Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Quân đội nhân dân Việt Nam mãi xứng đáng là niềm tin của Đảng và nhân dân


      Khi bắt đầu xuất hiện dịch Covid-19, xã hội Việt Nam xuất hiện “tâm trạng phản vệ” và có một bộ phận người dân hoang mang, lo sợ. Cũng vì đó, tình trạng qua lại biên giới, nhất là các đường mòn, lối mở diễn ra rất nhiều. Thực hiện mệnh lệnh “chống dịch như chống giặc” để bảo vệ nhân dân với lực lượng y tế làm nòng cốt, Quân đội ta đã chỉ đạo các đơn vị quân y tích cực tham gia phòng, chống dịch và đặc biệt là chỉ đạo Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tăng cường tuần tra, chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh, nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập vào nội địa qua đường biên giới... Theo chủ trương đó, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã tình nguyện lên đường nhận nhiệm vụ; tham gia ứng trực 24/24 giờ tại các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, bờ sông suối... nơi con người có thể qua lại trên khắp dải biên cương, kết thành “bức tường ngăn dịch” vững chắc, suốt từ đầu năm 2020 đến nay.
        Làm nhiệm vụ tại miền biên viễn ấy, BĐBP không chỉ đối diện với nguy cơ dịch bệnh mà còn đương đầu với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; đối diện cả với những khoảng lặng tình cảm và sự hy sinh cao độ về mặt tinh thần mà chỉ những con người mang trong mình phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ mới đủ khả năng chịu đựng và mạnh mẽ vươn lên. Ấy là trong khoảng 300 ngày qua, khi đất nước có những thời điểm thực hiện trạng thái "bình thường mới" (sau hai đợt cao điểm bùng phát dịch), thì 100% cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên các tuyến biên giới vẫn bám trụ, căng mình bám chốt làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Cũng trong quãng thời gian ấy, gần 20 đồng chí đã không thể nghỉ phép về quê để đưa tiễn người thân đến nơi an nghỉ cuối cùng; hơn 50 đồng chí hoãn cưới vợ, hoãn cưới con; 50 đồng chí không thể ở nhà lúc vợ trở dạ, sinh con;...
        Cũng bắt đầu từ khi xuất hiện dịch Covid-19 ở Việt Nam, hàng loạt đơn vị quân đội đã cơ động lực lượng, dồn dịch nơi ăn ở, nhường hệ thống doanh trại phục vụ công tác cách ly công dân có nguy cơ nhiễm dịch Covid-19. Đồng thời, cán bộ, chiến sĩ ở những đơn vị này lại trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Sau khi hoàn thành thời gian cách ly y tế ở các đơn vị quân đội, rất nhiều công dân đã bày tỏ lòng biết ơn, xúc động và thán phục về sự chịu đựng gian khó, mẫn cán, hết lòng phục vụ nhân dân của bộ đội. Người dân cảm kích, khâm phục, bởi công dân bị cách ly vốn mang nhiều nguy cơ dịch bệnh, nhưng cán bộ, chiến sĩ quân đội vẫn trực tiếp, tận tình phục vụ và hướng dẫn từng người thực hiện các biện pháp y tế theo đúng quy định; trực tiếp an ủi, động viên họ yên tâm cách ly, lạc quan vươn lên trong thời điểm khó khăn nhất. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bộ đội hóa học và các lực lượng chức năng đều có mặt sớm nhất, tiến hành phun khử trùng phục vụ dập dịch, bảo vệ người dân...
         Tất cả những chi tiết ấy cho thấy sự hy sinh quên mình của Bộ đội Cụ Hồ. Họ lặng lẽ công tác, thầm lặng cống hiến vô điều kiện để bảo vệ, phục vụ nhân dân. Đó chính là sự kế tục truyền thống của QĐND Việt Nam anh hùng-đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”; minh chứng rõ rành về sự giác ngộ cao độ và tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước, vì dân của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
         Phẩm chất vì nhân dân phục vụ của Bộ đội Cụ Hồ không chỉ thể hiện, minh chứng sinh động thông qua cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 mà luôn được hiện hữu trong suốt gần 76 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành; trở thành giá trị truyền thống quý báu của QĐND Việt Nam. Đặc biệt trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của QUTƯ, Bộ Quốc phòng, cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn hoàn thành tốt sứ mệnh bảo vệ, chăm lo và gắn bó máu thịt với nhân dân; viết thêm những giá trị mới trong hệ chuẩn mực nhân cách của quân nhân cách mạng. Đó là hình ảnh về những sĩ quan QĐND Việt Nam tự tin, trách nhiệm trong đội quân Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tham gia bảo vệ sự bình yên, hạnh phúc cho nhân loại tiến bộ và thực hiện nghĩa cử quốc tế cao đẹp. Đó là những quân nhân cách mạng giàu trí tuệ, làm chủ khoa học kỹ thuật tân tiến, điều khiển, sử dụng thuần thục phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại canh giữ vùng đất, vùng trời, vùng biển, đảo Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên và nền hòa bình bền vững cho nhân dân. Và còn nữa là những đoàn quân đến với vùng sâu, vùng xa, nơi gian khó... để giúp dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, khi bất cứ nơi đâu xảy ra thiên tai, địch họa thì ở đó luôn có Bộ đội Cụ Hồ sẵn sàng xả thân bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân. Quân đội luôn là lực lượng có mặt trước tiên, gắn bó mật thiết và là "tấm chắn" bảo vệ nhân dân trước mọi hiểm nguy do thiên tai gây ra... Trong quá trình đó, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, trở thành biểu trưng sáng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong điều kiện mới.

 Từ nền tảng truyền thống đến một nền công nghiệp văn hóa 

       Năm 1943, từ khi cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước, Đảng ta đã có Đề cương Văn hóa với những nguyên tắc có sức sống trường tồn. Đề cương Văn hóa năm 1943 lúc đó tập trung vào nhiệm vụ cách mạng trước mắt là đưa văn hóa Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng nô dịch của văn hóa thực dân và phát xít, biến văn hóa Việt Nam từ chỗ bị động và tiêu cực trở thành một nhân tố tinh thần lớn mạnh trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Đề cương đã gắn liền nhiệm vụ giải phóng kinh tế, chính trị cho xã hội với nhiệm vụ giải phóng cho con người.
Tháng 11-1946, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội, trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với 3 tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa, nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Luận điểm này trở thành nguyên tắc chi phối, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ nhận thức sâu sắc về một trong những đặc điểm ưu việt của chủ nghĩa xã hội là tính nhân văn, trong sự nghiệp của mình, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vấn đề xây dựng văn hóa, xây dựng con người. Và đó cũng là cơ sở lý luận-thực tiễn quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH).
        Trong giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta tiếp tục tiếp thu quan điểm về văn hóa, con người của Hồ Chí Minh, đồng thời sáng tạo, bổ sung một số tiêu chí mới phù hợp yêu cầu phát triển. Đó là “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, “Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước”. Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã khẳng định, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
        Trong hơn hai thập kỷ đổi mới chúng ta đã đi qua, văn hóa ngày càng có được sự gắn kết chặt chẽ hơn với các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành tựu về KT-XH, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… của đất nước. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng: So với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những thành tựu và tiến bộ mà chúng ta đã đạt được trong lĩnh vực phát triển văn hóa chưa thực sự vững chắc; văn hóa chưa khẳng định được sức mạnh tạo dựng một nền tảng tinh thần xã hội có khả năng miễn nhiễm trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, trước sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai. Những sản phẩm văn hóa “made in Vietnam” còn thiếu sức cạnh tranh, thậm chí bị lấn át ngay tại thị trường nội địa. Những luồng văn hóa-tư tưởng ngoại lai vẫn tác động tiêu cực đến lối sống của một số lượng không nhỏ người dân Việt, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. Từ đó, phát sinh ra nhiều hành vi phản văn hóa, ảnh hưởng đáng kể tới công cuộc xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.

Công cụ đen trong tay những “lái buôn lương tâm”


          Lâu nay, các đối tượng thù địch thường dựa vào khái niệm “tù nhân lương tâm” để thổi phồng vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, nhằm thực hiện âm mưu dai dẳng là bôi nhọ, vu cáo và chống phá Nhà nước Việt Nam, làm suy giảm lòng tin của nhân dân Việt Nam vào hệ thống chính trị của nước ta. Ví dụ cụ thể có nhiều, mà gần đây nhất là bản thông cáo báo chí đầy ý đồ do Tổ chức “Bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” (Defend the Defenders-DTD) tung ra vào đầu tháng 9 vừa qua.
       Thông cáo báo chí của DTD chắc hẳn sẽ khiến những kẻ thường xuyên lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất hả hê. Theo bản thông cáo này, tính đến ngày 30-9-2020, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 276 “tù nhân lương tâm” trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ khác, trong đó có 213 người đã bị kết án, chủ yếu là các tội phạm chính trị và 63 "nhà hoạt động" đang bị giam giữ trong thời gian điều tra hoặc chờ xét xử. Thông cáo cũng khẳng định chắc mẩm rằng, đó là những blogger, luật sư, nhà hoạt động về quyền đất đai, nhà bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và tín đồ của các tôn giáo thiểu số không đăng ký bị bắt giữ và kết án “chỉ vì thực hiện một cách ôn hòa” các quyền được bảo vệ bởi các công ước nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam, như: Quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do của tôn giáo hoặc niềm tin... Và như để nhân lên niềm tin của người đọc về tính chân thực, công tâm của văn bản này, DTD “bồi” thêm: Danh sách 276 “tù nhân lương tâm” nói trên không bao gồm các cá nhân đã tham gia hoặc ủng hộ bạo lực.
         Càng nực cười hơn khi DTD cho rằng, sau khi bắt giữ hơn 40 "nhà hoạt động" và blogger, kết án khoảng 40 người bất đồng chính kiến vào năm 2019, Việt Nam tiếp tục trấn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội để bảo đảm “sự ổn định xã hội” trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; và rằng, trong khi các nước khác đang tập trung giải quyết những vấn đề do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam dường như lại sử dụng cơ hội này để tăng cường đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến-những người không bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

        với quan điểm được nêu ra trong bài viết “Ở Việt Nam không có cái gọi là "tù nhân lương tâm” (đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25-5-2020), trong đó tác giả khẳng định rằng, ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật, bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Một trong những dẫn chính điển hình là Cù Huy Hà Vũ, từ một trí thức biến thành đối tượng có tư tưởng và hành động chống đối Nhà nước Việt Nam, tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, kêu gọi nước ngoài can thiệp...
Chẳng riêng gì ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới, rất nhiều cá nhân đã bị bắt giữ, thậm chí bị đem ra xét xử và phạt tù vì những tội danh như làm tổn hại tới an ninh quốc gia, tung tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, gây nguy hiểm cho người dân... Điểm chung của các vụ việc này là đều được xử lý dựa trên luật pháp hiện hành, trên tinh thần thượng tôn pháp luật mà bất cứ quốc gia nào cũng đã và đang nỗ lực hướng tới.
Vậy nên, “tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là một khái niệm hết sức mập mờ được tạo ra nhằm đánh lạc hướng, thậm chí đầu độc dư luận, khiến họ khó có thể phân biệt đâu là những người hoạt động vì nhân quyền đích thực, đâu là những đối tượng sử dụng con bài nhân quyền nhằm mục đích gây rối, phá hoại.
Trên thực tế, trong thông cáo báo chí nói trên, DTD cũng khẳng định rằng, trong số 213 người đã bị kết án ở Việt Nam thì chủ yếu là các tội phạm theo các Điều 79, 87 và 88 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 109, 117 và 331 tương ứng trong Bộ luật Hình sự 2015. Vậy thì, các nhà soạn thảo thông cáo vô tình sơ hở, hay họ đã trực tiếp thừa nhận rằng, những đối tượng kể trên không hề bị kết án một cách vô căn cứ, mà trái lại, hoàn toàn dựa trên luật pháp?
         Phải thừa nhận rằng, “tù nhân lương tâm” thực sự là một cái mác dễ khơi gợi lòng trắc ẩn trong công chúng. Có lẽ đó cũng là lý do ngày càng có nhiều đối tượng sau khi vi phạm và bị xử lý theo luật pháp Việt Nam, bỗng nhiên được dựng lên như những “tù nhân lương tâm”, tiếp tục trở thành công cụ để các thế lực thù địch vu cáo và bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
        Để biết thực, giả cái gọi là vấn đề “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam ra sao, trước hết phải đặt ra vài câu hỏi: Có hay không thứ gọi là “lương tâm” trong Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội? Có lương tâm hay không khi hết lần này đến lần khác đăng tải các bài viết trên mạng xã hội, đả kích, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam như đối tượng Nguyễn Quốc Đức Vượng (sinh năm 1991, ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng); hoặc chủ mưu, cầm đầu, khởi xướng việc tổ chức lập “nhà nước Mông” tại huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam như đối tượng Sùng A Sính, Lầu A Lềnh...? Với những người am hiểu luật pháp, mưu cầu cuộc sống ổn định và có ý thức thượng tôn pháp luật, câu trả lời dĩ nhiên là “không”! Chắc chắn là “không”!
        Sứ mệnh đấu tranh với các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựa trên chiêu bài nhân quyền nhằm vào Việt Nam chắc chắn còn dài. Để tạo thêm niềm tin của nhân dân vào sứ mệnh ấy, rất cần những cái đầu tỉnh táo để nhận diện và vạch trần sự thật về thứ đang được các trang web, diễn đàn phản động phát ra rả mỗi ngày: “tù nhân lương tâm”.

Không thể vơ đũa cả nắm, phủ nhận sạch trơn

 Lợi dụng việc một số cán bộ quân đội có sai phạm bị xử lý, các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị cố tình tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhưng ai cũng biết rằng, không thể đánh tráo giữa bản chất và hiện tượng, đừng thấy cây mà không thấy rừng. Bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội và sự thật các vụ việc không cho phép chúng thực hiện được hành vi vơ đũa cả nắm, phủ nhận sạch trơn đó…

Cảnh giác với hiện tượng gieo mầm, nuôi dưỡng đối tượng phản biện xã hội tiêu cực

 Mở rộng dân chủ, tăng cường phản biện tích cực, lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết của nhân dân là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

Hưởng ứng tinh thần ấy, các hoạt động phản biện, phản biện xã hội (PBXH) thời gian qua diễn ra khá sôi động và mang lại những kết quả tích cực. Thế nhưng, một thực tế rất đáng quan tâm là cả trong và ngoài nước xuất hiện một số người lợi dụng PBXH để gây nhiễu thông tin, làm rối tình hình, kích động, hòng tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch, một số tổ chức phản động đã móc nối, gieo mầm, nuôi dưỡng các đối tượng PBXH để sử dụng làm công cụ chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”

 Không phải tới bây giờ, mà nhiều năm qua, các thế lực thù địch dường như không biết bấu víu vào vấn đề gì hơn là lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền… để chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

Mũi nhọn mà họ tập trung vào là vấn đề nhân quyền với nhiều hình thức tinh vi, thâm độc, xảo trá. Vậy, sự thật những người mà họ gọi là “tù nhân lương tâm” là những ai? Cần khẳng định rằng: Ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật

MỖI ĐỘ THU VỀ LẠI NHỚ BÁC

Cứ mỗi độ thu về, nhất là vào mỗi dịp tết Trung thu, nhân dân cả nước, nhất là các cháu thiếu nhi Việt Nam lại bồi hồi xúc động nhớ về Bác Hồ...

Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn yêu thương tha thiết những thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Tình cảm yêu thương của Bác ví như trăng rằm luôn tỏa sáng trên bầu trời, chiếu rọi khắp nơi, dù chốn phố phường đông đúc hay làng quê tĩnh lặng, kể cả chốn rừng núi xa xôi hẻo lánh. Tình thương yêu của Bác thể hiện rõ nhất đối với các thế hệ thiếu nhi, là cứ mỗi dịp Tết trung thu, Bác lại có những vần thơ đầy ắp yêu thương gửi cho các cháu trên khắp mọi miền tổ quốc.

Sau những năm tháng dài bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác Hồ trở về đất nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chuẩn bị giai đoạn cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu 1941 đến gần, ngày 21/9/1941 Bác đã viết bài thơ thể hiện sự yêu thương và quan tâm sâu sắc của mình đối với thế hệ măng non của đất nước trong hoàn cảnh lúc đó:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng...

Trong bài thơ, Bác nêu rõ: Là con trẻ, các cháu như “búp trên cành, biết ăn chơi, biết học hành là ngoan”. Tuy nhiên vì đất nước rơi vào cảnh nô lệ, lầm than nên các cháu phải chịu nhiều khó khăn, vất vả. Do đó nhân dân ta phải đứng lên đánh đuổi giặc để cứu nước cứu nhà. Các cháu cũng cố gắng góp sức vào công cuộc kháng chiến kiến quốc:

Vậy nên trẻ em nước ta

Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh

Người lớn cứu nước đã đành

Trẻ em cũng góp phần mình một tay…

Vâng lời dạy của Bác dạy, Trẻ em khắp cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng nô nức cùng cha anh tham gia công cuộc kháng chiến, nhiều tấm gương yêu nước của thiếu niên nhi đồng đã xuất hiện, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh của thiếu nhi Việt Nam như: Kim Đồng, Vừ A Dính, đội du kích thiếu niên Bát Sắt… góp phần không nhỏ vào đấu tranh giành độc lập nước nhà...

Sau thắng lợi của Cách mạng cách mạng Mùa thu Tháng Tám 1945. Dịp Tết trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác Hồ đã không quên viết thư tới các cháu thiếu nhi cả nước, thể hiện tình yêu thương và lòng quan tâm, tin tưởng sâu sắc vào thế hệ trẻ của một đất nước độc lập. Bác nhấn mạnh trong thư: “Non sông Việt có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu...”.

Tết Trung thu năm 1946, đây là giai đoạn cách mạng nước ta đang trong thời kỳ đấu tranh đầy gian khổ khó khăn. Mặc dù bận trăm công ngàn việc to tát, quan trọng của đất nước, Bác vẫn đau đáu bên lòng niềm tin yêu, sự nhớ thương các cháu. Bác đã viết những vần thơ động viên, nhắc nhở các cháu tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông:

Bác mong các cháu chăm ngoan

Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng

Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng

Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam

Trong những bài thơ trung thu viết cho thiếu nhi, chúng ta không thể quên được những dòng thơ Bác viết vào dịp Trung thu 1951, với những câu thơ đầy cảm động, tha thiết, đậm đà nỗi lòng của Người:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương...

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc thành công, Tết Trung thu năm 1953, trước tin tức thắng trận khắp các chiến trường báo về, mà trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu thiếu nhi, Bác Hồ đã không giữ niềm vui ấy cho riêng mình, Bác hồ hởi chia sẻ niềm vui với tất cả các cháu thiếu nhi:

Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

Được tin thắng trận cờ hồng tung bay

Các cháu vui thay

Bác cũng vui thay

Thu sau so với thu này vui hơn.

Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, thời kỳ đầu cách mạng miền Nam còn gian khổ khó khăn, Tết Trung thu năm 1956, Bác Hồ đã viết thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam, thể hiện lòng nhớ thương sâu sắc của Người và nhấn mạnh Bác cháu sẽ có ngày sum họp:

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình…

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh

Sau đó, dịp Tết Trung thu năm 1958, Bác còn nhắc lại ước mơ cháy bỏng của Người, cũng như của toàn thể thiếu nhi Việt Nam:

Bắc, Nam sẽ sum họp một nhà

Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung

Nhớ thương các cháu vô cùng

Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi...

Đáp lại lòng mong mỏi của Người, quân dân khắp cả nước, trong đó có các cháu thiếu nhi đã đoàn kết một lòng, dũng cảm đấu tranh góp phần làm nên đại thắng lịch sử mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, như Bác hằng mong mỏi...

Hơn 50 năm qua Bác Hồ kính yêu đã đi xa, nhưng tình thương yêu bao la của Bác vẫn dành trọn cho những thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam, như ánh trăng rằm vĩnh viễn tỏa sáng trên bầu trời quê hương, không bao giờ phai nhạt. Những vần thơ của bác mỗi độ thu về, lại vang lên trong tâm khảm mỗi người con dân Việt, mỗi tâm hồn các cháu thiếu nhi, động viên các cháu cố gắng học hành chăm ngoan, mai sau lớn lên trở thành những công dân có ích cho quê hương, đất nước.

Đào Nguyên Lan

Nguồn: Văn Hiến Việt Nam

CÂU CHUYỆN THẦN KỲ CỦA LÁI XE TRƯỜNG SƠN


Cư dân mạng được phen trầm trồ trước việc diễn viên đóng thế người Anh, Jim Dowdall, người từng xuất hiện trong bom tấn James Bond, loạt phim Bourne và Indiana Jones đã thực hiện màn trình diễn lái chiếc xe thể thao Jaguar XF vượt qua sông Thames chỉ nhờ 2 chiếc dây cáp đường kính hơn 1 inch. (ảnh 2)

Thế nhưng, “đó chỉ là chuyện quá thường” nếu ai đó biết rằng, những người lính lái xe Trường Sơn đã làm được điều đó từ rất lâu rồi. Thần kỳ hơn, họ còn lái những chiếc xe tải qua 2 sợi dây cáp chứ không phải chỉ đơn giản là một chiếc xe con với nhiều thiết bị hỗ trợ như anh chàng diễn viên người Anh nói trên.

Đầu năm 1965 Bộ Quốc phòng cử Trung tướng Đinh Đức Thiện, khi đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sang Trung Quốc công tác. Tại đây, ông Thiện được các chiến sĩ nước bạn cho đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, từ bờ sông này nối sang bờ sông kia trong thời kỳ chống Nhật.

Về nước, ông Đinh Đức Thiện mang công trình mà mình tận mắt chứng kiến bên nước bạn trình lên Viện Kỹ thuật Giao thông, kết hợp với một số khoa của 4 trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội cùng nhau nghiên cứu, tiến tới việc đưa vào áp dụng phương pháp vận tải “mới lạ” này trong các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

Lúc đó, ông Nguyễn Trọng Quyến đang là giáo viên của khoa xe máy của trường sĩ quan hậu cần được chọn là người lái xe đầu tiên đi trên cáp. Ông kể lại: “Lần đầu tiên tôi cùng với những người đồng đội của mình thử nghiệm lái xe trên cáp ở khu vực cầu Diễn, trên chính 2 bờ sông Nhuệ.

