, thống nhất cao hơn. Khi đó, người dân cũng không cần lên trụ sở tiếp dân Trung ương, đỡ vất vả, tốn kém. Chúng tôi cũng kiến nghị Tổng Thanh tra rà soát, xây dựng các nghị định của Chính phủ để thực hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giải quyết khiếu nại tố cáo. Có như vậy, người dân mới biết việc mình khiếu nại đang được giải quyết ở khâu nào. Các cơ quan Nhà nước, đại biểu Quốc hội, truyền thông, báo chí sẽ nắm được các vụ việc dân đang khiếu nại, tố cáo. Điều này cũng sẽ tránh việc chuyển đơn lòng vòng, gây khó khăn cho người dân, phức tạp thêm tình hình. - Hơn 10 năm phụ trách công tác tiếp dân Trung ương, kinh nghiệm tiếp dân của ông là gì? - Đó là chịu khó lắng nghe, tìm hiểu những bức xúc và giải quyết thấu đáo. Tôi mong muốn lãnh đạo các địa phương khi nhận được tin nhắn của người dân hãy trả lời, không có thời gian nghe điện thoại nên trả lời tin nhắn. Chỉ cần lãnh đạo địa phương làm tốt việc này, tình hình khiếu nại, tố cáo và sự bức xúc của người dân giảm đi rõ rệt, bởi người dân thấy được tôn trọng. Người dân liên lạc được với một ông lãnh đạo dù chưa biết kết quả ra sao nhưng họ mừng và tin tưởng. Ở trụ sở tiếp công dân trung ương, lúc nào dân gọi tôi cũng nghe. Bạn bè nhắn tin có thể tôi không trả lời khi đang bận, nhưng người dân nhắn tin bao giờ cũng hồi đáp. Một lần khoảng 23h, tôi nhận được cuộc gọi người dân khóc, kể nhiều lần mang theo văn bản của trung ương đến trụ sở tiếp dân của tỉnh nhưng không những không được tiếp mà còn bị lực lượng chức năng lôi đi. Tôi hướng dẫn họ tiếp tục đến trụ sở tiếp dân với thái độ bình tĩnh, ôn hòa, đưa văn bản của trụ sở tiếp công dân trung ương ra và đề nghị họ tiếp theo văn bản này.... Nếu có cán bộ trong quá trình tiếp dân mà vi phạm luật hoặc có thái độ không đúng mực thì có thể viết đơn gửi cho chủ tịch, bí thư và gửi cho tôi.

Yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới

 

Yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới

Hiện nay, trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Do đó, trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, chúng ta phải đấu tranh trên trận địa tư tưởng, lý luận của Đảng, bảo vệ đến cùng những thành quả tư tưởng, lý luận mà C.  Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công nghiên cứu, đúc kết và kiểm nghiệm trong thực tiễn. Cần nêu cao nhận thức và thực hiện những yêu cầu cơ bản như sau:

1- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên, khích lệ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thi đua lao động, hoàn thành mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Áp dụng phương châm: “Lấy thành tựu phát triển kinh tế - xã hội làm chỗ dựa vững chắc cho nền tảng tư tưởng của Đảng”. Bởi lẽ, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ có thể tồn tại và phát triển khi đem lại những giá trị thực tiễn cho cách mạng Việt Nam, và đến lượt mình, những giá trị thực tiễn của cách mạng nước ta lại góp phần rất quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

2- Đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, giáo dục và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những giá trị đích thực của các nguyên lý, luận điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin và Chủ tịch  Hồ Chí Minh; đồng thời, bổ sung, làm rõ thêm những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là các chuyên gia đầu ngành trong hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận. Bản thân những nhà nghiên cứu mác-xít, những người làm công tác lý luận nên nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lưỡng những tác phẩm nguyên bản của C.  Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I.  Lê-nin..., từ đó phát hiện những vấn đề mới, cách tiếp cận mới để giải quyết bài toán thực tiễn của xã hội hiện đại đang đặt ra; tránh lối nghiên cứu “tầm chương trích cú”, kinh viện, và áp dụng lý luận vào thực tiễn một cách máy móc, thiếu sáng tạo, làm cho chủ nghĩa Mác  - Lê-nin ngày càng bị xơ cứng, xa rời thực tiễn.

