Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Chiêu bài "thúc đẩy dân chủ” và những chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài - Hậu quả để lại

Với chiêu bài "thúc đẩy dân chủ và nhân quyền", Mỹ thường xuyên tự cho mình có quyền can thiệp sâu vào các công việc nội bộ của các nước khác, thoạt đầu thường sẽ ủng hộ các lực lượng đối lập, lôi kéo dân chúng công kích, xuống đường biểu tình, bạo loạn gây mất đoàn kết và trật tự an ninh xã hội, sau đó khi nội bộ các nước bất đồng đến đỉnh điểm, Mỹ sẵn sàng nhảy vào can thiệp quân sự. Thực tế việc Mỹ can thiệp quân sự vào một số nước Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi thời gian qua cho thấy, hậu quả để lại của các chiến dịch của Mỹ cho các nước bị can thiệp quân sự này không chỉ là một đất nước bị tàn phá hết cơ sở vật chất hạ tầng, thiệt hại về con người cũng như nền kinh tế vô cùng lớn, kết quả dân chủ, nhân quyền chẳng thấy đâu mà các nước tiếp tục lâm vào tình trạng bất ổn, nội chiến dai dẳng nhiều năm sau đó, khiến cho cuộc sống của nhân dân điêu đứng, nhiều dân thường thiệt mạng oan uổng.

Mỹ trong hai thập niên qua có những chiến dịch quân sự lớn tại các nước Iraq, Syria ở Trung Đông, Afghanistan ở Nam Á và Libya ở Bắc Phi.

Năm 2001, Mỹ tiến công vào Afghanistan để tiêu diệt lực lượng khủng bố Taliban. Đến tháng 5/2003, Mỹ tuyên bố chiến dịch quân sự ở Afghanistan hoàn thành trong việc truy quét và đẩy lùi các tay súng Taliban và al-Qaeda. Tuy nhiên, tàn dư Taliban vẫn luôn thường trực và trỗi dậy trở lại khiến cho Mỹ vẫn phải duy trì lực lượng quân sự tại Afghanistan trong một thời gian dài cho đến nay. Bạo lực thường xuyên xảy ra ở Afghanistan, đất nước thường xuyên hứng chịu các vụ đánh bom tự sát tại những nơi tụ tập đông người như lễ tôn giáo, chợ, điểm bầu cử. Cuộc chiến khiến hơn 38.000 dân thường thiệt mạng.

Tháng 3/2003, với cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và Saddam Hussein hỗ trợ khủng bố, lực lượng 170.000 lính do Mỹ dẫn đầu tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự vào Iraq, lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein. Theo tổ chức phi chính phủ Iraq Body Count, cuộc chiến khiến cho khoảng 7.500 dân thường thiệt mạng. Reuters năm 2007 đưa tin tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em Iraq tăng lên 28% sau cuộc chiến. Khoảng 60 - 70% trẻ em mắc các vấn đề tâm lý. Một nửa số bác sĩ rời khỏi đất nước năm 2003 - 2006. Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết tính đến năm 2015, 4,4 triệu người Iraq bỏ lại nhà cửa để chạy trốn trong khủng hoảng. Từ năm 2007, Mỹ giảm dần sự hiện diện và rút toàn bộ quân vào tháng 12/2011. Động thái rút quân tạo ra khoảng trống quyền lực để phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy. Họ tiến hành các vụ thảm sát, cưỡng hiếp và bắt nô lệ, làm hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà ở. Tháng 6/2014, Mỹ lại tiến hành chiến dịch không kích ở Iraq. Họ phá hủy các hang ổ và kho vũ khí của IS nhưng cũng khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Cuối năm 2017, IS bị đẩy lùi khỏi thành trì ở Mosul. Iraq tuyên bố đánh bại IS nhưng đất nước vẫn đối mặt với một số cuộc tấn công lẻ tẻ. Tính đến 1/1/2019, số người thiệt mạng do bạo lực ở Iraq là 180.000 - 201.000 người.

Năm 2011, Mỹ và các đồng minh châu Âu xúc tiến hành động quân sự chống lại Libya với lý do "bảo vệ dân thường" trước các cuộc "tàn sát" của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Nhờ sự hậu thuẫn của NATO, phe nổi dậy Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) chống Gaddafi tháng 8/2011 kiểm soát được nhiều khu vực trọng yếu. Phiến quân truy đuổi Gaddafi và vài tháng sau giết ông ta. Sau khi Gaddafi bị lật đổ, Libya lâm vào cảnh hỗn loạn vì nội chiến, lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy, lực lượng quân đội quốc gia kiểm soát phần lớn lãnh thổ Libya nhưng một số khu vực bị phiến quân Hồi giáo cực đoan chiếm đóng. Tính đến tháng 1/2018, cuộc nội chiến đã khiến hơn 10.000 người chết.

Hiện nay, một số nước như Venezuela, Belarus đang trong tình trạng nội bộ lục đục mất đoàn kết, thường xuyên xảy ra những cuộc biểu tình, rất dễ bị can thiệp quân sự từ nước ngoài.

Chiêu bài “Thúc đẩy dân chủ” của Mỹ - là chiến lược đưa ra hình thái ý thức và các tiêu chuẩn giá trị của mình, lấy sức mạnh kinh tế, quân sự làm sức ép, vận dụng nhiều thủ đoạn khác nhau gây ảnh hưởng và làm thay đổi cục diện chính trị của nước khác, thiết lập chế độ dân chủ kiểu Mỹ trên toàn thế giới, để thông qua đó thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của mình. Điển hình của âm mưu thủ đoạn này khởi đầu là hình thức lợi dụng các phương tiện thông tin truyền thông để tuyên truyền với thế giới hệ thống quan niệm giá trị và lối sống Mỹ, gây ra những ảnh hưởng ngầm trong giới trẻ hoặc tung ra các bài báo công kích, đầu độc người dân ở các quốc gia mà Mỹ cho là “phi dân chủ”, từ đó tạo nên sự bất ổn trong dư luận, gây rối trật tự xã hội... và lấy đó làm cớ để can thiệp vào nội bộ của các quốc gia này.

Tuy nhiên, với những gì diễn ra trong 2 thập niên qua, với những hậu quả thảm khốc lâu dài của đất nước khi bị lực lượng quân sự nước ngoài can thiệp xuất phát từ chiêu bài “thúc đẩy dân chủ”, thì có lẽ các quốc gia trên thế giới đều đã hiểu rõ sự thật nguy hiểm ẩn sau chiêu bài chiến lược này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét