Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

Luân chuyển để cán bộ trưởng thành trong thực tiễn-Bài 1: Rèn luyện thực tế, không phải cuộc dạo chơi

 

Luân chuyển cán bộ là phương châm chiến lược của Đảng nhằm rèn luyện để đội ngũ cán bộ trưởng thành trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Luân chuyển dần trở thành việc thường xuyên trong công tác cán bộ. Những kết quả tích cực của việc luân chuyển cán bộ là không thể phủ nhận, song cùng với đó, vẫn còn nhiều nơi, nhiều cán bộ việc luân chuyển chưa tương xứng với chủ trương và sự kỳ vọng của cấp ủy đảng các cấp.

Bài 1: Rèn luyện thực tế, không phải cuộc dạo chơi

Với tinh thần cốt lõi là muốn có cán bộ tốt, trưởng thành thì phải thử thách cán bộ bằng thực tiễn công tác, nhất là ở những nơi khó khăn, nhiệm vụ nặng nề. Qua việc luân chuyển, cán bộ có môi trường mới, cương vị mới để rèn luyện, thử thách, có thể đảm đương nhiều vị trí công tác khác nhau.

Nước có chảy thì mới trong

Sử xưa ghi lại, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là một trong những vị quan được luân chuyển (luân quan) nhiều nhất, cả lên chức và xuống chức. Ông bắt đầu sự nghiệp làm quan với chức Hành tẩu Sử quán rồi dần lên tới các chức Thượng thư, Tổng đốc vì những thành tích trong quân sự và kinh tế. Ông làm quan ở 3 thời vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

Từ thời xa xưa, các triều đại phong kiến Việt Nam đều đã thực hiện việc luân chuyển quan lại. Việc luân chuyển diễn ra bình thường từ Trung ương về địa phương và ngược lại. Qua thực tiễn để quan lại được rèn luyện, thử thách ở cương vị mới, hướng đến mục đích tạo ra sự công bằng trong bố trí các vị trí. Ngoài ra còn phòng tránh việc quan lại lợi dụng chức vụ, thời gian giữ chức lâu dài để tiến hành các việc tiêu cực.

Thậm chí, việc luân chuyển được thực hiện bằng các quy định cụ thể của các triều đại phong kiến, trong đó, điển hình là Luật Hồi tỵ (bắt đầu xuất hiện từ đời Hồng Đức (1460-1497). Trong đó chú trọng loại trừ hiện tượng những người thân thích, quen thân kéo bè, kết phái, tạo ra tham nhũng, tiêu cực. Quy định những quan lại chủ chốt không là người địa phương được quy định cụ thể trong Luật Hồi tỵ, trở thành kinh nghiệm trong thực hiện luân chuyển cán bộ sau này.

Luân chuyển để cán bộ trưởng thành trong thực tiễn-Bài 1: Rèn luyện thực tế, không phải cuộc dạo chơi

Luân chuyển để cán bộ trưởng thành trong thực tiễn. Ảnh minh họa: tuyengiao.vn

Hiểu cán bộ, rèn luyện cán bộ và khéo dùng cán bộ là điều quyết định đến công việc gốc của Đảng. Xuyên suốt các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, bao thế hệ cán bộ của Đảng đã trưởng thành trên chiến trường, sẵn sàng vào Nam ra Bắc, luân chuyển giữa hậu phương và tiền tuyến, góp sức lớn vào thắng lợi của dân tộc. Dần dần, luân chuyển cán bộ được xem là việc bình thường trong công tác cán bộ.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng cụ thể hóa chủ trương này bằng nhiều nghị quyết, quy định, kết luận như: Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25-1-2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; Quy định số 98-QĐ/TW ngày 7-10-2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28-4-2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ; Kết luận số 24-KL/TW ngày 5-6-2012 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”...

Với tinh thần cốt lõi là muốn có cán bộ tốt, trưởng thành thì phải thường xuyên thử thách cán bộ bằng thực tiễn công tác, nhất là ở những nơi khó khăn, nhiệm vụ nặng nề. Qua việc luân chuyển, cán bộ có môi trường mới, cương vị mới để rèn luyện, thử thách, có thể đảm đương nhiều vị trí công tác khác nhau. Đó cũng là điều kiện để cán bộ đi luân chuyển khẳng định năng lực, uy tín, trưởng thành trong thực tiễn, là cơ sở quan trọng để tổ chức đảng đánh giá, bổ nhiệm, sử dụng sau này.

Đồng thời, nhân dân có cái nhìn khách quan, toàn diện về đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt, đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ngày càng trưởng thành. Đây cũng là một bước quan trọng để từng bước khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương, khép kín, trì trệ trong công tác cán bộ.

Qua gần 5 năm thực hiện Quy định số 98-QĐ/TW ngày 7-10-2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ (tính đến tháng 2-2022), Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã thực hiện luân chuyển 13.503 lượt cán bộ. Trong những năm gần đây, chủ trương luân chuyển được thực hiện thường xuyên, quyết liệt. Đặc biệt, trong 2,5 năm đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã phân công, điều động, bố trí nhiều Ủy viên Trung ương Đảng không phải là người địa phương làm bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo thống kê, đến tháng 8-2022, cả nước có 36/63 bí thư tỉnh ủy, thành ủy không là người địa phương.

Còn hiện tượng không bình thường trong luân chuyển

Những thành công của công tác luân chuyển cán bộ là rất căn bản, tạo được đội ngũ cán bộ trưởng thành qua thực tiễn, được rèn luyện về phẩm chất, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm đáp ứng được nhiều nhiệm vụ theo yêu cầu. Dù vậy, bên cạnh những ưu điểm là chủ đạo, quá trình thực hiện luân chuyển cũng xuất hiện một số hiện tượng, vấn đề cần phải xem xét thấu đáo để có sự điều chỉnh phù hợp. Những hiện tượng, vấn đề ấy có thể điểm danh:

Luân chuyển theo kiểu “đi nhanh, về nhanh”. Trong một thời gian dài, trên các trang báo, mạng xã hội nóng lên những cụm từ “tráng men”, “lướt ván”, “dạo chơi” khi nói về cán bộ đi luân chuyển. Đó là thực tế một số cán bộ đi luân chuyển trong thời gian ngắn đã quay về để bổ nhiệm ở vị trí cao hơn trước. Hiện tượng đó tất yếu dẫn đến tình trạng “tráng men”. Những cán bộ đó sẽ dễ sinh ra tư tưởng “nhấp nhổm”, “cố thủ”, “an vị”, làm việc cầm chừng với quan niệm không để phạm khuyết điểm, sai lầm, trở về an toàn.

Tâm lý “chờ ngày về” trong luân chuyển cán bộ. Phải thẳng thắn thừa nhận thực tế có những đơn vị, địa phương chưa coi trọng cán bộ luân chuyển. Với tâm lý cán bộ đi luân chuyển để trở về nên cơ sở “ngại” giao những công việc quan trọng. Bên cạnh đó, không ít cán bộ đi luân chuyển trong thời gian ngắn, nếu có được giao việc thì cũng chỉ kịp làm quen, đã phải quay trở về. Thậm chí, có những nơi còn mang nặng tâm lý cục bộ, địa phương, khép kín, không tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển. Điều đó dẫn đến tình trạng cán bộ không có môi trường thuận lợi để làm việc, không có việc để làm.

Đáng nói hơn, có những cán bộ đi luân chuyển nhưng không muốn làm việc, chờ ngày về để lên vị trí cao hơn. Đó là thực trạng của những cán bộ tìm mọi cách để luân chuyển, xem đó là bệ phóng để lên chức, lên quyền. Họ xem việc đi luân chuyển không vì yêu cầu nhiệm vụ mà là lợi ích cá nhân. Chính vì vậy, khi đến nơi luân chuyển, những cán bộ này thường giữ tâm lý an toàn, ngại va chạm, né tránh, “dĩ hòa vi quý” trong thực hiện nhiệm vụ, không dám đưa ra các quyết sách quan trọng để tạo ra sự đổi mới, sáng tạo ở nơi được luân chuyển đến.

Cán bộ đi luân chuyển nhưng không có sản phẩm mang về. Có những lúc, cán bộ đến luân chuyển được “tung hô”, quan tâm, nhưng cả quá trình sau đó, cán bộ làm việc ra sao, kết quả thế nào thì lại hoàn toàn im ắng. Đây cũng là kẽ hở để một số cán bộ luân chuyển né tránh nhiệm vụ, hoặc thực hiện nhiệm vụ với thái độ, trách nhiệm cầm chừng, sợ sai. Cơ quan, địa phương chủ quản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thuộc quyền đi luân chuyển không rõ ràng. Cơ quan, địa phương tiếp nhận cán bộ đến luân chuyển, khi hết nhiệm kỳ đánh giá cũng chưa thực chất kết quả, thành tích công tác của cán bộ trong thời gian luân chuyển.

Đi luân chuyển là vì yêu cầu, nhiệm vụ chứ không phải đơn thuần là đi học việc. Cán bộ được quy hoạch để giữ vị trí lãnh đạo cao hơn, vì vậy, đi luân chuyển để rèn luyện, am hiểu thực tiễn, phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn. Kết quả thực hiện nhiệm vụ là thước đo thực tiễn để đánh giá cán bộ. Đáng tiếc, “sản phẩm mang về” của họ lại không tương xứng như kỳ vọng của nơi đưa đi luân chuyển. 

Cán bộ đi luân chuyển không trưởng thành hơn, khi trở về lên vị trí cao hơn sẽ hại nhiều hơn lợi. Đề cập đến thực trạng này, sinh thời, nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở: Không phải cứ đi luân chuyển là để lên cao hơn, để về giữ chức nọ chức kia. Phấn đấu để được đi luân chuyển, "chạy" luân chuyển, về nơi nào thuận, dễ, ngon ăn, nhưng về chỉ làm cấp phó chẳng thể hiện được gì, chưa đủ 3 năm lại ngấp nghé đòi về... Rồi cứ nghĩ đi luân chuyển để làm cán bộ chứ không phải để trưởng thành.

Thực hiện đúng quy trình luân chuyển sẽ đào tạo, rèn luyện được những cán bộ chủ trì, cốt cán có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của cách mạng. Ngược lại, sẽ tạo môi trường, điều kiện để cán bộ vi phạm, rút ngắn thời gian, quy trình. Những tổ chức, địa phương thực hiện không đúng quy trình luân chuyển, không kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ luân chuyển sẽ ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, tổ chức chính quyền các cấp. Khi đó sẽ kéo theo không ít hệ lụy từ việc cục bộ, “lợi ích nhóm”, ảnh hưởng lâu dài đến công tác cán bộ nói riêng, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng nói chung. Khi “công việc gốc” của Đảng bị lung lay sẽ là mối nguy lớn đe dọa đến sự trường tồn của Đảng và chế độ.


Đoàn Kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

 Tại buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra công bố Quyết định, Kế hoạch kiểm tra Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Chiều 04/9, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn Kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao. Tham dự buổi làm việc có các thành viên Đoàn kiểm tra và các Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao, đại diện cấp ủy một số tổ chức đảng của Bộ Ngoại giao.