3- Tăng cường đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Nâng cao ý thức, trách nhiệm chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy ý thức tự giác, hành động tích cực và trách nhiệm tự thân của mỗi người trong đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính chủ động, tính thuyết phục và hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận. Quan tâm nghiên cứu các học thuyết chính trị ngoài mác-xít trên tinh thần vừa phê phán, vừa tiếp thu những giá trị hợp lý của các học thuyết ấy, nhằm góp phần phát triển, bổ sung và làm phong phú thêm cho hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và giải quyết tốt hơn những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

Tránh lối tư duy máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến mức xem đó là vùng “cấm kỵ”, không thể bổ sung, phát triển được gì nữa; hoặc đóng cửa, biệt lập với các trào lưu tư tưởng tiến bộ khác, làm chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng mất dần sức sống, sức chiến đấu và giảm tính thuyết phục./.

 

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong lịch sử nhân loại, hiếm có học thuyết, tư tưởng nào mà trong suốt quá trình hình thành và phát triển lại chịu nhiều sự đả kích, xuyên tạc, bóp méo của các thế lực chống đối như chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Những luận điệu công kích, chống phá của các thế lực thù địch, phản động rất đa dạng, song về cơ bản, tập trung theo hai hướng:

Thứ nhất, phủ nhận, hạ thấp vai trò và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Các thế lực thù địch, phản động viện dẫn lý do thời đại máy hơi nước và chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã kết thúc, nhường chỗ cho thời đại của các cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời đại của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Chúng xuyên tạc rằng ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin không bắt kịp và phản ánh đúng sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học, công nghệ hiện đại; cả ba vị lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đều xuất phát từ bối cảnh lịch sử của phương Tây, vì vậy, lý luận của các ông không thể giải quyết được các vấn đề có tính lịch sử và thời đại của các nước phương Đông, nhất là ở Việt Nam. Họ còn xoáy sâu vào những hạn chế mang tính lịch sử trong quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, để công kích và xuyên tạc, như dự báo chưa chính xác về việc nổ ra cách mạng vô sản trong thời đại của mình (chủ yếu là quan điểm của C.  Mác và Ph. Ăng-ghen); đánh giá không đầy đủ về sức sống tương đối lâu dài của chủ nghĩa tư bản, dự đoán quá sớm về tiến trình chiếm lĩnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới; chưa đánh giá đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong quan hệ với lợi ích giai cấp; hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn chưa đầy đủ...

Để chỉ ra sự phi lý của những luận điệu phủ nhận và xuyên tạc nêu trên, cần thấy rõ rằng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là hệ thống tri thức thuộc ngành khoa học xã hội, khoa học nhân văn, vì thế, nó mang đặc trưng tích lũy, kế thừa, chứ không mang đặc trưng thay thế như những tri thức thuộc ngành khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Do vậy, nói chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã lỗi thời là một sự quy chụp không có căn cứ. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và khoa học, công nghệ hiện đại ngày nay vốn không thể xóa bỏ được những mâu thuẫn cố hữu của chủ nghĩa tư bản; ngược lại, nó làm cho những mâu thuẫn đó càng thêm sâu sắc. Điều này được biểu hiện cụ thể trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại, như mâu thuẫn giữa tư bản và lao động tiếp tục tồn tại và gia tăng, khoảng cách giàu - nghèo mở rộng, phân phối của cải không công bằng, nạn thất nghiệp tăng lên, nhiều vấn đề xã hội trở nên trầm trọng... Trong khi đó, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác  - Lê-nin, ở xã hội xã hội chủ nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và khoa học, công nghệ sẽ góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất và cơ hội phát triển tự do, toàn diện cho con người, đồng thời là cơ sở cho việc thực hiện nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một học thuyết mở, luôn tiếp nhận những thành tựu lý luận mới và không ngừng hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Do đó, trách nhiệm của các đảng cộng sản, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin gắn với điều kiện, đặc điểm của quốc gia, dân tộc mình, khắc phục những hạn chế lịch sử của nó do tính thời đại chi phối...

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động tập trung tấn công tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện. Họ xuyên tạc rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không có tư tưởng của riêng mình hoặc tư tưởng của Người không được coi là một hệ thống. Dựa vào những luận điểm của Người có tính bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin và bao hàm sự kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nền cộng hòa Pháp và Mỹ, các thế lực thù địch, phản động quy kết rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa cộng hòa và chủ nghĩa hòa bình hơn là một người theo chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc, không có tư tưởng về đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, không mang bản chất mác-xít, thậm chí đối lập với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trên thực tế, đây là một sự xuyên tạc vô căn cứ, bởi tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện lịch sử của Việt Nam, là sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lê-nin với giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chủ nghĩa Mác  - Lê-nin trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chuyển hóa thành hệ thống thế giới quan, phương pháp luận, nhân sinh quan khoa học, cách mạng, sinh động, giàu tính thực tiễn, có giá trị dẫn đường cho thành công của cách mạng Việt Nam.