Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

 

ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN HOẠT ĐỘNG TÁN PHÁT THÔNG TIN XẤU ĐỘC, CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, không gian mạng đã mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho xã hội cũng như làm thay đổi nhận thức, hành vi và lối sống của con người. Tuy nhiên, với khả năng kết nối vô hạn, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, không gian mạng đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia, tác động trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Việt Nam, là nước nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới, không gian mạng đã góp phần tích cực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, không gian mạng ở nước ta cũng xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức lớn tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Thời gian qua, các thế lực thù địch, nhất là các tổ chức phản động lưu vong người Việt tăng cường hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt và một trong những thủ đoạn mà chúng ưu tiên là lợi dụng sự phát triển của không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội để đẩy mạnh hoạt động tán phát thông tin xấu độc, tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, trong đó chúng tập trung vào những vấn đề sau: Phê phán, đả kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; truyền bá các giá trị của xã hội tư bản, lối sống thực dụng phương Tây; đưa tin sai lệch về tình hình nội bộ của Việt Nam, bịa đặt việc có sự chia rẽ, mâu thuẫn trong giới lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và địa phương; lợi dụng các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, “chính trị hóa” các vụ án hình sự,… để tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc chống Việt Nam.

Thủ đoạn mà các thế lực thù địch và bọn tội phạm sử dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng hiện nay chủ yếu là: (1) Thiết lập các trang website, blog, mạng xã hội, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng nhằm tán phát tài liệu phản động và truyên truyền phá hoại tư tưởng; (2) Đăng tải các tin, bài viết, hình ảnh, video clip mang nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam; (3) Sử dụng các trang mạng xã hội kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép, phá rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn; (4) Tạo lập các trang giả mạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín để đăng tải thông tin xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; (5) Kích động chống đối thông qua các hội, nhóm, tài khoản trên mạng xã hội, kích động những vấn đề liên quan đến các sơ hở, sai phạm và bức xúc xã hội; (6) Thành lập các đài phát thanh, kênh truyền hình trên internet và các phần mềm chuyên dụng để chống phá Việt Nam; (7) Từ không gian mạng, các đối tượng phản động hướng dẫn cách thức chế tạo chất nổ, vũ khí, cách thức tiến hành khủng bố, phá hoại, gây rối an ninh, biểu tình, livestream các vụ việc nhạy cảm, tụ tập biểu tình, khiếu kiện... để kêu gọi cộng đồng mạng và những người cơ hội chính trị tham gia bình luận, chia sẻ, tạo điểm nóng;…

Ở địa phương, thời gian qua, với vai trò nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động lợi dụng không gian mạng của các loại đối tượng để tán phát thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức nhiều biện pháp, giải pháp phòng ngừa, tổ chức phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch và bọn tội phạm lợi dụng không gian mạng để tán phát thông tin xấu độc, sai sự thật gây hoang mang dư luận, ý đồ tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đã kịp thời đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa, xử lý nhiều đối tượng, nhiều chiến dịch tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu khác... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này cũng còn những hạn chế, chúng ta chưa ngăn chặn được triệt để các trang mạng thường xuyên cung cấp, tuyên truyền thông tin xấu, độc, dẫn đến tác động tiêu cực tới nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,...

Chính vì vậy, để khắc phục, hạn chế, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh ngăn chặn hoạt động tán phát thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, thời gian tới, lực lượng Công an nhân dân nói chung và cán bộ, chiến sỹ lực lượng Công an tỉnh Đồng Tháp nói riêng, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm âm mưu, hoạt động chống phá của các loại đối tượng để có biện pháp tổ chức đấu tranh ngăn chặn, phát hiện xử lý kịp thời. Theo đó, công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Rà soát, phát hiện các trang website, blog, mạng xã hội “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu độc, thù địch, nội dung tiêu cực; phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; phát hiện những bất cập, hạn chế của các biện pháp, công tác nghiệp vụ đã và đang được triển khai,...