Tại buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra công bố Quyết định, Kế hoạch kiểm tra Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Lê Minh Hưng nhấn mạnh, đây là công tác kiểm tra định kỳ hàng năm theo kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm đánh giá thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận 21. Qua đánh giá khách quan, toàn diện các kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kết luận 21 tại Bộ Ngoại giao, Đoàn Kiểm tra mong muốn tìm hiểu cách làm mới, kinh nghiệm hay trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đóng góp vào tổng kết thực tiễn xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư để chuẩn bị tốt cho Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Lê Minh Hưng đề nghị Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Đoàn Kiểm tra, xây dựng báo cáo bám sát kế hoạch, đề cương, cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu để kết quả kiểm tra đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Tiếp thu chỉ đạo của đồng chí Lê Minh Hưng, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, sau khi Trung ương ban hành Kết luận 21, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã xây dựng, ban hành Kế hoạch quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận 21; phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy Bộ Ngoại giao lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt tới các cấp ủy, tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Bộ Ngoại giao ở trong và ngoài nước. Trong đó, trọng tâm là gắn kết chặt chẽ xây dựng Đảng với xây dựng ngành Ngoại giao trong sạch, vững mạnh toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp.

Đồng chí Bùi Thanh Sơn khẳng định Ban cán sự đảng và các tổ chức đảng của Bộ Ngoại giao sẽ thực hiện nghiêm túc kế hoạch Đoàn Kiểm tra đề ra; chuẩn bị kỹ lưỡng các báo cáo, phối hợp chặt chẽ với Đoàn Kiểm tra, cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin để Đoàn Kiểm tra đánh giá đúng thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận 21 tại Bộ Ngoại giao; mong muốn Đoàn Kiểm tra gợi mở các biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa Kết luận 21, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng và các tổ chức đảng của Bộ Ngoại giao, xây dựng, phát triển ngành Ngoại giao vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp./.


Tham khảo Chính trị Việt Nam – Singapore lần thứ 16.

 Thực hiện thỏa thuận giữa hai Bộ Ngoại giao, ngày 04/9/2024, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Singapore, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã cùng Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Albert Chua (An-bớt Chua) đồng chủ trì Tham khảo chính trị Việt Nam – Singapore lần thứ 16.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của cơ chế Tham khảo chính trị trong việc rà soát, thúc đẩy triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao và trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.  

Thứ trưởng Thường trực Albert Chua khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Singapore ở khu vực; các cơ chế hợp tác song phương giữa hai nước, trong đó có cơ chế Tham khảo Chính trị, đã góp phần tích cực vào việc triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore.

Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore ngày càng đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả trên mọi lĩnh vực hợp tác. Trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao được duy trì với tần suất cao; quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền phát triển tốt đẹp, với việc gia hạn chương trình đào tạo dành cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Singapore. Thủ tướng hai nước cũng đã thiết lập cơ chế Họp thường niên dịp cùng dự các Hội nghị đa phương nhằm rà soát và trao đổi phương hướng hợp tác tổng thể giữa hai nước. Hợp tác kinh tế vẫn là một trong những nền tảng quan trọng trong quan hệ hai nước; Singapore là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam với 3.742 dự án, tổng vốn đạt hơn 80 tỷ đô la. Trong những thành tựu này có sự đóng góp quan trọng của 18 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại 13 tỉnh, thành của Việt Nam. Hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng, an ninh, giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân được coi trọng phát triển, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau của nhân dân hai nước.

Về phương hướng thời gian tới, hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy triển khai hiệu quả các thỏa thuận của Lãnh đạo hai nước; chuẩn bị tốt cho các cuộc trao đổi, tiếp xúc cấp cao, trước mắt là cơ chế gặp thường niên giữa hai Thủ tướng; tăng cường gắn kết hai nên kinh tế, đưa hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân… đi vào chiều sâu, góp phần sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Hai bên khẳng định sẽ phối hợp thúc đẩy triển khai quan hệ Đối tác Kinh tế số - Kinh tế xanh và Hiệp định Khung về Kết nối hai nền kinh tế nhằm tạo đột phá trong các lĩnh vực mới như kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, năng lượng xanh, phát triển bền vững...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt mong muốn sẽ có thêm nhiều khu VSIP thế hệ mới, thông minh và xanh tại Việt Nam; đề nghị Singapore tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược; duy trì và tăng số lượng học bổng cho Việt Nam; đào tạo nhân lực cho quá trình chuyển đổi số, nhất là trong lĩnh vực an ninh mạng, di chuyển luồng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo; và hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu xây dựng mô hình Trung tâm đổi mới sáng tạo về khoa học dữ liệu quốc gia.  

Thứ trưởng Albert Chua mong muốn hai bên phối hợp thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới như năng lượng sạch, trong đó có điện gió; trao đổi tín chỉ các-bon nhằm đạt mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Vui mừng trước thông tin Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024, Thứ trưởng Albert Chua đề nghị hai bên tăng cường hợp tác xuất nhập khẩu nông sản, góp phần bảo đảm an ninh lương thực; thúc đẩy kết nối hàng không để phát triển kinh tế, thương mại, du lịch; khẳng định Singapore sẽ mở rộng hiệu quả các chương trình đào tạo quản lý cho Việt Nam như “Quản trị dành cho Lãnh đạo” hay “Các nhà Lãnh đạo Tiềm năng”.

Hai bên đã trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí đánh giá hợp tác Tiểu vùng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển cộng đồng ASEAN và phát triển bền vững ở khu vực. Hai bên nhất trí duy trì tham vấn, tích cực phối hợp với các nước thành viên ASEAN trong quá trình xây dựng các Chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực; thúc đẩy ASEAN đoàn kết, thống nhất và phát triển bền vững, dựa trên nền tảng các nguyên tắc và chuẩn mực ứng xử đã được xác lập; cải tiến đổi mới phương thức làm việc để hướng tới một ASEAN tự cường và thích ứng với các cơ hội, thách thức trong tương lai. Hai bên cũng chia sẻ những đánh giá và quyết tâm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển; cùng các nước ASEAN thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC, phấn đấu sớm đạt Bộ Quy tắc Ứng xử COC chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cũng đề nghị Singapore quan tâm, ủng hộ và tham dự ở cấp cao tại Diễn đàn tương lai ASEAN năm 2025 tại Việt Nam để cùng trao đổi các ý tưởng, sáng kiến bổ trợ cho hợp tác khu vực.