Anh em kỹ sư cho máy đóng trụ bê tông âm từ 5m đến 6m rồi tiếp tục dùng tời buộc cáp, loại cáp to như cổ tay từ bờ sông bên này qua bờ bên kia với độ võng nhất định theo như tính toán của các kỹ sư. Tôi lái một chiếc xe tải của Liên Xô, chạy bằng hệ thống bánh puli (poulie: ròng rọc) trên cáp gần giống như bánh tàu hỏa chạy trên đường ray vậy.

Mới đầu tưởng có các puli định vị trên cáp cứ thế trượt theo nó mà sang bờ bên kia, ai ngờ nó đánh võng kinh khủng. Ròng rã từ tháng 2/1965 đến 5/1965, tôi liên tục chạy thử bằng hai cách. Đầu tiên là chạy bằng puli như đã kể, sau thiết kế sàn trượt cho xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên.

Xe có tải trọng 1 tấn chạy bằng puli đè lên cáp được áp dụng cho những chỗ địa hình thoáng, máy bay trinh sát địch có chụp tọa độ cũng chỉ thấy hai vệt dây chứ không đoán được đó là cầu. Xe trọng tải từ 4 tấn trở lên chạy bằng sàn trượt áp dụng cho những nơi địa hình có cây cối nhiều, máy bay trinh sát địch khó phát hiện hơn”.

Cuộc thử nghiệm hút chết

Tháng 6/1965, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ là ông Phan Trọng Tuệ, mời các thành viên trong Hội đồng chính phủ cùng tất cả các thủ trưởng của các Bộ đến để duyệt buổi thử nghiệm cuối cùng để chuẩn bị lên kế hoạch áp dụng vào các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

Địa điểm diễn ra cuộc thử nghiệm cuối cùng lần ấy Viện Kỹ thuật giao thông chọn là ở Canh Diễn, cách cầu Diễn khoảng gần 1 km trên sông Nhuệ.

Ông Quyến nhớ lại: Khoảng 8h sáng, Phó Thủ tướng bảo tôi lái thử cho mọi người xem. Anh Đặng Văn Thông, Viện trưởng Viện Giao thông, chỉ vào chiếc đồng hồ đo độ võng của dây cáp dặn kỹ: “Khi lái, nếu xe nghiêng sang trái hoặc phải dưới 15 độ thì cứ việc đi tiếp.

Nếu xe nghiêng từ 16 độ đến 17 độ thì anh và phụ xe phải nhảy ra xuống sông để anh em công binh trực dưới đó vớt các anh lên”.

Tôi lái được quãng 1/4 đường cáp thì thấy đồng hộ nhảy lên 10 độ, quãng 1/3 thì lên 15 độ. Lúc này, nhìn gương chiếu hậu, ông phụ xe của tôi là anh Nguyễn Văn Xây nói gấp: “Anh ơi! Trong bờ, mọi người phất cờ ra lệnh anh em mình phải nhảy”.

Tôi đùa: “Anh em mình đang đi trên miệng tử thần. Nếu anh em mình mà nhảy thể nào cũng bị xe lật theo sau đè chết dưới lòng sông. Chú cứ kệ nó đi, đến đâu thì liệu đến đó.

Vừa nói xong thì xe lật. Rơi xuống sông, 3 tấn bê tông đổ hết, xe mất tải trọng lật tiếp ba vòng. Rất may là do cửa xe đóng kín nên nước chỉ có thể phun từ từ qua kẽ hở mà không ập vào.

Tôi và anh Xây ngồi nhìn cái chết dâng lên từng centimet trong cabin đến với mình. Thoáng hy vọng vụt lên, tôi bảo anh Xây: “Anh và tôi giờ nằm xuống, chờ cho áp suất trong cabin cân bằng với áp suất nước bên ngoài thì đạp cửa phi ra...”.

Những cây cầu lạ lùng…

Sau thất bại ấy, bao nhiêu công sức coi như đổ cùng chuyến xe mà ông Quyến lái. Tập trung đi tìm nguyên nhân, hóa ra chuyến xe bị lật hôm ấy không phải ông lái kém mà là do trận mưa hồi đêm làm cho trụ bê tông bị lún nghiêng, xe trườn lên không chịu được tải trọng, gặp gió thì lắc, càng lắc thì trụ cầu càng dơ, dây càng chùng và xe rơi... càng nhanh.

Cuộc thử nghiệm tiếp theo được tính toán kỹ lưỡng hơn với những trụ cầu đổ chết bằng bê tông cốt thép, đo độ giãn dây cáp trong khoảng giới hạn cho phép chứ không thể tùy tiện đóng cọc như lần thử nghiệm ban đầu. Dưới sự chứng kiến của quan chức Chính phủ, vào ngày 11/11/1965, lần thử nghiệm mang tính chất quyết định này ông Quyến đã thành công.

Chính phủ quyết định cho lắp đặt cầu dây cáp cho xe ôtô chạy bằng puli đầu tiên tại Km 0 (Đắc Krông, Quảng Trị). Tiếp theo đó là hàng loạt cây cầu kiểu “khác thường” này được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trang thiết bị, quân trang quân dụng từ hậu phương miền Bắc vào sâu trong chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước...

Thiên tài quân sự "Đại tướng LÊ TRỌNG TẤN"

Một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam

Ngày 01/10 là ngày sinh của một trong những vị tướng đã từng có mặt tại tất cả chiến trường ác liệt nhất trong trang sử hào hùng của dân tộc ta thế kỷ 20.

Ông là Lê Trọng Tấn một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.

Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày; và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.

Nhận xét về ông:

Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết"

Trong một nhận xét khác có tính khẳng định hơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định:

"...(Lê Trọng Tấn) là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại"

Trong cuộc phỏng vấn về xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: "Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An..."

Ông được mệnh danh là Zhukov Việt Nam.

Khẩu quyết: "VÂY, LẤN, TẤN, PHÁ, TRIỆT, DIỆT" của ông đề xuất trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

 

BÁC HỒ THĂM ẤN ĐỘ NĂM 1958 VÀ TÀI NGOẠI GIAO CỦA BÁC

 Tại cuộc đối thoại với các đoàn viên thanh niên ngành ngoại giao vừa diễn ra tại Hà Nội, một bạn trẻ đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên kể về những kỷ niệm khi ông làm phiên dịch cho Bác Hồ. Ông Nguyễn Dy Niên, năm nay 70 tuổi, 51 năm làm việc trong ngành ngoại giao, đã kể cho các đoàn viên thanh niên nghe câu chuyện còn ít người biết dưới đây.

Năm 1958 Bác Hồ sang thăm Ấn Độ. Trước đó, tôi được cử sang Ấn Độ học tiếng Hindhi, chuẩn bị cho chuyến thăm này của Bác Hồ và vinh dự được làm phiên dịch cho Bác trong thời gian Người ở thăm Ấn Độ.

Ấn tượng sâu sắc và vinh dự to lớn đối với tôi là lần đầu tiên được đọc bài diễn văn của Bác đã dịch sẵn sang tiếng Hindhi. Trong cuộc mít-tinh có hàng vạn người dự tại Red Fort (Thành Đỏ) ở thủ đô Delhi, các bạn Ấn Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự. Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng, rất lớn. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ ngày ấy là J. Nehru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác. Khi Thủ tướng Nehru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối. Thấy vậy, Thủ tướng Nehru nói: Ngài là khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi mà... Chứng kiến điều này, hàng vạn người dự mít tinh phía dưới quảng trường đứng cả lên xem. Hai vị lãnh tụ của hai nước cứ nhường nhau, cuối cùng chẳng ai ngồi lên chiếc ghế lớn ấy. Thủ tướng Nehru đành gọi người cho chuyển chiếc ghế đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Thấy vậy, hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường rất cảm kích vỗ tay vang dội và hô rất to: "Hồ Chí Minh muôn năm!" Hồ Chí Minh muôn năm!". Chuyện này được người Ấn Độ sau đó kể lại rất nhiều, trở thành một huyền thoại của họ về Bác Hồ.