Hai là, đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu chống Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Lực lượng Công an tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu thù địch, sai trái của các đối tượng thù địch, phần tử xấu trên không gian mạng. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trên trận tuyến đấu tranh phản bác, lực lượng Công an nhân dân cần phải đa dạng hóa hoạt động đấu tranh phản bác trên không gian mạng theo hướng: Tiếp tục thiết lập mới và sử dụng có hiệu quả các trang website, blog, mạng xã hội chính thống để đăng tải, chia sẻ các bài viết với nội dung tuyên truyền phản bác, định hướng dư luận hoặc tiến hành đấu tranh phản bác ngay tại các trang mạng “độc hại” được đối tượng sử dụng; mở rộng đội ngũ cộng tác viên có khả năng đưa tin, viết bài; nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh phản bác; thường xuyên tổ chức các buổi “nói chuyện cảnh giác” hoặc chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí để viết bài đấu tranh phản bác,...

Ba là, thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc đấu tranh, xử lý đối tượng khi cần thiết. Để làm tốt việc này, lực lượng Công an nhân dân phải chú ý thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ phản ánh hành vi phạm tội của đối tượng, phong tỏa thông tin... nhằm phục vụ có hiệu quả công tác đấu tranh, xét xử đối tượng trước pháp luật. Bên cạnh đó, cần cân nhắc thận trọng việc lựa chọn thời điểm tiến hành, tội danh áp dụng, không để tạo ra những sơ hở, thiếu sót cho các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, tạo cớ can thiệp vào quá trình điều tra, xử lý đối tượng. Khi cần thiết, phải công khai vạch trần bản chất, hoạt động vi phạm pháp luật của đối tượng và biện pháp xử lý của lực lượng chức năng để hướng dư luận đồng tình, ủng hộ.

Bốn là, chủ động phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, tính toán sử dụng các giải pháp về công nghệ để ngăn chặn một cách triệt để, có hiệu quả đối với các thông tin xấu độc, sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước trên trên không gian mạng.

Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh thông tin, an ninh mạng. Công an tỉnh cần chủ động tham mưu, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý mạng làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước. Các văn bản quy phạm pháp luật này phải vừa mang tính định hướng nội dung thông tin cho người dùng Internet, vừa có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với những hành vi cố ý vi phạm, sử dụng mạng xã hội để tiến hành các hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để thống nhất chỉ đạo, xác định rõ chế tài xử lý đối với các hành vi sai phạm, đặc biệt cần tập trung xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan làm cơ sở cho công tác phòng ngừa và đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm của các loại đối tượng trước pháp luật.

Sáu là, chủ động tham mưu với các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; xây dựng và củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc; kịp thời phát hiện những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp, không để các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng. Làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc giải quyết dứt điểm các vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự./.

Description: C:\Users\User\Desktop\z2060068903014_19f40db9c24a9c1aba8bcd12965de123.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

NHẬN DIỆN VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG LẠI THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thứ bảy - 17/02/2024 21:56 780 0
                                                                                                                                         
Cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, xã hội số, người dân có xu hướng sử dụng không gian mạng và đọc tin trên mạng xã hội ngày càng tăng. Ở Việt Nam, tính đến hết năm 2021, có khoảng 72,1 triệu thuê bao internet (chiếm 73,2% dân số) và 77 triệu tài khoản mạng xã hội (chiếm 78,1% dân số). Trong đó, mạng xã hội Facebook có khoảng 70 triệu tài khoản, Facebook Messenger có khoảng 54 triệu tài khoản, Youtube có khoảng 62,5 triệu tài khoản, Zalo khoảng 45 triệu tài khoản và đạt tới 156 triệu thuê bao di động (chiếm 158,6% dân số)[1]. Với sự cải tiến không ngừng về giao diện, kết nối, ứng dụng, khả năng tương tác của mạng xã hội, người dùng có thể thuận lợi, dễ dàng tiếp cận thông tin; thể hiện bản thân, giao lưu, gắn kết cộng đồng, chia sẻ tình cảm; khám phá và trải nghiệm cuộc sống… ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Mạng xã hội đã thực sự trở thành “món ăn tinh thần” của mọi người.
Tuy nhiên, trong thực tế, mạng xã hội là “con dao hai lưỡi”, tác động hai mặt đến đời sống xã hội của con người. Cùng với những tiện ích mà mạng xã hội mang lại, thì nó cũng gây ra không ít tiêu cực đến đời sống xã hội. Đặc biệt, hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng triệt để mạng xã hội để tiến hành tuyên truyền những thông tin xấu, độc hại nhằm xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng, công cuộc cách mạng của Đảng và Nhân dân ta.

 
Tọa đàm KH 1
Tọa đàm KH cấp tỉnh về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngày 27/12/2023 (Ảnh: HS)

Để thực hiện âm mưu chống phá trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động thường sử dụng một số thủ đoạn sau:
1. Sử dụng các công cụ mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube… thực hiện âm mưu chống phá. Các thế lực thù địch luôn bám sát vào các sự kiện “nóng” diễn ra trong đời sống xã hội, các biến động trong tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, những nội dung kinh tế, chính trị, văn hoá được nhiều người quan tâm, đặc biệt những biến động về chính trị, liên quan đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước; các sơ hở, sai phạm và bức xúc của số đông để đăng những bài xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, suy diễn một cách vô căn cứ. Nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, chủ quyền, đất đai, quốc phòng - an ninh… bị các đối tượng thù địch cắt ghép, pha trộn thông tin thật - giả nhằm làm nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang cho người đọc, kích động gây rối an ninh, trật tự.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, các thế lực thù địch ngày càng tinh vi trong sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền chống phá, như lợi dụng việc triển khai dự án Khu liên hiệp Gang thép Long Sơn (tại Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn), những thông tin ban đầu của dự án chưa đạt được sự đồng thuận cao của một bộ phận nhân dân địa phương. Các thế lực thù địch đã lợi dụng điều này, đăng những bài viết xuyên tạc, cường điệu về những hậu quả về dự án mang lại, đặc biệt về vấn đề ảnh hưởng tới môi trường, cảnh quan hệ sinh thái tự nhiên vốn có của vùng biển Lộ Diêu. Đồng thời, chúng còn liên tục đăng lên những bài viết cố tình xuyên tạc những chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính quyền nhằm tăng cường phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương, xuyên tạc, đưa thông tin sai sự thật nội dung phát biểu của Lãnh đạo tỉnh nhằm lôi kéo, kích động một bộ phận dân chúng còn chưa nắm rõ thông tin, để từ đó gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, bôi nhọ chính quyền địa phương nói riêng và Đảng, Nhà nước nói chung.
Đáng chú ý, bên cạnh một số trang mạng xã hội của các tổ chức phản động “Việt Tân”, “Chân trời Mới Media”…đăng tải các bài viết xuyên tạc, xuất hiện một số tài khoản có lượt theo dõi cao trên mạng xã hội, đăng tải bài viết phức tạp có nội dung khai thác khía cạnh liên quan các sai phạm trên lĩnh vực môi trường, năng lực, kinh nghiệm của nhà nước trong ngành sản xuất gang thép để tuyên truyền, xuyên tạc.
2. Các thế lực thù địch tạo lập các trang mạng xã hội dựa trên tài khoản giả mạo các cơ quan, tổ chức, các nhân để đăng tải những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá. Trong đó có cả những tài khoản giả danh những lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước bằng cách cắt ghép những hình ảnh cán bộ cùng những phát ngôn gây sốc, không đúng hoàn cảnh để đánh lạc hướng dư luận. Đây đều là những trang tin không chính thức, chia sẻ những thông tin sai sự thật nhằm hạ bệ hình ảnh của người cán bộ đảng viên, làm hoen ố bộ máy quản lý, gây suy giảm niềm tin trong dân chúng với bộ phận lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị nói riêng, từ đó mất lòng tin vào vai trò quản lý của Đảng và Nhà nước nói chung.
Điều đáng tiếc là, một bộ phận nhân dân không phân biệt được những trang mạng thật giả, và dễ dàng bị những thông tin độc hại làm ảnh hưởng tâm lý, hoài nghi, mất lòng tin, bất bình từ những thông tin độc hại của các thế lực thù địch phát tán. Và vì không kiểm nghiệm được thông tin đúng sai, nên một bộ phận người dân lại trở thành những người trực tiếp tuyên truyền, phát tán, chia sẻ những thông tin độc hại trên qua chính tài khoản của mình, gây thêm những bất ổn trong dư luận.

 
Tọa đàm KH 2
Tọa đàm KH cấp tỉnh về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngày 27/12/2023 (Ảnh: HS)

3. Cách thức hoạt động trên không gian mạng của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, lợi dụng triệt để không gian mạng để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, nhất là dưới chiêu bài liên quan đến nhân quyền, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo, các đối tượng thành lập các tài khoản, fanpage phát tán rộng rãi các nội dung xấu, độc hại, phản động, từ đó lôi kéo, kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép, gây rối an ninh trật tự.
Chúng triệt để lợi dụng các vụ án phức tạp, nhạy cảm để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, đả kích các cơ quan tư pháp, kích động  dư luận xã hội. Ví như lợi dụng việc xét xử một số vụ án trọng điểm, như xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” với những thông tin mà hội nhóm chia sẻ trên không gian mạng cho thấy sự suy diễn, bịa đặt, thổi phồng, xuyên tạc. Mặc dù vụ án được đưa ra xét xử công khai và thông tin rộng rãi nhưng các thế lực thù địch vẫn cố tình cắt xén, nhào nặn rồi dựng lên các câu chuyện về “phe nhóm nội bộ”, “nhóm lợi ích”… nhằm lợi dụng vụ án để hạ uy tín, phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng; làm lung lay quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; lợi dụng những hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ta để kích động, hỗ trợ các phần tử phản động trong và ngoài nước gia tăng hoạt động chống phá tinh vi, xảo quyệt hơn. Từ đó, chúng tác động để cán bộ, đảng viên "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", dẫn đến nguy cơ tự sụp đổ từ bên trong.
Những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ được chúng cắt ghép, xây dựng và tuyên truyền lúc ngấm ngầm, lúc công khai ra mặt tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao trong hệ thống chính trị hòng làm giảm uy tín và niềm tin đối với Đảng, chế độ. Chiêu bài của chúng là tung ra một bài viết có nội dung bảo vệ Đảng hay một cán bộ cấp cao nào đó của Đảng, Nhà nước, rồi để mặc nhiên cho các phần tử phản động, thù địch vào bình luận, chia sẻ những thông tin trái chiều không đúng sự thật.
4. Lợi dụng những lỗ hổng trong bảo mật trên cổng thông tin điện tử, website chính thống, các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, sử dụng công cụ để hack, chèn hình ảnh, thông tin, bài viết giả mạo, độc hại lên các trang chính thống, gây hoang mang trong dư luận, làm người đọc lơ là, mất cảnh giác. Đặc biệt với sự tham gia của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng hiện nay, sử dụng kỹ thuật cắt ghép tinh vi chúng “nhào nặn” tạo những hình ảnh, giữa thông tin thật - giả lẫn lộn, nếu người xem không tinh ý thì khó có khả năng phát hiện, phân biệt đúng sai trong những thông tin như vậy, và dễ dàng bị dẫn dắt, lôi kéo.
Đối tượng tác động, lôi kéo của hoạt động âm mưu chống phá của các thế lực thù địch thường hướng tới là tầng lớp trí thức; đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất mãn, suy thoái tư tưởng chính trị; văn nghệ sĩ; thanh niên, học sinh, sinh viên, nhất là đội ngũ thanh thiếu niên vì đây là những thế hệ tương lai của đất nước. Lợi dụng bối cảnh đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế, các đối tượng thù địch không ngừng rao giảng, đề cao tư tưởng phương Tây, khoác áo “khách quan học thuật”, “văn hóa, văn minh” để quảng bá về cái gọi là “các giá trị phương Tây” nhằm làm phai nhạt lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ.
Tình hình hoạt động của một số văn nghệ sĩ, trí thức do sự tác động của các vụ việc, hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội, cộng với sự nhạy cảm về chính trị- xã hội đã sử dụng mạng xã hội sáng tác, chia sẻ bài viết, thơ văn có nội dung châm biếm, đả kích, thông tin trái chiều, phản biện thiếu tính xây dựng.
Tình trạng phóng viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí có biểu hiện liên kết, hoạt động theo nhóm tập trung khai thác, đưa tin, bài phản ánh về những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước nhằm gây áp lực với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; đưa nhiều thông tin tiêu cực, ảnh hưởng đến cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tâm trạng xã hội.
Có thể nói, trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, xã hội đang đứng trước hệ thống xa lộ thông tin đồ sộ, phức tạp, đây cũng lại chính là công cụ hữu hiệu các thế lực thù địch đang sử dụng để chống phá, xuyên tạc Đảng, Nhà nước. Trước âm mưu, hành động ngày càng tinh vi của các thế lực phản động, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp sau nhằm ngăn chặn, đẩy lùi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh Bình Định:
Thứ nhất, sử dụng thông tin chính thống đóng vai trò dẫn dắt định hướng dư luận. Các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí cần phát huy được vai trò trong cung cấp thông tin chính thống kịp thời và chính xác, tránh tạo khoảng trống thông tin để các đối tượng phản động lợi dụng phát tán các thông tin xuyên tạc, để các tầng lớp nhân dân được tiếp cận với thông tin chính thống trước khi tiếp cận với thông tin phản động. Hệ thống các kênh truyền thông của các cấp từ Trung ương đến địa phương cần được xây dựng đồng bộ, có sự liên kết chặt chẽ giữa các kênh truyền thông để tạo ra sức ảnh hưởng lớn với dư luận.
Thứ hai, phối hợp xuyên suốt, thường xuyên giữa các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng có thế mạnh trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, đặc biệt là Tuyên giáo, thông tin truyền thông trong công tác đấu tranh ngăn chặn hoạt động phát tán thông tin xấu độc, chống Đảng, chống Nhà nước và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Đồng thời, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp trong công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý tin giả, sai sự thật trên không gian mạng.
Thứ ba, các cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm phản động phải có trách nhiệm rà soát, xác định đối tượng trọng điểm, cốt cán, các hội, nhóm, kênh trang trên mạng xã hội tích cực hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá, phát tin giả, sai sự thật để chủ động triển khai công tác nghiệp vụ nhằm kiểm soát, điều tra, xử lý, triệt phá theo quy định của pháp luật. Thường xuyên phối hợp các cục nghiệp vụ, các đơn vị, địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát hiện, đấu tranh, và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hoá các thông tin xấu độc.
Thứ tư, nâng cao nhận thức, vai trò cán bộ, đảng viên và quần chúng trong việc khai thác, sử dụng Internet và mạng xã hội. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm, tiền phong, gương mẫu nêu gương trong việc khai thác, sử dụng Internet và mạng xã hội. Phát huy tính hiệu quả, thiết thực việc sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền tải, nhân rộng những yếu tố tích cực, tấm gương tiêu biểu, người tốt, việc tốt, những giá trị văn hóa nhân văn, tinh thần tương thân, tương ái của quốc gia, dân tộc. Đồng thời, tích cực đấu tranh chống các thông tin sai trái, phản động, bịa đặt trên mạng xã hội, phê bình, phản đối các hành vi lợi dụng Internet, mạng xã hội để chia sẻ, thông tin, bình luận, đăng tải những hình ảnh phản cảm, thiếu tinh thần trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm với những khó khăn, mất mát của Nhân dân.
                                                                                                           

[1] Đặng Khầm: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội chống phá quân đội,https://www.baohaugiang.com.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/phan-bac-cac-quan-diem-sai-trai-thu-dich-tren-internet-mang-xa-hoi-chong-pha-quan-doi-108346.html, truy cập ngày 14-6-2022.
-----------------------------------

Tài liệu tham khảo:

1. Đặng Khầm: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội chống phá quân đội,https://www.baohaugiang.com.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/phan-bac-cac-quan-diem-sai-trai-thu-dich-tren-internet-mang-xa-hoi-chong-pha-quan-doi-108346.html, truy cập ngày 14-6-2022.
2. TS. Trần Ngọc Thịnh “Hoạt động tuyên truyền “Đa nguyên, đa đảng” chống Việt Nam của các thế lực thù địch và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của cơ quan an ninh”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2014.
3. PGS. TS. Nguyễn Trọng Đạo “Đấu tranh phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng, diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017.
 

 

TẬP HUẤN CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Ngày 07/4/2021 Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng cho các đồng chí cộng tác viên làm công tác đấu tranh phản các của lực lượng vũ trang trong Tỉnh.

 

Hội nghị được tổ chức trong 01 ngày, có 03 chuyên đề về Bảo vệ nền tảng của Đảng; nhận diện các website, blog, mạng xã hội của các thế lực thù địch, trang có nội dung xấu độc và tổ chức công tác đấu tranh; kỹ năng cơ bản viết tin, bài trên báo chí góp phần phản bác thông tin xấu trên mạng xã hội và kỹ năng báo cáo vi phạm của các trang, nhóm, tài khoản, bài viết trện mạng xã hội. Tham gia Hội nghị tập huấn giúp các đồng chí đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang toàn tỉnh trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các thông tin xấu độc trên không gian mạng./.

 

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng trong quân đội đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội hiện nay

Đại tá, PGS. TS. Trần Ngọc Hồi 
Trung tá Tống Minh Lương
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
(Quanlynhanuoc.vn) – Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các lực lượng trong xã hội. Trong đó sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng có vai trò rất quan trọng. Bài viết phản ánh biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với hoạt động quan trọng này.

Từ khóa: Cấp ủy; tổ chức cơ sở đảng; đấu tranh; môi trường mạng xã hội; quan điểm sai trái, thù địch.

Ảnh minh họa (baoquankhu1.vn)
Thực trạng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội trong Quân đội hiện nay

Kỷ nguyên số, mạng xã hội ngày càng trở thành mặt trận chính trong cuộc đấu tranh ý thức hệ. Với những ưu thế nổi trội so với các phương tiện truyền thông truyền thống, nhất là tính siêu kết nối, tính mở, tự do, đa dạng, khó kiểm soát, tính nặc danh, nhiều khi xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo, giữa vật lý và hiện thực. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và sự chống phá quyết liệt, tinh vi của các thế lực thù địch, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay.

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) xác định: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân…”1. Xác định, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng là tất yếu khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định đến chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc trên địa tư tưởng của Đảng.

Những năm qua, các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng xã hội; có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, lực lượng bám sát thực tiễn hoạt động chống phá, thường xuyên theo dõi, cập nhật, nhận diện, đánh giá các quan điểm sai trái thù địch trên môi trường mạng xã hội của các thế lực thù địch; kịp thời tuyên truyền, giáo dục, thông tin, định hướng tư tưởng, dư luận cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. Lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47, xây dựng quy chế, quy định, chương trình hành động cụ thể; phát huy tốt vai trò của Ban chỉ đạo 35, lực lượng 47 làm nòng cốt, dẫn dắt phong trào đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội; nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội đã trực diện hơn, sắc bén hơn, có cơ sở, căn cứ khoa học, pháp lý hơn, mang tính chiến đấu cao hơn, chặt chẽ, kín kẽ và có sức thuyết phục hơn. Hình thức, biện pháp đấu tranh đa dạng, phong phú, hiệu quả, phù hợp từng đối tượng đấu tranh, từng quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan báo chí, truyền thông các cấp trong quân đội đã tích cực, chủ động mở chuyên trang, chuyên mục, bố trí thời gian, thời lượng, chương trình, nội dung phù hợp, lý luận sắc bén để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. 

Ban Chỉ đạo 35 của Quân ủy Trung ương đánh giá “các cơ quan báo chí quân đội tiếp tục duy trì, mở rộng các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “Bản tin Online 35, “Sự thật – Luận bàn”, “Nhận diện sự thật”; các báo, tạp chí, tờ tin của các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả chuyên mục, tin, bài về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc…, đăng tải hàng nghìn tin, bài đấu tranh chuyên sâu bảo đảm tính chiến đấu và giáo dục cao”2.

Báo cáo tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Tổng cục Chính trị đánh giá, cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo “Ban Chỉ đạo 35 các cấp, nhóm chuyên gia, Lực lượng 47 trong toàn quân tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; số lượng lớn tin, bài được chia sẻ, lan tỏa “tạo dòng chủ lưu” thông tin tích cực về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên internet, mạng xã hội; Quân đội tiếp tục giữ vững vai trò nòng cốt, đi đầu trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”3.

Trong năm 2022, Quân ủy Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, lực lượng phối hợp biên soạn 51 chuyên đề làm tài liệu thông báo, giáo dục cảnh giác trong toàn quân, thực hiện hơn 30 cuộc trao đổi, cung cấp thông tin, xác minh hơn 130 vụ việc; xây dựng 6.972 video clip ngắn, 40.886 bài viết; chỉ đạo lan tỏa, chia sẻ hơn 60.000 video clip, 19.074.667 bình luận, 51.009.781 tin, bài viết trên các trang Fanpage, Facebook, kênh Youtube, pha loãng hơn 09 triệu lượt, bình luận, đấu tranh hơn 01 triệu lượt trên môi trường mạng xã hội các thông tin xuyên tạc, quan điểm sai trái thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội4.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ chưa kịp thời. Chưa chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác “phối hợp, hiệp đồng, liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Lực lượng 47 với các lực lượng trong và ngoài quân đội để tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trong tổ chức đấu tranh. Một số cán bộ, đảng viên chấp hành chưa nghiêm các quy định của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về tham gia mạng xã hội, còn có những sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá”5.

Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội

Hiện nay, các thế lực thù địch đang tiếp tục triệt để lợi dụng môi trường mạng xã hội để tập trung chống phá quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quá trình điều chỉnh tổ chức, lực lượng trong quân đội, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Phương thức, thủ đoạn chống phá ngày càng tinh vi, nham hiểm và khó nhận biết hơn. Chúng triệt để lợi dụng những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, để khéo léo lồng chép, đưa thông tin, hình ảnh, cùng với những bình luận nhằm hướng lái dư luận, cộng đồng mạng xã hội nhận thức sai lệch về bản chất sự việc, qua đó, gây nghi ngờ, mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Để giữ vững sự ổn định về chính trị, tư tưởng và góp phần định hướng dư luận xã hội, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội, tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận thức đầy đủ, đúng đắn nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, lâu dài, khó khăn, cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, chế độ và quân đội. Nhận thức sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; về giá trị cách mạng, khoa học, sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội của các tổ chức, lực lượng trong quân đội; khắc phục sự thờ ơ, đứng ngoài cuộc, cho đây là nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn. Nhận thức, nhận diện rõ đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đặc biệt là nhận diện đúng các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Cùng với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cần phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, lực lượng trong các cơ quan, đơn vị về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Từ đó, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, xác định đúng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đấu tranh của cấp ủy, tổ chức đảng; đề cao trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp và trách nhiệm tham gia của lực lượng chuyên trách, nòng cốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng. Đưa cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đi vào chiều sâu, thực chất, trở thành công việc tự giác, thường xuyên, liên tục của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội.

Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Trước hết, các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội cần tập trung lãnh đạo xây dựng lực lượng chuyên trách, nòng cốt theo hướng tinh gọn, đủ mạnh, chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi, gồm: ban chỉ đạo, tổ thư ký giúp việc, nhóm chuyên gia từ cấp Quân ủy trung ương và cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương (gọi tắt là Ban chỉ đạo 35 các cấp, cơ quan thường trực, tổ giúp việc, nhóm chuyên gia Ban chỉ đạo 35); đội ngũ cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị, các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên, quần chúng nòng cốt. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học lý luận vững mạnh, đội ngũ chuyên gia tinh thông hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chú trọng kiện toàn, lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn giỏi, tư duy lý luận sắc bén, có kỹ năng đấu tranh, tính tích cực, chủ động, nhạy bén trong phát hiện vấn đề để bổ sung vào lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong tiến hành đấu tranh; vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa có cơ chế động viên, khuyến khích, bảo vệ các tổ chức, cá nhân trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ nhận diện, khả năng phát hiện, theo dõi, phân tích quan điểm sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung sai tráicho lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Đồng thời bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho lực lượng này về quy định, nguyên tắc giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia; kỹ năng, phương pháp đấu tranh, kiến thức, kỹ năng sử dụng, khai thác internet, cách thiết lập, sử dụng mạng xã hội cho lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi, rút  kinh nghiệm giữa các cơ quan chức năng, lực lượng nòng cốt, chuyên sâu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong quân đội cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả. 

Chú trọng phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong tham mưu, xác định đúng chủ trương biện pháp lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng; tham mưu xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa, tiến hành các nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. Đổi mới công tác quản lý, điều hành đấu tranh của cán bộ chủ trì, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị trong định hướng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực, lực lượng chuyên trách, nòng cốt trongquán triệt nghiêm túc, đầy đủ các văn bản, hướng dẫn của trên; chủ động nghiên cứu, khái quát, nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội cụ thể hơn, rõ hơn, kịp thời, chính xác hơn; xây dựng luận cứ, cung cấp, đăng tải trên các trang, nhóm, blog đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, định hướng dư luận cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. Lực lượng chuyên trách tích cực, chủ động, tiên phong, gương mẫu đi đầu, làm nòng cốt, dẫn dắt, đưa việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng thành phong trào hành động, công việc thường xuyên, đi vào chiều sâu,thực chất, hiệu quả.

Ba là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tư duy, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47, nhóm chuyên gia, cán bộ, đảng viên, quần chúng đổi mới tư duy, cách nghĩ, phương pháp tiếp cận mạng xã hội, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. Trên cơ sở giữ vững quan điểm, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước, quy định sử dụng internet, mạng xã hội; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp; sắc bén, khoa học, hiệu quả trong từng nội dung đấu tranh, phản bác. 

Tăng cường các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để phát hiện sớm, ngăn chặn tận “gốc” nguồn phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch. Cần xem môi trường mạng xã hội vừa là công cụ, phương tiện quan trọng để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; vừa là một kênh thông tin để nắm bắt kịp thời về tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội và nhân dân trong tình hình mới. Xác định lấy chính các phương tiện truyền thông mới và môi trường mạng xã hội là phương tiện và nền tảng chủ đạo để khắc chế thủ đoạn dùng mạng xã hội chống phá ta của các thế lực thù địch, theo phương châm “lấy độc trị độc”, tận dụng chính những ưu thế của môi trường mạng xã hội để phản tuyên truyền lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, thay vì phiến diện chỉ thấy các yếu tố tiêu cực, mặt trái của nó.

Quá trình đấu tranh cần quán triệt, thực hiện tốt quan điểm lấy “xây” để “chống”, lấy thông tin tích cực, làm loãng thông tin xấu, độc, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” bằng cách xây dựng tuyến, luồng bài viết có thông tin tích cực hoặc trực diện phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch để liên tục phủ lên và tiến tới chiếm thế thượng phong trên môi trường mạng xã hội. Kết hợp hài hòa giữa lan tỏa phổ rộng thông tin với ngày càng coi trọng chiều sâu thông tin, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng hệ bài chuyên luận chuyên sâu bẻ gãy từ gốc những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch bằng lý luận, có hệ thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, tính thuyết phục cao, giúp độc giả hiểu sâu, thấy rõ bản chất vấn đề, từ đó có niềm tin khoa học vững chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bốn là, tăng cường lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội là việc khó, phức tạp, phải được triển khai sâu rộng, cần huy động rộng rãi trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đội ngũ trí thức, tổ chức, cá nhân có uy tín, ảnh hưởng tham gia, tạo thành sức mạnh tổng hợp góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thể lực thù địch. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội cần tập trung lãnh đạo phát huy tốt vai trò của các học viện, nhà trường, các viện nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trong nghiên cứu, cung cấp luận cứ, luận chứng khoa học phục vụ đấu tranh. 

Phát huy vai trò của cơ quan chính trị trong chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Làm tốt công tác định hướng tư tưởng bộ đội trước những sự kiện, những vấn đề phức tạp nảy sinh, qua đó định hướng đấu tranh với với những tiêu cực, quan điểm sai trái, thù địch. Phát huy vai trò, sức mạnh của các cơ quan báo chí trong đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định hướng dư luận xã hội. Cần duy trì tốt và thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức các chuyên trang, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các báo chí, truyền thông ở các cơ quan, đơn vị.

Lãnh đạo phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội trong việc chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, quân đội và của cơ quan, đơn vị mình công tác. Khi tham gia mạng xã hội phải đề cao ý thức, trách nhiệm, thiết thực, lành mạnh; bình tĩnh chọn lọc và kiểm chứng thông tin trước khi bình luận, tán đồng, chia sẻ. Không lưu trữ, cung cấp, đăng tải, tán đồng, chia sẻ những thông tin xấu, độc, giả mạo, xuyên tạc, vu khống… trên môi trường mạng xã hội. Tích cực, chủ động, tự giác tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội phù hợp, hiệu quả.

Lãnh đạo phát huy tốt vai trò của các lực lượng tác chiến trên không gian mạng, an ninh mạng để phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin xấu độc đe dọa đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời chủ động đẩy mạnh xây dựng mới các trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh bám sát thực tiễn, tuyên truyền sâu rộng với lập luận sắc bén, “chắc tay”, thuyết phục về các thành tựu phát triển của đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các định hướng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Tăng cườnghoạt động quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả. Chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xâm nhập, chiếm quyền quản trị, điều hành các trang web, blog, diễn đàn mạng xã hội, sau đó xóa dữ liệu, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung “độc hại” trong một thời gian nhất định.

Kết luận

Trước sự thành công của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch ngày càng điên cuồng chống phá quyết liệt sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay; chúng sử dụng môi trường mạng xã hội là một trong những mặt trận chính để chống phá nền tảng tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội hiện nay là tất yếu khách quan, giải pháp quan trọng nhằm giữ vững và phát huy tốt vai trò nòng cốt, đi đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Chú thích:
1, 4, 5. Báo cáo số 09-BC/BCĐ ngày 04/01/2023 của Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023
2. Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
3. Báo cáo số 2276/BC-CT ngày 27/12/2022, của Tổng cục Chính trị về Tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.