* Nhân dịp này, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã tới chào Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan. Bộ trưởng Vivian Balakirshan chúc mừng Quốc khánh lần thứ 79 của Việt Nam, đồng thời một lần nữa gửi lời chia buồn sâu sắc đến Chính phủ và Nhân dân Việt Nam về sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore gửi lời chúc mừng và khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Singapore – Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Bày tỏ ngưỡng mộ những thành tựu phát triển kinh tế xã hội vượt bậc và mạnh mẽ của Việt Nam kể từ khi mới giành được độc lập tới nay, Bộ trưởng Vivian Balakirshan khẳng định Việt Nam luôn là đối tác quan trọng và tin cậy của Singapore cả về song phương và trong hợp tác khu vực. Đề cập tới những thỏa thuận giữa hai nước nhân các chuyến thăm cấp cao, Bộ trưởng Vivian Balakrishan đề nghị hai Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan của hai nước góp phần thúc đẩy tổng thể các lĩnh vực hợp tác, nhất là kết nối hai nền kinh tế và các lĩnh vực mới, sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới./.

Truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng mong muốn Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” sẽ là giải thưởng lớn mang tầm quốc gia về khoa học và công nghệ, với bản sắc riêng của khoa học lý luận chính trị, góp phần truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến, không ngừng đổi mới, sáng tạo để có những công trình khoa học lý luận chính trị có chất lượng.

Chiều 4/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức trao tặng Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” - Lần thứ I.

Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” - Lần thứ I của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được phát động năm 2021 nhằm tìm kiếm, động viên, khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học xuất sắc, tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu lý luận chính trị, góp phần tham mưu, tư vấn có hiệu quả cho Đảng, Nhà nước về đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời giúp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của Học viện nói riêng và cả nước nói chung.

Báo cáo tổng kết công tác triển khai và tổ chức xét tặng Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” - Lần thứ I do PGS,TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện trình bày cho hay, sau 3 năm triển khai, Giải thưởng đã thu hút sự tham gia của 20 công trình, cụm công trình đề nghị xét tặng của các tác giả, nhóm tác giả. Sau quá trình xét tặng chặt chẽ, đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, 4 công trình, cụm công trình đã xuất sắc đoạt giải, trong đó có 2 công trình, cụm công trình đoạt giải Cống hiến, 1 công trình truy tặng giải Cống hiến và 1 cụm công trình đạt giải Triển vọng.

Hai cụm công trình được tặng giải Cống hiến thuộc về Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trương Minh Dục, nguyên Phó Giám đốc Học viện chính trị khu vực III và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Đình Phong, nguyên giảng viên cao cấp Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Truy tặng giải Cống hiến về “Nghiên cứu Lý luận chính trị” cho công trình của cố Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Hà Thúc Minh, nguyên Trưởng khoa Triết học, Học viện Chính trị khu vực II.

Giải Triển vọng được tặng cho cụm công trình của nhóm tác giả do Tiến sỹ Lê Thị Chiên, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là đại diện.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, những năm qua, tự hào là ngôi trường Đảng được vinh dự mang tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh luôn không ngừng đổi mới, đồng bộ, toàn diện mọi mặt công tác nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng.

Với mục tiêu lan tỏa các giá trị tích cực, tôn vinh sự cống hiến, xây dựng uy tín và hình ảnh mẫu mực của người cán bộ trường Đảng không chỉ trong đào tạo, bồi dưỡng mà còn trong nghiên cứu khoa học, Học viện đã đặc biệt chú trọng đổi mới tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, xây dựng chiến lược phát triển Học viện và thúc đẩy chiến lược xây dựng đội ngũ chuyên gia, đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành của Học viện có chất lượng, có uy tín.

Trong công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, hằng năm, Học viện đã tổ chức triển khai nghiên cứu đồng bộ hàng trăm nhiệm vụ khoa học các cấp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, Học viện đã chủ động nghiên cứu và chắt lọc kết quả nghiên cứu, xây dựng các báo cáo kiến nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, được các cấp có thẩm quyền ghi nhận và đánh giá cao. Học viện liên tục có nhiều đóng góp trong việc tham gia soạn thảo các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, gần đây nhất là dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV, cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định chủ trương, đường lối và chính sách kịp thời, sát hợp với diễn biến của thực tiễn đất nước và thế giới.

Để ghi nhận, khích lệ, tôn vinh các nhà khoa học xuất sắc, tiêu biểu đã có những đóng góp xứng đáng về nghiên cứu lý luận chính trị, qua đó, tạo động lực thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo của các nhà khoa học; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu về lý luận chính trị; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có chủ trương đề ra Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” dành cho các tác giả, đồng tác giả là công dân Việt Nam có công trình, cụm công trình nghiên cứu về lý luận chính trị.

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc tổ chức xét Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” được coi là một sáng kiến mang tính đột phá của Học viện trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, đồng thời là hình thức lan tỏa sâu rộng kết quả nghiên cứu lý luận chính trị của các nhà khoa học trong và ngoài Học viện.

Đánh giá cao những công trình, cụm công trình đoạt Giải thưởng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng cho biết, đây là những công trình tiêu biểu xuất sắc, có đóng góp quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời đề nghị tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu về Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” trên phạm vi rộng hơn nữa để Giải thưởng trở thành một giải thưởng chính thức, giải thưởng lớn mang tầm quốc gia trong hệ thống các giải thưởng quốc gia về khoa học và công nghệ, với bản sắc riêng của khoa học lý luận chính trị, góp phần truyền cảm hứng sáng tạo và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục cống hiến, không ngừng đổi mới, sáng tạo để có những công trình khoa học lý luận chính trị có chất lượng./.