Trong chuyến thăm này, trong một bữa tiệc do Thủ tướng Nehru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng năm ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người nói với Thủ tướng Nehru: Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười ầm cả lên làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật.

Nguồn: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.

 

Tổng thống Donald Trump nhiễm Covid-19

 

Hôm nay 02/10/2020, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump xét nghiệm dương tính với Covid-19. Ở tuổi 74 và béo phì, Trump được xếp vào nhóm có nguy cơ cao nhất về các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus corona, căn bệnh đã giết chết hơn 200.000 người Mỹ và hơn 1 triệu người trên toàn thế giới. Việc một vị tổng thống nhiễm dịch bệnh covid-19 và phải cách ly trong bối cảnh ông này đang ở chặng đường nước rút của chiến dịch tái tranh cử tổng thống với ngày bầu cử chính thức vào 03/11/2020, dấy lên sự hoang mang của toàn nước Mỹ.

Điều đáng nói, chính sách phòng chống dịch covid-19 của tổng thống Mỹ lâu nay vốn bị đánh giá thấp với những hậu quả do covid-19 đem lại cho nước Mỹ tồi tệ nhất trên thế giới với hơn 7,2 triệu người dân Mỹ nhiễm bệnh và hơn 205.000 người chết do covid-19 cho đến nay. Ông Trump đã bị chỉ trích vì những phản ứng của ông với đại dịch, bao gồm việc hạ thấp mối đe dọa từ covid-19, coi thường các ý kiến khoa học về dịch bệnh và từ chối tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng. Trump và nhiều phụ tá của ông thường xuyên không tuân thủ về giãn cách xã hội cũng như đeo khẩu trang. Tại cuộc tranh luận tổng thống vào tối thứ Ba vừa rồi, tổng thống Trump còn chế nhạo đối thủ của ông, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, vì thường xuyên đeo khẩu trang. Trump thường xuyên tìm cách vẽ một nên bức tranh màu hồng về tình hình hiện tại, kể cả chỉ vài giờ trước việc nhiễm covid-19 của ông ta được công bố. Trump cũng đã nhiều lần khẳng định đất nước đang "làm tròn góc" với căn bệnh này và tuyên bố virus sẽ "biến mất", mặc dù ngay cả các chuyên gia y tế trong chính quyền của ông cũng cho biết những tuyên bố đó không phản ánh thực tế. Trong những sự kiện chiến dịch tái tranh cử gần đây, Trump bỏ qua các khuyến nghị y tế từ lực lượng đặc nhiệm coronavirus của riêng mình trong đại dịch, tiếp tục với một lịch trình bận rộn của các cuộc tập trung dày đặc người.

Có lẽ sau đợt nhiễm bệnh Covid-19 lần này, quan điểm của tổng thống Trump về công tác phòng chống dịch bệnh sẽ thay đổi. Tuy nhiên, giờ phút bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới đã cận kề, có lẽ thế giới sẽ còn chứng kiến những biến động lớn từ nước Mỹ trong thời gian tới.

KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Trong những năm qua, lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp trên Biển Đông xuất phát từ tham vọng độc chiếm của Trung Quốc. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị (gọi chung là các thế lực thù địch) trong và ngoài nước liên tục kêu gào xuyên tạc đường lối, chính sách quân sự, ngoại giao của Đảng, Nhà nước. Họ đưa ra luận điệu rằng chính sách quốc phòng “ba không” của ta là lạc điệu “không giống ai”; muốn đấu tranh đòi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì phải công nhận tính chính danh của Ngụy quyền Sai Gòn, phải liên minh quân sự với Mỹ để Mỹ bảo vệ Việt Nam; thậm chí họ lợi dụng vấn đề phức tạp trên biển Đông để xuyên tạc lịch sử, gán ghép hình ảnh, dữ liệu sai lệch, từ đó vin cớ để miệt thị, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phê phán đường lối, chính sách quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cùng với đó là những bài viết xuyên tạc vấn đề biên giới, chủ quyền biển đảo để, hướng lái dư luận nhằm kích động chiến tranh với Trung Quốc. Mục đích của các thế lực thù địch tất nhiên không phải là vì lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam, mà họ chỉ lợi dụng vấn đề phức tạp trên Biển Đông để xuyên tạc, bôi nhọ hòng làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, Quân đội, làm cho Nhân dân mất lòng tin vào đường lối, quan điểm của Đảng, sự điều hành, quản lý của Chính phủ, gây chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, thậm chí gây mất lòng tin của cán bộ, đảng viên với các cơ quan lãnh đạo Đảng. Từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đả kích chế độ Xã hội chủ nghĩa, lái đất nước đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa. 

 Thực tế cho thấy, trong những năm qua, mặc dù Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn gây gổ, âm mưu biến vùng biển không tranh chấp thành vùng tranh chấp, từ đó từng bước xâm phạm chủ quyền Quốc gia Việt Nam trên biển. Song, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta đã có những giao thiệp thích hợp, đấu tranh mềm dẻo nhưng kiên quyết với Trung Quốc trên các mặt trận, cả thực địa và ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Do vậy, chúng ta không chỉ giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tiếp tục khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời vẫn giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, hội nhập quốc tế. Điều đó khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, là sự vận dụng đúng đắn quan điểm "đối tác, đối tượng" và nguyên tắc "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong giải quyết các quan hệ quốc tế. 

 Với bản chất hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, hoạt động quốc phòng của Việt Nam là chủ động ngăn ngừa, ĐẨY LÙI NGUY CƠ CHIẾN TRANH. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế, nhưng sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ khi chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc bị xâm phạm. Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng với tất cả các nước, xây dựng lòng tin, tạo sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để ngăn ngừa nguy cơ và đối phó với chiến tranh xâm lược, và không chấp nhận quan hệ hợp tác quốc phòng dưới bất kỳ điều kiện áp đặt hoặc sức ép nào. Chủ trương nhất quán của Việt Nam thực hiện chính sách bốn không: “Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. 

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông cần được xử lý hết sức tỉnh táo, cẩn trọng, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đại cục, hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều nước, nhiều bên. Do vậy, hai bên cần đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong khi chờ đạt được một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc cần nỗ lực giữ vững ổn định tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 mà hai nước là thành viên; nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới sớm xây dựng và ban hành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; tuân thủ những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, không có hành động làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không quân sự hóa hay hành động vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Với những cách hành xử và phát ngôn có tính chất đơn phương, không trên cơ sở luật pháp quốc tế của Trung Quốc, chúng ta cần kiên trì trong đấu tranh để đạt được thoả thuận với những nguyên tắc mang tính giàng buộc để đảm bảo an ninh trên biển. Đặc biệt là không được để ngư dân, những người lao động bình thường gặp nguy hiểm trên vùng biển của chúng ta cũng như vùng biển quốc tế.

 Nhận diện rõ ràng, đấu tranh kiên quyết với âm mưu lợi dụng vấn đề tham nhũng để chống phá Việt Nam

Có thể nói, chưa bao giờ công tác đấu tranh PCTN lại được Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt như thời gian gần đây. Giữa lúc quyết tâm chính trị, tinh thần đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang lên cao thì các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội lại ra sức lợi dụng vấn đề này để tiến hành các hoạt động chống phá. Hơn lúc nào hết, trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải nhận thức rõ ràng, đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn đó.

 Những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn

Trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị thường xoáy sâu vào những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, trong đó tham nhũng là vấn đề được chúng triệt để lợi dụng. Cả thế giới đã thừa nhận, tham nhũng là tệ nạn mang tính toàn cầu, tham nhũng xuất hiện và tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới, các nước dù đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) hay tư bản chủ nghĩa đều phải đối mặt với tệ nạn này, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng không phải do chế độ chính trị hay do đảng phái nào nắm quyền lãnh đạo đất nước... Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động lại ra sức rêu rao rằng: “Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”; “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra...”; “tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ công hữu tư liệu sản xuất, chuyên chế độc đảng”... Không chỉ vậy, họ còn cho rằng: Tham nhũng chỉ xuất hiện ở những nước đi theo con đường XHCN, “tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam”... Thực chất của giọng điệu ấy không gì khác là lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu hòng làm suy giảm uy tín tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Khi mà chúng ta chưa đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng hoặc đã làm nhưng kết quả chưa rõ nét thì họ cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công vì Đảng cũng tham nhũng, suy thoái”... Khi Đảng và Nhà nước ta thể hiện quyết tâm chính trị, đẩy mạnh cuộc đấu tranh PCTN, kiên quyết xử lý hàng loạt cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì chúng lại tung ra những giọng điệu lạc lõng, dựng chuyện, xuyên tạc rằng thực chất cuộc đấu tranh PCTN ở Việt Nam hiện nay là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”, "là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam". Đề cập đến câu hỏi làm thế nào để dẹp bỏ nạn tham nhũng ở Việt Nam, họ cho rằng: “Chỉ khi nào ở Việt Nam có chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới có thể dẹp bỏ được”... Từ những thông tin cóp nhặt trên mạng xã hội, họ còn vẽ ra, dựng nên những câu chuyện nói rằng các phe nhóm nội bộ ở Trung ương và địa phương đang đấu đá nhau... Đặc biệt, họ thường suy diễn, chụp mũ, xuyên tạc những ý kiến chỉ đạo chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Những giọng điệu ấy không nhằm mục đích gì khác là xuyên tạc mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của cuộc đấu tranh này; bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ nội bộ ta, gây phân tâm trong xã hội, làm giảm sút ý chí, quyết tâm PCTN và lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Kết quả của công tác chống tham nhũng là không thể phủ nhận

Cần khẳng định rõ rằng những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, tinh vi, những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt lạc lõng ấy không thể phủ nhận được sự cố gắng, quyết tâm chính trị và những thành quả trong cuộc đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong 5 năm gần đây, đặc biệt là những năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, công tác PCTN được Đảng, Nhà nước ta chỉ đạo rất quyết liệt, tạo được một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng và cố ý làm trái. Tòa án nhân dân các cấp cũng đã xét xử sơ thẩm 436 vụ án, với 1.118 bị cáo về các tội tham nhũng. Các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng đã được Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra, kiểm tra. Qua đó, đã chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 188 vụ với 335 đối tượng. Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiểm toán 434 đơn vị đầu mối, kiến nghị thu hồi về cho ngân sách Nhà nước hơn 65.000 tỷ đồng.

Các cơ quan chức năng đã chủ động, công khai cung cấp thông tin, định hướng dư luận trong hoạt động PCTN, phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong PCTN. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội và người dân trong PCTN ngày càng được phát huy tốt hơn... Hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN được mở rộng. Kết quả công tác PCTN của Việt Nam những năm gần đây đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam tăng liên tiếp trong hai năm sau nhiều năm giữ nguyên, từ 31 điểm năm 2015 tăng lên 35 điểm trong năm 2017.

Ngoài việc góp phần tạo ra bước phát triển về kinh tế-xã hội, công tác đấu tranh PCTN góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, vào chế độ XHCN. Kết quả của công tác PCTN đã tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Những kết quả ấy càng khẳng định rõ quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về PCTN. Đồng thời đó cũng là minh chứng để khẳng định rõ việc đẩy mạnh PCTN, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyết xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm không làm hạn chế sức sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của những người tâm huyết, vì sự nghiệp đổi mới của Đảng, với động cơ trong sáng, lành mạnh, không “làm chậm” sự phát triển, mà ngược lại làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ cán bộ, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Những kết quả đó càng chứng tỏ những luận điệu của các thế lực phản động về cuộc đấu tranh PCTN của Việt Nam là xuyên tạc, bịa đặt, vô căn cứ.

Không thế lực nào có thể làm nhụt ý chí của chúng ta

Thực tế đã khẳng định cuộc đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là trong sáng, công khai, minh bạch, khách quan, tôn trọng nhân dân và coi trọng dư luận; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Những kết quả bước đầu đã để lại cho chúng ta những bài học quan trọng. Nhưng cần đặc biệt nhấn mạnh, đó là sự thống nhất một ý chí, một quyết tâm chống tham nhũng trong toàn Đảng. Chính quyết tâm chính trị của Đảng là lời hiệu triệu lòng dân và những cán bộ, đảng viên đồng lòng trong cuộc chiến này. Kết quả của cuộc đấu tranh PCTN thời gian qua cho thấy quần chúng nhân dân và toàn xã hội đã đặt trọn niềm tin, tích cực ủng hộ ý chí quyết tâm, nỗ lực đấu tranh PCTN của Đảng... Nhưng cũng cần phải thấy ngay rằng những kết quả quan trọng đạt được mới chỉ là bước đầu. Tình hình tham nhũng, tiêu cực và tệ quan liêu, lãng phí vẫn còn nhiều, phổ biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng, đơn vị, địa phương thì ở đâu đó vẫn còn những biểu hiện thiếu kiên quyết, né tránh, tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên vội vã, dưới thư thả". Thực tế ấy đòi hỏi muốn làm sạch đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng, trong sạch đội ngũ cán bộ trong toàn bộ máy, Đảng ta phải có bản lĩnh và quyết tâm chính trị cao.

Thời gian tới, khi mà cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực càng được đẩy mạnh thì các thế lực thù địch, phản động cũng sẽ gia tăng sự chống phá. Dù cam go, phức tạp, dù khó khăn đến mấy cũng không ai có thể phủ nhận, xóa nhòa những thành công của chúng ta, không ai có thể làm nhụt ý chí, quyết tâm của chúng ta. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải đề cao cảnh giác, nhận diện rõ ràng về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội để từ đó kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động hòng phá hoại, ngăn cản cuộc đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta./.

 BQĐND

    BÀI HỌC TỪ HÔM NAY VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

     Ngày 28-8-2020, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam (4 tháng), lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc với ông Nguyễn Đức Chung để điều tra về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trước đó, ngày 11-8-2020, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội với ông Nguyễn Đức Chung (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội) để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án theo quy định của pháp luật. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 1223/QĐ-TTg đình chỉ công tác với ông Nguyễn Đức Chung.

Theo Bộ Công an, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến 3 vụ án hình sự. Ngoài vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, ông Chung còn liên quan đến vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan và vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP.Hà Nội có liên quan đến chế phẩm Redocy-3C.

Vì sao nên nỗi? Giống như cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, bằng nhiều chiến công trong đấu tranh chống tội phạm, ông Nguyễn Đức Chung được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Ông Nguyễn Quốc Anh nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Anh hùng lao động. Đều là người có chức, có quyền, là người mạng trên vai quân hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang, đều là anh hùng chống tội phạm nhưng trớ trêu, cả hai ông đều trở thành tội phạm trước sức mạnh của đồng tiền. Không lẽ bài học chưa ráo mực của tướng Phan Văn Vĩnh không đủ sức cảnh báo ông Nguyễn Đức Chung?

Việc ông Nguyễn Đức Chung bị bắt và nhìn lại những năm gần đây, lãnh đạo cao nhất của ba thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đều bị xử lý vì những sai phạm trong quá khứ và hiện tại, đều không thể đi hết nhiệm kỳ. Nếu không có quyết tâm chính trị, không vững niềm tin vào Tư tưởng Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”, thì chắc sẽ không có kết quả như hôm nay. Kết quả này cũng cho ta bài học về đánh giá, lựa chọn nhân sự đại hội.  

Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng đã đi được nửa chặng đường. Trong công tác nhân sự, việc đánh giá và lựa chọn nhân sự cho đại hội bầu sẽ có nhiều kinh nghiệm được rút ra từ chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ trước. Những sai phạm của ông Đinh La Thăng đâu phải sau Đại hội XII của Đảng mới xảy ra? Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng đâu chỉ cần tài như những anh hùng mà cần có cả phẩm chất đạo đức, giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khổ không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Hiện nay, Đảng ta đã có quy định về  trách nhiệm của người đề cử trong việc giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy tại đại hội. Nên chăng có quy định về trách nhiệm giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy khóa mới trong quá trình chuẩn bị nhân sự đại hội?

Công tác chuẩn bị nhân sự đại hội là một trong hai nhiệm vụ quan trọng nhất của đại hội. Đánh giá, lựa chọn bầu được những cán bộ tài năng, đức độ vào cấp ủy quyết định việc thực hiện thành công nghị quyết, các chỉ tiêu của đại hội, liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sống còn của chế độ, phát triển của đất nước. Bài học từ những vụ trọng án liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp của Đảng nhiệm kỳ qua luôn là bài học thiết thực, đắt giá cho quá trình chuẩn bị nhân sự đại hội hôm nay.  

ST


Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Chiêu bài "thúc đẩy dân chủ” và những chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài - Hậu quả để lại

Với chiêu bài "thúc đẩy dân chủ và nhân quyền", Mỹ thường xuyên tự cho mình có quyền can thiệp sâu vào các công việc nội bộ của các nước khác, thoạt đầu thường sẽ ủng hộ các lực lượng đối lập, lôi kéo dân chúng công kích, xuống đường biểu tình, bạo loạn gây mất đoàn kết và trật tự an ninh xã hội, sau đó khi nội bộ các nước bất đồng đến đỉnh điểm, Mỹ sẵn sàng nhảy vào can thiệp quân sự. Thực tế việc Mỹ can thiệp quân sự vào một số nước Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi thời gian qua cho thấy, hậu quả để lại của các chiến dịch của Mỹ cho các nước bị can thiệp quân sự này không chỉ là một đất nước bị tàn phá hết cơ sở vật chất hạ tầng, thiệt hại về con người cũng như nền kinh tế vô cùng lớn, kết quả dân chủ, nhân quyền chẳng thấy đâu mà các nước tiếp tục lâm vào tình trạng bất ổn, nội chiến dai dẳng nhiều năm sau đó, khiến cho cuộc sống của nhân dân điêu đứng, nhiều dân thường thiệt mạng oan uổng.

Mỹ trong hai thập niên qua có những chiến dịch quân sự lớn tại các nước Iraq, Syria ở Trung Đông, Afghanistan ở Nam Á và Libya ở Bắc Phi.

Năm 2001, Mỹ tiến công vào Afghanistan để tiêu diệt lực lượng khủng bố Taliban. Đến tháng 5/2003, Mỹ tuyên bố chiến dịch quân sự ở Afghanistan hoàn thành trong việc truy quét và đẩy lùi các tay súng Taliban và al-Qaeda. Tuy nhiên, tàn dư Taliban vẫn luôn thường trực và trỗi dậy trở lại khiến cho Mỹ vẫn phải duy trì lực lượng quân sự tại Afghanistan trong một thời gian dài cho đến nay. Bạo lực thường xuyên xảy ra ở Afghanistan, đất nước thường xuyên hứng chịu các vụ đánh bom tự sát tại những nơi tụ tập đông người như lễ tôn giáo, chợ, điểm bầu cử. Cuộc chiến khiến hơn 38.000 dân thường thiệt mạng.

Tháng 3/2003, với cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và Saddam Hussein hỗ trợ khủng bố, lực lượng 170.000 lính do Mỹ dẫn đầu tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự vào Iraq, lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein. Theo tổ chức phi chính phủ Iraq Body Count, cuộc chiến khiến cho khoảng 7.500 dân thường thiệt mạng. Reuters năm 2007 đưa tin tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em Iraq tăng lên 28% sau cuộc chiến. Khoảng 60 - 70% trẻ em mắc các vấn đề tâm lý. Một nửa số bác sĩ rời khỏi đất nước năm 2003 - 2006. Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết tính đến năm 2015, 4,4 triệu người Iraq bỏ lại nhà cửa để chạy trốn trong khủng hoảng. Từ năm 2007, Mỹ giảm dần sự hiện diện và rút toàn bộ quân vào tháng 12/2011. Động thái rút quân tạo ra khoảng trống quyền lực để phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy. Họ tiến hành các vụ thảm sát, cưỡng hiếp và bắt nô lệ, làm hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà ở. Tháng 6/2014, Mỹ lại tiến hành chiến dịch không kích ở Iraq. Họ phá hủy các hang ổ và kho vũ khí của IS nhưng cũng khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Cuối năm 2017, IS bị đẩy lùi khỏi thành trì ở Mosul. Iraq tuyên bố đánh bại IS nhưng đất nước vẫn đối mặt với một số cuộc tấn công lẻ tẻ. Tính đến 1/1/2019, số người thiệt mạng do bạo lực ở Iraq là 180.000 - 201.000 người.

Năm 2011, Mỹ và các đồng minh châu Âu xúc tiến hành động quân sự chống lại Libya với lý do "bảo vệ dân thường" trước các cuộc "tàn sát" của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Nhờ sự hậu thuẫn của NATO, phe nổi dậy Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) chống Gaddafi tháng 8/2011 kiểm soát được nhiều khu vực trọng yếu. Phiến quân truy đuổi Gaddafi và vài tháng sau giết ông ta. Sau khi Gaddafi bị lật đổ, Libya lâm vào cảnh hỗn loạn vì nội chiến, lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy, lực lượng quân đội quốc gia kiểm soát phần lớn lãnh thổ Libya nhưng một số khu vực bị phiến quân Hồi giáo cực đoan chiếm đóng. Tính đến tháng 1/2018, cuộc nội chiến đã khiến hơn 10.000 người chết.

Hiện nay, một số nước như Venezuela, Belarus đang trong tình trạng nội bộ lục đục mất đoàn kết, thường xuyên xảy ra những cuộc biểu tình, rất dễ bị can thiệp quân sự từ nước ngoài.

Chiêu bài “Thúc đẩy dân chủ” của Mỹ - là chiến lược đưa ra hình thái ý thức và các tiêu chuẩn giá trị của mình, lấy sức mạnh kinh tế, quân sự làm sức ép, vận dụng nhiều thủ đoạn khác nhau gây ảnh hưởng và làm thay đổi cục diện chính trị của nước khác, thiết lập chế độ dân chủ kiểu Mỹ trên toàn thế giới, để thông qua đó thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của mình. Điển hình của âm mưu thủ đoạn này khởi đầu là hình thức lợi dụng các phương tiện thông tin truyền thông để tuyên truyền với thế giới hệ thống quan niệm giá trị và lối sống Mỹ, gây ra những ảnh hưởng ngầm trong giới trẻ hoặc tung ra các bài báo công kích, đầu độc người dân ở các quốc gia mà Mỹ cho là “phi dân chủ”, từ đó tạo nên sự bất ổn trong dư luận, gây rối trật tự xã hội... và lấy đó làm cớ để can thiệp vào nội bộ của các quốc gia này.

Tuy nhiên, với những gì diễn ra trong 2 thập niên qua, với những hậu quả thảm khốc lâu dài của đất nước khi bị lực lượng quân sự nước ngoài can thiệp xuất phát từ chiêu bài “thúc đẩy dân chủ”, thì có lẽ các quốc gia trên thế giới đều đã hiểu rõ sự thật nguy hiểm ẩn sau chiêu bài chiến lược này.

ĐỀ CAO CẢNH GIÁC LÔI KÉO CỦA CÁC THỂ LỰC THÙ ĐỊCH, KIÊN QUYẾT XỬ LÝ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VI PHẠM

 


Hiện nay, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác trước nguy cơ các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo cán bộ, đảng viên, tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, nhân danh lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Đẩy lùi hiện tượng trên, không để các thế lực thù địch và kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động thì vai trò tổ chức đảng, đoàn thể các cấp, vai trò công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên hết sức quan trọng.  

Kẻ xấu thường lợi dụng vào một số cán bộ có biểu hiện công thần, kiêu ngạo, để lôi kéo. Chúng xuyên tạc sự thật, làm một số phấn tử mơ hồ, nhận thức chính trị thấp, luôn đề cao vai trò cá nhân, nên dễ bị mắc bẫy. Chúng ta cần hiểu rõ chủ trương, quan điểm của Đảng về việc phải xử lý cán bộ sai phạm, đây là việc làm cần thiết, mang tính giáo dục cao, rất thấm thía đối với người bị xử lý. Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật đã nêu rõ thời hiệu kỷ luật lên tới 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và sẽ không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia...  Những người cố tình vi phạm, coi thường tổ chức đảng, đoàn thể, coi thường đồng chí đồng đội và nhân dân, cố tình đi ngược, phá hoại lợi ích của đất nước và nhân dân thì cần phải kiên quyết xử lý.



ĐIỂM MẶT MỘT SỐ TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

 

       Điểm mặt một số tổ chức phản động chống phá Việt Nam

Tổ chức phản động là tập hợp nhóm người có tư tưởng phản động, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng dùng nhiều hình thức, trong đó có mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia, các hội, nhóm trá hình. Các tổ chức phản động thường dùng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ …để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch.

Hiện nay, nổi bật có những hội, nhóm, tổ chức sau:

- Tổ chức “Việt Tân”: Trụ sở chính đặt tại San Jose, Mỹ; “Văn phòng 2” tại Băng Cốc, Thái Lan. Hiện nay, “Việt Tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát…

- Tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”: trụ sở đặt tại 2807 Anaheim, CA 92814, Mỹ; mục đích lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam, khôi phục chế độ Việt Nam cộng hòa, cầm đầu là Đào Minh Quân (nguyên Trung úy Ngụy). Từ cuối năm 2015 đến nay, Đào Minh Quân cùng các đối tượng cốt cán của tổ chức đã tiến hành các hoạt động khôi phục, củng cố, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức và thực hiện nhiều kế hoạch khác nhau như: tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; lôi kéo móc nối thành lập tổ chức, phát triển lực lượng ở trong nước và đưa người từ nước ngoài vào Việt Nam chỉ đạo thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Bằng phương thức, thủ đoạn lợi dụng mạng Internet, các ứng dụng, tiện ích của mạng xã hội, chúng tạo lập, duy trì các trang web, blog, địa chỉ email như “chinhphuquocgia.com”, laylaidatto@gmail.com”, “Cuutuchinhtri.org”… để tuyên truyền, lôi kéo, phát triển lực lượng không chỉ tại Việt Nam, mà còn ở cộng đồng người Việt tại một số quốc gia khác và liên lạc, chỉ đạo thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức như hoạt động khủng bố, phá hoại tư tưởng, rải truyền đơn kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ, Tết của đất nước. 

- Tổ chức "Triều đại Việt”: có trụ sở chính tại Canada, do đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng cầm đầu. Các đối tượng chủ trương hoạt động bạo động vũ trang, lật đổ Đảng và Nhà nước ta với phương châm “đốt sạch”, “giết sạch”, “phá sạch”, “cướp sạch” và lấy cờ ngũ sắc làm quốc kỳ. Thực hiện âm mưu chống phá Việt Nam, Ngô Văn Hoàng Hùng cùng các đối tượng lên mạng xã hội Facebook, Youtube đăng tải gần 200 video, clip dưới hình thức livestream với nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh bạo động, lật đổ chế độ, ủng hộ “Triều Đại Việt” về lãnh đạo đất nước. Tiến hành chỉ đạo đồng bọn ở trong nước mua vũ khí, vật liệu nổ từ Campuchia mang về nước; hỗ trợ tiền, chỉ đạo một số cơ sở trong nước mua sắm vũ khí, chế tạo bom, mìn hoạt động khủng bố, phá hoại; kích động người dân xuống đường cướp vũ khí để đảo chính. 

- Khối 8406: Khối 8406 là tên gọi của một tổ chức chính trị, kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam. Tên "Khối 8406" xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8 tháng 4 năm 2006 của nhóm. Là một tổ chức được thành lập nhằm chống phá Nhà nước ta.

- Quỹ người Thượng: là một tổ chức với mục tiêu chống Cộng và bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được lập năm 1990 có trụ sở ở Nam Carolina (Hoa Kỳ) và do Ksor Kok, một người dân tộc Jarai làm chủ tịch. Đây là một là một tổ chức phản động chống phá Nhà nước Việt Nam, chia rẽ đoàn kết dân tộc, lấy cái gọi là thành lập “nhà nước Đề Ga” gây nên các cuộc bạo loạn vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004 tại Tây Nguyên.

- Ủy ban Cứu Người vượt biển (BPSOS): là một tổ chức hoạt động dưới vỏ bọc phi chính phủ và phi lợi nhuận của những người Mỹ gốc Việt có lĩnh vực hoạt động về dân sự và chính trị được thành lập vào năm 1980. Ủy ban Cứu Người vượt biển hiện có trụ sở chính tại Falls Church, Virginia và do Nguyễn Đình Thắng làm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành. Tổ chức này là một trong bốn thành viên của Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA). Là một tổ chức có hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.

Ngoài ra, còn một số tổ chức chính trị khác công khai chống phá Đảng, Nhà nước ta như: Liên minh Bài trừ nô lệ mới ở châu Á - Mỹ (CAMSA); Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam (Vacsava, Ba Lan); Văn phòng Trợ giúp công nhân Việt Nam (Tanagatina) ở Penang; Đảng Cấp tiến Xuyên quốc gia (Transnational Radical Party- TRP); Tổ chức Liên minh Việt Nam Tự do (FVA); Tổ chức Bạch Đằng Giang; Tổ chức Việt Nam Tự do; Đảng Vì Dân; Đảng Dân Tộc; Hội đồng công luật công án Bia Sơn (tiền thân là tổ chức Ân đàn đại đạo)…

Thực chất, các tổ chức chính trị trên được thành lập, hoạt động đều dựa trên cơ sở sự hậu thuẫn, giúp sức cả về vật chất, tinh thần của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Đấu tranh với thế lực thù địch, phản động và tay sai của chúng là cả một quá trình lâu dài, phức tạp, khó khăn đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, dựa trên các hình thức, phương pháp đấu tranh khác nhau. Trong đó, nhận diện, vạch trần các tổ chức phản cách mạng đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta có vai trò rất quan trọng giúp quần chúng nhân dân hiểu, từ đó chung sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

(Tổng hợp từ https://baonghean.vn/, http://cand.com.vn/)

TĐC