Cần tiếp tục triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Công đoàn Viên chức Việt Nam và các cấp công đoàn cả nước cần tiếp tục triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.


Sáng 4/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” giai đoạn 2019 - 2024.

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đại diện một số ban, bộ, ngành Trung ương và 150 cá nhân là những gương điển hình trong phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”.

Từ chủ trương trong Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, năm 2018, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam đã cụ thể hóa phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” trong Nghị quyết số 04/NQ-CĐVC ngày 16/8/2019 về nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và triển khai trong toàn hệ thống với nội dung: “Tham mưu giỏi” là tham mưu đúng, trúng, kịp thời, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao cho Nhà nước, xã hội, người dân, người lao động và doanh nghiệp; “Phục vụ tốt” là phục vụ chu đáo, tận tình, trách nhiệm, hiệu quả theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp và khách hàng. Phục vụ còn được hiểu là phục vụ sự nghiệp vẻ vang của Đảng, phụng sự Tổ quốc, dân tộc.

Sau 5 năm triển khai, phong trào đã thấm sâu đến cơ sở, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng, thực hiện bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả ở từng cơ quan, đơn vị. “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” cùng với các phong trào thi đua, cuộc vận động khác đã tạo chuyển biến lớn trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cả nước về chất lượng chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ, hoàn thành khối lượng công việc ngày càng nặng nề, phức tạp trong bối cảnh thế giới có nhiêu biến động, xuất hiện những vấn đề mới chưa có tiền lệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân và vị thế đất nước.

Tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao và hoan nghênh Công đoàn Viên chức Việt Nam đã phát huy tốt vai trò chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức, phát động, triển khai các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn viên chức Việt Nam và các cấp, ngành phát động; trong đó có phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” đã được đông đảo các cấp công đoàn tích cực hưởng ứng, tạo động lực thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và tăng cường trách nhiệm trong mọi công việc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, thời gian qua, phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở từng cơ quan, đơn vị; góp phần nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Việc triển khai sâu rộng phong trào “tham mưu giỏi, phục vụ tốt trong cả nước, đã xuất hiện hàng nghìn điển hình tiên tiến, mà trong đó là 150 đồng chí được biểu dương ngày hôm nay là những tấm gương tiêu biểu của phong trào. Đây là những tấm gương tiêu biểu xuất sắc, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, lao động đạt năng suất cao, chất lượng tốt; tận tụy, trách nhiệm cao trong công việc; hết lòng, hết sức vì nhiệm vụ chung, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ xúc động được biết nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dù thu nhập chưa cao, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đã nỗ lực vượt qua mọi thách thức, kiên quyết vượt qua cám dỗ, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thực hành liêm chính, vô tư, trong sáng, thượng tôn pháp luật, giữ gìn đạo đức công vụ, được đồng nghiệp và nhân dân quý mến, tin yêu; nhấn mạnh đó cũng chính là những điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là những người tiên phong trong thực hiện Di chúc Bác Hồ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu chiến lược đến năm 2030 nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thu nhập cao; đồng thời nhấn mạnh đó là khát vọng của toàn dân tộc và cũng là thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Trong bối cảnh mới ngày càng nhiều khó khăn, thách thức, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu phải phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó, nguồn lực con người là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất; cần có một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất năng lực, uy tín, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương và đạo đức công vụ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở, công đoàn cùng cơ quan chuyên môn sẽ luôn tạo được môi trường kết hợp giữa giáo dục, rèn luyện trong tập thể với phát huy tính chủ động, tự giác trong rèn luyện, tu dưỡng cá nhân, chúng ta sẽ có được lực lượng mạnh, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trích dẫn lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của dân, là đầy tớ của dân. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”, coi đó là kim chỉ nam trong suốt quá trình thực thi công vụ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn trong nhiệm vụ, công việc hằng ngày, từ tham mưu các chủ trương, chính sách vĩ mô, đến các công việc hành chính, phục vụ cụ thể, mỗi người phải thương yêu nhân dân, lắng nghe nhân dân, tận tâm lo lắng, trăn trở và quyết tâm giải quyết kịp thời, thấu đáo, hiệu quả các vấn đề nảy sinh liên quan đến cuộc sống, sinh kế của người dân và khó khăn của tổ chức, doanh nghiệp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý trước yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư lấy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và kinh tế tri thức làm nền tảng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực sự năng động, đổi mới sáng tạo; phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị; nắm vững chủ trương, chính sách, pháp luật; không ngừng nâng cao tri thức, đổi mới tư duy và tầm nhìn; có tinh thần tự học suốt đời, luôn cập nhật kiến thức, phát triển kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng để thúc đẩy tư duy đổi mới, tinh thần sáng tạo, trong công tác cán bộ, các cấp ủy, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu phải đánh giá đúng cán bộ, thực sự quan tâm khích lệ, quy hoạch, đề bạt, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; tập trung khắc phục trình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy, thờ ơ, vô cảm, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả, sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ; không dám tham mưu, không ra quyết định, không dám đương đầu với khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Công đoàn Viên chức Việt Nam và các cấp công đoàn cả nước cần tiếp tục triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, giám sát thực hiện các phong trào thi đua để các phong trào duy trì thường xuyên, liên tục; xác định rõ mục tiêu, đối tượng, nội dung và tiêu chí thi đua; đồng thời coi trọng hơn nữa công tác phát hiện, lựa chọn, biểu dương, nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến.

Khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, nghiên cứu đổi mới chế độ chính sách tiền lương, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc, cống hiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn với những kết quả đã đạt được, các gương mặt tiêu biểu tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tạo nên nhiều sản phẩm, thành tích mới, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trở thành cảm hứng và động lực cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cả nước để từng cơ quan, đơn vị và đất nước có thật nhiều gương điển hình, nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”./.


Hơn 23 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới.

 

Sáng 5-9, học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới 2024-2025.

Tiếng trống trường rộn rã, hơn 23 triệu học sinh cả nước quần áo chỉnh tề, khăn quàng đỏ bay phấp phới, tay cầm theo lá cờ, bông hoa tung tăng bước chân đến trường. Ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 được tổ chức với tinh thần gọn nhẹ, lấy học sinh làm trung tâm, thể hiện sự đồng lòng của Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại các vùng khó khăn, dù còn nhiều thiếu thốn về điều kiện và cơ sở vật chất, giáo viên vẫn tận tâm tổ chức một buổi lễ khai giảng giản dị nhưng đầy ý nghĩa cho các em học sinh.

Trong sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự lễ khai giảng tại Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phạm Hùng (Vĩnh Long). Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ khai giảng tại Trường THCS Trừ Văn Thố (Tiền Giang). Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ khai giảng tại Trường Mầm non Pác Bó (Cao Bằng). Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai giảng tại Trường THCS Nghĩa Phương (Bắc Giang). Phó thủ tướng Lê Thành Long dự lễ khai giảng tại Trường Tiểu học và THCS Tuân Đạo (Hòa Bình).

Năm học 2024-2025, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, tập trung vào đổi mới giáo dục và đào tạo. Với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và nâng cao chất lượng, ngành Giáo dục đặt mục tiêu hoàn thành tốt nhất các kế hoạch đề ra. Đặc biệt, ngành sẽ triển khai Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", ngày 12-8-2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hoàn thành chu trình đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời chuẩn bị cho chương trình giáo dục mầm non mới. Cùng với đó, ngành sẽ thúc đẩy tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ tiên tiến như vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay: “Bộ sẽ sớm ban hành Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Bên cạnh đó xây dựng kế hoạch khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, cố gắng vượt qua những thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn nữa”.

Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2024-2025 là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” với 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Đó là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển hải đảo, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng, an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục. Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành.

 Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo vấn đề kiểm tra, kỷ luật trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Người chỉ rõ: “Khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”[1]. Trong quá trình cách mạng, Đảng động viên toàn bộ lực lượng, thông qua tổ chức, thực hiện đường lối, chủ trương mà Đảng đã đề ra. 

Trong công tác kiểm tra thì chủ yếu là kiểm tra cán bộ thực hiện Điều lệ Đảng và nghị quyết của Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Mục đích lựa chọn cán bộ là dùng nhân tài cần phải hợp lý, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn”, và cho họ hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ trách. Mà muốn biết sự động viên và thực hành ấy đã đến mức nào, thì phải có kiểm tra”[2].

Hồ Chí Minh cho rằng, nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như chúng ta đã có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm.

Kiểm tra bao giờ cũng đi liền với kỷ luật trong Đảng. Hồ Chí Minh coi: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên”[3]. Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Kỷ luật của Đảng là “kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”[4]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên càng có công thì càng phải khiêm tốn, không được “tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật”[5]. Người yêu cầu đảng viên chẳng những phải giữ gìn kỷ luật của Đảng mà còn “phải giữ gìn kỷ luật của chính quyền, của cơ quan, đoàn thể cách mạng, của nhân dân”; họ “tưởng là đảng viên thì muốn làm trời làm đất thì làm”[6]. Các đảng viên, cán bộ đó “không biết kỷ luật của chính quyền, của đoàn thể, nhân dân và Đảng cũng là một”[7].

Theo Hồ Chí Minh, đối với mọi đảng viên cộng sản, khi nào và ở đâu cũng phải chịu sự phân công, quản lý của tổ chức đảng, phải hành động theo phạm vi kỷ luật của tổ chức, phải báo cáo, phải chấp hành nghị quyết, chỉ thị một cách nghiêm túc, đúng đắn, sáng tạo. 

Hồ Chí Minh yêu cầu những đảng viên giữ vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu và nếu mắc sai phạm càng phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, không được châm chước, bao che cho nhau. Trong bất kỳ trường hợp nào, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và bình đẳng về mặt công dân trước pháp luật. Củng cố và tăng cường kỷ luật đảng là nhiệm vụ thường xuyên của mọi đảng viên và mọi tổ chức đảng. Tăng cường kỷ luật đảng không phải là để kỷ luật cho nhiều đảng viên, mà chủ yếu là để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. 

Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc lịch sử và dành những lời đầu tiên cho Đảng: “Trước hết nói về Đảng... Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Theo Người, tự phê bình và phê bình là phản ánh trung thực tinh thần dân chủ và sức chiến đấu của Đảng. Bởi vì: “...một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chân chính”[8].

Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp lãnh đạo phải biết nghe, dám nghe và khuyến khích được nghe các ý kiến khác nhau, kể cả ý kiến khác với suy nghĩ lâu nay của mình. Người nhắc lãnh đạo các cấp phải: “Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến... Nếu cán bộ không nói năng, không đề ra ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì để nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản”[9].

Hồ Chí Minh khẳng định mọi đảng viên có quyền trình bày ý kiến riêng của mình, đề đạt kiến nghị, tham gia giải quyết vấn đề. Song khi đã có nghị quyết của tập thể thì phải làm theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Đó là quyền tự do phục tùng chân lý. 

Hồ Chí Minh cho rằng, thực tiễn cách mạng luôn vận động và phát triển. Đảng ở trong xã hội và cùng xã hội phát triển. Tuy nhiên, mỗi khi gặp tình hình mới, công tác mới... tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên không khỏi bỡ ngỡ, lệch lạc, hoặc “tả”, hoặc “hữu’, đó là điều bình thường, cho nên thống nhất ý chí, thống nhất kỷ luật, tập trung lãnh đạo là việc cực kỳ cần thiết và cực kỳ quan trọng. Người thường chỉ dạy: “Nhiệm vụ của Đảng ta là một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngoài lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Để làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho Đảng, toàn thể cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Trung ương, phải tuyệt đối chấp hành nghiêm túc mọi chính sách và nghị quyết của Đảng”[10]. 

Suốt chặng đường cách mạng của Đảng, việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng thể hiện chủ yếu trên ba mặt sau:

Một là, trong Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của Đảng; 

Hai là, trong hoạt động thực tiễn của Đảng nói chung và của ủy ban kiểm tra, đội ngũ cán bộ kiểm tra nói riêng; 

Ba là, trong việc tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng hằng năm và các nhiệm kỳ.

Những năm qua, việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, yếu kém, bất cập. Khảo sát, nghiên cứu cho thấy, một số cấp uỷ, tố chức đảng, UBKT các cấp chưa nhận thức đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác này nên chưa tổ chức thực hiện có hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của cấp mình. Có nơi, có lúc nhận thức được thì việc vận dụng còn máy móc, giáo điều, chủ quan, duy ý chí, dẫn đến có hành động nóng vội, giản đơn, chạy theo thành tích. 

Một số cấp uỷ và người đứng đầu cấp uỷ học tập và làm theo quan điểm: “Người lãnh đạo phải tự mình làm việc kiểm tra, mới đủ kinh nghiệm và oai tín”[11] của Hồ Chí Minh còn yếu, dẫn đến nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng chưa đầy đủ nên chưa quan tâm đúng mức, đúng tầm đến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, thậm chí còn cản trở việc kiểm tra hoặc không chịu trách nhiệm khi kiểm tra. Bên cạnh đó, việc xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh mới, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Thực tiễn cho thấy, việc nhận thức, quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kiểm soát, kỷ luật đảng có thể rút ra ba kinh nghiệm quý báu là: 

Thứ nhất, phải có trình độ nhận thức lý luận và năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn;

Thứ hai, phải có phương pháp đúng đắn, sáng tạo khi làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh;

Thứ ba, phải đề cao trách nhiệm cá nhân và tổ chức, nhất là trách nhiệm của cấp uỷ và người đứng đầu. Có bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm. Có ý thức chính trị và đạo đức trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng là ý thức xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân.

Có thể khái quát về việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng hiện nay là: 

Xuất phát từ thực tế của Đảng, của đất nước và quốc tế ngày nay để chủ động học tập, nhận thức lại, bổ sung, phát triển và thực hành một cách sáng tạo “tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình” và những chân lý phổ biến của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, kỷ luật đảng nhằm tổng kết thực tiễn và tiếp tục xây dựng lý luận công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong bối cảnh mới.

Theo đó, có thể tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Một là, các cấp uỷ, tổ chức đảng và UBKT các cấp cần nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng nhằm nắm vững và hiểu được những nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản. Trong đó, cần chú ý:

- Nắm tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng là nắm lập trường, quan điểm, phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng.

- Hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng không phải là giáo điều, “kinh viện”, nhớ thật nhiều sách, thuộc nhiều câu của Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng để trích dẫn “loè thiên hạ”, mà dùng lập trường, quan điểm, phương pháp Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề của thực tiễn đang đặt ra đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng trong bối cảnh mới hiện nay. Lập trường của Hồ Chí Minh là lập trường cách mạng triệt để, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là quan điểm khoa học, xuất phát từ thực tiễn, phát hiện quy luật và làm theo quy luật. Phương pháp của Hồ Chí Minh là phương pháp biện chứng. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống những tư tưởng khoa học, cách mạng làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, trong đó có công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Đó không phải là những công thức, khuôn mẫu bất di, bất dịch, giáo điều, trong quá trình nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển cần đặc biệt quan tâm, chú ý làm rõ một số vấn đề sau:

a) Những luận điểm nào của Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng trước kia đã đúng, bây giờ vẫn đúng và về lâu dài sau này vẫn đúng.

b) Những luận điểm nào của Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng trước kia đúng, nhưng điều kiện thực tiễn hiện nay đã thay đổi, không còn phù hợp, cần bổ sung, phát triển hoặc thay đổi.

c) Những luận điểm nào của Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng mà ngay lúc sinh thời, Hồ Chí Minh đã nhận thấy không thuyết phục, không có tính khả thi, hoặc đã thừa nhận là sai và đã sửa đổi nhưng những người nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền, học tập, cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn vẫn chưa biết đến, biết hết.

d) Những luận điểm nào của Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng mà những người nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền, học tập, cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn đã hiểu không đầy đủ, hoặc hiểu sai, hoặc hiểu theo cách hiểu không đúng.

Đó thực sự là những vấn đề lớn, không thể nóng vội làm ngay, cần dày công, kiên trì, quyết tâm nghiên cứu mới dần dần sáng tỏ được; đồng thời phải từ thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước mới có thể đi đến những kết luận đúng đắn được.

Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp học tập và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng tăng tính cập nhật, tính thiết thực, tính hấp dẫn, tính chiến đấu, tính giáo dục, tính dẫn đường của lý luận, không bằng lòng với những kết luận có sẵn, không lặp lại đi, lặp lại những câu chữ, những mệnh đề của tư tưởng Hồ Chí Minh khi chưa hiểu thấu đáo quan điểm của Người, chống quy kết, chụp mũ, giáo điều, xét lại.

Ba là, các ban của cấp uỷ, UBKT các cấp phải nêu cao vai trò tham mưu, giúp cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức vận dụng đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng vào hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của cấp mình.

Bốn là, chủ thể và đối tượng kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng cần quán triệt sâu sắc, vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kỷ luật đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Năm là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Sáu là, xây dựng tổ chức bộ máy kiểm tra và đội ngũ cán bộ kiểm tra theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong bối cảnh mới hiện nay.

Bảy là, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận và tống kết thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Mở rộng và tăng cường đối thoại với các đảng cầm quyền ở các nước về công tác kiểm tra, giám sát. Phải bồi dưỡng cho được một đội ngũ cán bộ lý luận chính trị chuyên sâu, có trình độ cao, ngang tầm nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới để giúp Đảng trong việc xây dựng lý thuyết về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong bối cảnh mới.
       ---------------------------
Tài liệu tham khảo
[1], [2]: Hồ Chí Minh: Về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tập 2, tr.53.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2005, tập 10, tr.311.
[4] Sđd, tập 5, tr.553.
[5] Sđd, tập 10, tr.311.
[6] Sđd, tập 7, tr.31.
[7] Sđd, tập 7, tr.31.
[8] Sđd, tập 5, tr.261.
[9] Sđd, tập 5, tr.280.
[10] Sđd, tập 7, tr.335.
[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tập 5, tr.521.

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt.

 

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Tiếng Việt vang trên bục giảng ở nước ngoài

Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du (Lào) do Hội người Việt Nam thủ đô Vientiane quản lý, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào và sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.

Hiện nay, trường có khoảng 1.000 học sinh, trong đó 30% là con em người Việt và khoảng 60 cán bộ, giáo viên. Hằng ngày, bên cạnh việc học tiếng phổ thông là tiếng Lào, các học sinh còn học tiếng Việt và nói tiếng Việt như một ngôn ngữ phổ thông.

Chia sẻ tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư diễn ra tại Hà Nội gần đây, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, học sinh không chỉ đơn thuần học đọc, viết và nói tiếng Việt mà văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam trong mỗi tiết học đều vang lên trên bục giảng. “Các giáo viên luôn tìm mọi biện pháp, kết hợp giữa giáo trình và thực tế, sao cho việc giảng dạy tiếng Việt đạt hiệu quả tốt nhất; làm sao để học sinh yêu thích bộ môn và hiểu nhiều hơn về văn hóa, con người Việt Nam, từ đó hướng tới có trách nhiệm trong việc gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp của hai dân tộc Việt Nam-Lào”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương cho hay.

Trường Việt ngữ Cây Tre là ngôi trường cộng đồng đầu tiên tại Nhật Bản. Bà Lê Thương, Phó chủ tịch Thường trực Hội Phụ nữ Việt Nam vùng Kansai, người sáng lập Trường Việt ngữ Cây Tre cho biết, ngoài việc đào tạo tiếng Việt miễn phí cho con em người Việt ở vùng Kansai, Ban giám hiệu nhà trường còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa hướng về cội nguồn, khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước thông qua hình ảnh ngôi trường làng có cây tre-hình ảnh rất quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam. 

Tại Hà Lan, các lớp dạy tiếng Việt cho kiều bào đang hoạt động ở dạng câu lạc bộ. Để dạy tiếng Việt, văn hóa Việt một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn, cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu cho biết, trong thời gian tới, cô Hương sẽ đẩy mạnh và xây dựng câu lạc bộ thành trung tâm. “Thông qua Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư, tôi mong muốn tìm được sự giúp đỡ từ trong nước, từ đó tạo ra liên kết, góp phần lan tỏa tiếng Việt ở Hà Lan. Khi đã có ngôn ngữ thì văn hóa cũng sẽ được lan tỏa rộng hơn”, cô giáo Lan Hương bày tỏ.

Sứ mệnh giữ gìn tiếng mẹ đẻ

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy, lan tỏa văn hóa Việt tại nhiều nước còn gặp trở ngại. Bà Nguyễn Việt Hà, Giám đốc điều hành Tổ chức giao lưu văn hóa Việt Nam-Australia (Vaceo) nêu một số khó khăn nhất định như: Thiếu nguồn lực tài chính và chuyên môn, khoảng cách địa lý và sự phân tán của cộng đồng, suy giảm ý thức giữ gìn văn hóa trong giới trẻ, thiếu cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ, khó khăn trong việc huy động tham gia của các tổ chức, cá nhân.

Để tiếp tục thực hiện sứ mệnh giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở Australia, bà Nguyễn Việt Hà kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tài chính để tổ chức các sự kiện văn hóa, mở lớp học tiếng Việt cũng như phát triển các sản phẩm văn hóa như sách, phim tài liệu về văn hóa Việt Nam. Những hoạt động giữ gìn văn hóa truyền thống có thể làm theo tính chất tổng hợp, lồng ghép cả quảng bá du lịch, nông sản... để mang lại hiệu quả cao nhất.

Nghị quyết số 36 NQ/TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã xác định, một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện là tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Theo bà Phạm Thị Kim Hoa, Vụ trưởng Vụ Thông tin văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, trong những năm qua, Ủy ban đã tổ chức được nhiều chương trình đào tạo, tập huấn kỹ năng giảng dạy tiếng Việt tại Hà Nội cho bà con kiều bào, gồm các giáo viên, tình nguyện viên ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 2013 đến 2023, hơn 800 giáo viên, tình nguyện viên kiều bào đã được đào tạo trở thành những nòng cốt quan trọng, góp phần tham gia công tác giảng dạy tiếng Việt ở các địa bàn khác nhau.

Trong năm 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp tục các hoạt động như: Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tìm kiếm "Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài", khai trương "Tủ sách tiếng Việt"... nhằm giữ gìn tiếng Việt ở nước ngoài, từ đó lan tỏa văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế.