Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

Phát triển toàn diện gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, quốc phòng- an ninh trên địa bàn vùng dân tộc

 


Phát triển toàn diện gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, quốc phòng- an ninh trên địa bàn vùng dân tộc. Về chính trị: Mở rộng, phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng tham kiến về chính trị đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Về kinh tế: Quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn Miền núi, đồng bào dân tộc; Nghiên cứu cơ chế quản lý liên kết hợp tác phát triển vùng phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu vực, địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là miền núi, biên giới hải đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và phía tây các tỉnh miền trung. Ví dụ: Chúng ta xây dựng sự thống nhất, liên kết trong phát triển kinh tế vùng (Vùng đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc; vùng các tỉnh duyên hải miền trung; vùng các tỉnh phía nam…); Về văn hoá - xã hội,  Quan tâm phát triển giáo dục dạy nghề trong đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn; Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số;  Hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo; Tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo; Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của các dân tộc; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kịp thời di dời đồng bào ra khỏi khu vực sạt lở, lũ lụt; Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ, ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giữ gìn và phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam. Về quốc phòng - An ninh: Kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong các khu vực phòng thủ, phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh nhất là ở những vị trí trọng yếu, chiến lược; Xây dựng đường tuần tra biên giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế- quốc phòng và phát triển bền vững kinh tế- xã hội khu vực dọc biên giới và biển đảo.

Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.

 


Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, khẳng định: Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc”. Mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Qua các giai đoạn lịch sử, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các tộc người, phát triển toàn diện về kinh tế- chính trị- xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực.

Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”

Các tổ chức phản động quốc tế ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam

 


Ngày 22/09/2012, tại Hoa Kỳ ba tổ chức là: Hội đồng Dân tộc Thượng, Hội đồng Tối cao Campuchia - Krom, Hội đồng Phát triển Văn hóa Xã hội Champa đã thống nhất thành lập “Hội đồng Tối cao các dân tộc bản địa Việt Nam”, với 3 mục tiêu: Kêu gọi Chính phủ VN công nhận dân tộc Khmer, Chăm và các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên là dân tộc bản địa. Yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải thực thi những điều khoản nêu trong Tuyên ngôn về Quyền của các dân tộc bản địa (2007). Đòi quyền tự quyết về chính trị, đất đai, kinh tế, văn hóa và tự trị, tự quản. Chúng, chống phá trên các lĩnh vực, Trên lĩnh vực chính trị, chúng cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số không có quyền tự quyết, quyền tham chính mà chỉ có người Kinh cùng (Chính quyền Hà Nội) quyết định, nên đồng bào dân tộc thiểu số phải có quyền tự quyết, có quyền tách ra thành lập một quốc gia riêng. Trên lĩnh vực Kinh tế, do đồng bào dân tộc thiểu số trình độ thấp, không biết làm ăn, nên bị người Kinh (người Kinh có trình độ, biết làm ăn) chiếm đất, hiện nay không có đất sản xuất nên cuộc sống rất khó khăn, có nhiều hộ rất nghèo; khoảng cách giàu nghèo giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ngày càng xa. Chúng rêu rao với người dân tộc thiểu số rằng: “ Tại sao chúng mày đều là người Việt Nam, nhưng người Kinh nó giàu thế mà chúng mày nghèo thế”[1]. Trên lĩnh vực văn hóa, chúng cho rằng văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đang bị xâm thực, đang bị người Kinh đồng hóa để dễ bề cai trị, bởi vì do “Chính sách thực dân kiểu mới của cộng sản” hiện nay là các dân tộc ở Việt Nam sống đan xen, không sống quần cư, riêng lẻ có khu tự trị riêng như của Trung Quốc. Về an sinh xã hội đồng bào dân tộc thiểu số bị bóc lột, o ép không được giáo dục, không được tiếp cận các dịch vụ: Điện, Đường, Trường, Trạm.v.v…



[1] Báo cáo ban Tôn giáo Chính phủ năm 2016

LOA PHƯỜNG LIỆU ĐÃ HẾT SỨ MỆNH


      Chỉ trong 2 ngày, trang Việt Tân đã viết liên tục 8 bài viết về vấn đề Hà Nội muốn đưa loa phường về tới từng thôn, tổ dân phố. Thậm chí, trang này còn tổ chức khảo sát lấy ý kiến nhằm xem thái độ của cư dân mạng (chủ yếu là đám chống đối) với chính sách này như thế nào. Và tất nhiên, với các anh em hải ngoại vài chục năm rồi không được đặt chân đến Hà Nội, thù ghét với cộng sản thì phản đối là điều đương nhiên.

         Tại sao Việt Tân lại quan tâm đến vấn đề loa phường của Hà Nội như vậy? 

          Vì Việt Tân chăm lo cho người dân Hà Nội hay phải đóng tiền để vận hành hệ thống loa phường? Tất nhiên là không, mà đơn thuần là nhằm vào Tân Chủ tịch Hà Nội Trần Sĩ Thanh, cũng như bôi nhọ chính quyền Hà Nội mà thôi.

        Thay vì chê trách, chúng ta thử bàn xem loa phường liệu đã hết sứ mệnh? 

        Nhiều người cho rằng với rất nhiều phương thức giao tiếp hiện đại thì loa phường đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều loại hình báo chí thì duy chỉ có loa phường mới có khả năng cá biệt hóa thông tin ở quy mô phường, xã.

      Nhiều người cũng cho rằng những thông tin dân sinh thì hoàn toàn có thể dùng hình thức thông báo trên Face.book, Zalo. Điều đó không sai. Tuy nhiên, thực tế thì trên Face.book, Zalo mỗi ngày có cả rừng thông tin: cầm lao cướp giết hiếp, chính trị gia lỡ mồm, ngôi sao giải trí thiếu quần áo… những vấn đề dân sinh cấp phường sẽ không có nhiều người chú ý tìm đọc. Truyền thông áp đặt rằng: "loa phường giải quyết được việc này khi người nghe không có nhiều lựa chọn về tin tức; từ đó, để truyền tải thông tin hữu ích nhất, liên quan trực tiếp tới đời sống của cư dân trong khu vực".

       Loa phường, cũng giống như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, có thể kém ưu thế hơn so với truyền thông xã hội. Nhưng nó vẫn có những giá trị truyền thông, vẫn là thứ không thể loại bỏ trong cuộc sống của người dân Hà thành.


BÀI HỌC "LẤY DÂN LÀM GỐC"

 Thành quả của Cách mạng Tháng Tám bắt nguồn từ bản lĩnh trí tuệ, tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Ðảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo xử lý đúng đắn những vấn đề căn bản của cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam, mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội, để lại những bài học vô giá trong quá trình cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước.

Bác Hồ khẳng định: "Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân". Bác luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân. Tư tưởng "lấy dân làm gốc" của Bác là một bài học có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc xuyên suốt quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Cách mạng Tháng Tám tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân tộc. Cuộc cách mạng lấy dân làm gốc, đoàn kết, tập hợp nhân dân, "lấy sức ta giải phóng cho ta", đã tạo nên một cao trào cách mạng rộng khắp, mạnh mẽ chưa từng thấy với đông đảo lực lượng tham gia, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp trong cả nước. Nhờ gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của dân, Ðảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.


CHA CỦA LIỆT SĨ ĐỖ ĐỨC VIỆT: “TẠM BIỆT NGƯỜI HÙNG, ĐỒNG ĐỘI CỦA BỐ”

 Thượng úy Đỗ Đức Việt, anh dũng hi sinh, để lại nỗi đau vô hạn cho gia đình, trong nỗi đau ấy sáng lên niềm tự hào về một người hùng trong thời bình. “Sau mấy ngày thức trắng, cứ bê bát cơm lên là chực trào nước mắt, đêm qua vợ chồng động viên nhau, cố nén thương đau để lo hậu sự cho con”, ông Đỗ Văn Tư - Trưởng Công an xã Hòa Sơn (huyện Ứng Hòa, Hà Nội), bố của Thượng úy Đỗ Đức Việt - nói khi vừa tiễn đoàn khách đến thăm hỏi, động viên gia đình.

Ông Tư cho biết, Việt ngoan ngoãn, sống tình cảm, chưa bao giờ làm bố mẹ phiền lòng. Ngày còn nhỏ, Việt thích xem phim siêu nhân, nhiều lần thấy người dân được các chiến sĩ cảnh sát cứu ra từ đám cháy, ví họ giống siêu nhân nên nuôi dưỡng ước mơ trở thành lính cứu hỏa.

“Là người trong ngành, tôi thấu hiểu nỗi vất vả, hiểm nguy của công an, nhưng biết con thích nghề cứu hỏa nên gia đình ủng hộ và tạo điều kiện. Khi con học cấp ba, có những chiều tôi chạy xe máy gần trăm cây số từ Hà Đông về Mỹ Đức để đưa con đi học thêm vì thầy ở đó rất giỏi”, ông Tư kể.

Không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ, năm 2016, Đỗ Đức Việt thi đậu hệ trung cấp Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Là con ngoan, trò giỏi, Việt còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Bốn năm trước, khi còn là sinh viên, Việt từng được cộng đồng mạng hết lời khen ngợi khi có hành động đẹp giúp đỡ hai bà cụ bán hàng rong qua đường giữa trưa hè nóng bức.

Sau khi tốt nghiệp trung cấp phòng cháy chữa cháy, Việt nhận công tác tại Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đến đầu năm 2021, Việt đăng ký chương trình liên thông hệ vừa làm vừa học của Đại học Phòng cháy chữa cháy.

“Kể từ ngày khoác lên mình áo lính cứu hoả, Việt không quản ngại vất vả, đảm nhận mọi nhiệm vụ được giao, được đồng đội tin yêu; về nhà thì đỡ đần bố mẹ, dạy bảo em học tập. Mỗi dịp Việt không phải trực chiến, được về nhà, bố con lại ngồi với nhau uống chén rượu, lon bia rồi tâm sự chuyện nghề, dự định tương lai. Nó hứa cuối năm nay sẽ cưới vợ và ở gần để còn chăm sóc bố mẹ lúc tuổi già. Những tưởng gia đình có nếp, tẻ, cuộc sống như vậy là đủ đầy, viên mãn, nhưng thật đau xót...”, ông Tư nghẹn ngào.

Ông Tư bảo, có lẽ từ nay đến cuối đời sẽ không thể nào quên buổi chiều 1/8 định mệnh. Khi nghe tin con trai đi chữa cháy gặp nạn, bỏ hết công việc đang dang dở tại cơ quan, ông tức tốc bắt xe ôm đến Bệnh viện 19-8 Bộ Công an.

Trong thâm tâm lúc đó, ông Tư cầu nguyện điểm đến sẽ là phòng cấp cứu. Nhưng không, khi đặt chân đến bệnh viện, ông lại được dẫn đến nhà tang lễ. Chẳng còn tiếng nói, nụ cười rạng rỡ thường trực khi bố con gặp nhau. Việt nằm đó bên cạnh hai đồng đội.

Mấy chục năm đứng trong hàng ngũ Công an nhân dân, trải qua nhiều vị trí công tác, ông Đỗ Văn Tư nhiều lần chứng kiến mất mát của người dân. Với sự gan dạ được tôi luyện, nhiều khi, ông giật mình thoáng qua. Nhưng ngày hôm đó, ông cảm nhận nỗi đau tột cùng.

“Người ta nói nếu mất bố mẹ, đứa trẻ là mồ côi, đàn ông mất vợ là goá vợ, phụ nữ mất chồng là quả phụ, nhưng chẳng có tên gọi nào dành cho cha, mẹ mất con cả. Nỗi đau của vợ chồng tôi không thể nói thành lời”, ông Tư chia sẻ.

Theo người cha này, sự chia sẻ, động viên của họ hàng, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng là nguồn động lực để gia đình gắng gượng chu toàn hậu sự cho con. Người đàn ông trạc tuổi 50 nghẹn giọng: "Vài hôm nữa, khi hậu sự của cháu hoàn tất, mọi người trở lại cuộc sống thường nhật. Còn vợ chồng tôi mãi mãi mất đứa con, em gái Việt không còn người anh trai. Xót xa lắm!".

Ông Tư trầm ngâm một lúc rồi bảo rằng sự ra đi của con trai là sự cố không may, ngoài ý muốn. Đang trải qua nỗi đau không gì đong đếm được, ông được an ủi phần nào vì Việt còn trẻ đã biết hy sinh bản thân vì người khác.

"Khi xảy ra hỏa hoạn, người ta chạy ra chỗ an toàn, lính cứu hoả phải lao vào biển lửa để cứu người. Con đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bố và gia đình tự hào về con. Tạm biệt người hùng, đồng đội của bố!”.st

ĐỒNG ĐỘI LUÔN Ở CẠNH, NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN CÁC ĐỒNG CHÍ

 Tham dự Lễ viếng các liệt sĩ: Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng uý Đỗ Đức Việt, Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc, chiều 5/8, chúng tôi cảm nhận được một niềm xót thương vô hạn trào dâng khi đọc những trang sổ tang. Nhiều đồng chí lãnh đạo, những người đồng đội, đồng nghiệp, bạn bè... đã viết những dòng xúc động bày tỏ tình cảm, sự tiếc thương các liệt sĩ.

Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông CAND chia sẻ: "Đảng ủy, lãnh đạo Cục và toàn thể CBCS Cục Truyền thông CAND vô cùng thương tiếc các đồng chí: Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng uý Đỗ Đức Việt, Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc. Sự cống hiến và hy sinh của các đồng chí mãi mãi không phai mờ trong lòng CBCS CAND. Nhân dân không bao giờ quên các đồng chí. Đồng đội luôn ở cạnh các đồng chí".

Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã viết: "Thay mặt tuổi trẻ cả nước, đoàn viếng của Trung ương Đoàn xin bày tỏ sự tiếc thương vô hạn trước sự hy sinh anh dũng của các đồng chí liệt sĩ: Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt, Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc. Gương hy sinh anh dũng của các đồng chí sẽ mãi được đoàn viên, tuổi trẻ cả nước ghi nhớ. Xin kính cẩn nghiêng mình trước sự hy sinh cao đẹp của các đồng chí vì cuộc sống bình yên của Nhân dân".

"Thương tiếc một người em. Em Đức Việt thân mến, những ngày qua anh và mọi người không khỏi xót thương trước sự ra đi của em cùng 2 chiến sĩ. Sự hy sinh quả cảm của em và 2 chiến sĩ đã cứu được những người ở lại, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân (...) Anh vẫn nhớ mãi những hình ảnh, sự chân thành, đôn hậu, tình cảm, đầy nhiệt huyết của em. Nhiệm vụ của em và 2 chiến sĩ PCCC đã hoàn thành đầy vẻ vang, vinh quang, xứng đáng những gì mà Nhân dân yêu mến (...) Mong em an giấc cùng đồng đội của mình, và sẽ mãi mãi trong lòng dân. Thân kính em - Anh Nguyễn Phúc Đại".

Một người đồng đội nghẹn ngào bày tỏ: "Anh Quân, em Việt, em Phúc. Anh em đã vất vả rồi. Mọi người đã làm tốt rồi. Anh Quân ơi, em sẽ nhớ mãi nụ cười hiền hậu của anh. Anh mãi là người anh, người Đội trưởng đáng kính. Anh yên tâm nghỉ ngơi anh nhé! Em Hiền".

"Vô cùng thương tiếc và tiễn đưa các đồng chí chiến sĩ CAND, đã vô cùng dũng cảm quên mình làm nhiệm vụ, cứu người dân trong đám cháy. Lòng dũng cảm của các đồng chí đã để lại cho thế hệ trẻ Thủ đô và trong cả nước lòng khâm phục vì sự hy sinh không do dự của các đồng chí. Xin vĩnh biệt các đồng chí anh hùng, liệt sĩ", ông Hồ Thanh Tâm, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Mai Linh bày tỏ. ST

ĐẰNG SAU LUẬN ĐIỆU ĐÒI XÓA BỎ MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 Khi loài người đang ở thời kỳ mông muội, họ đã biết đặt ra các quy ước, quy định bằng miệng hay các chỉ dấu với nhau. Các quy định đó đưa ra giới hạn để mọi người phải tuân thủ và đảm bảo các nguyên tắc chung. Khi xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, buộc tất cả mọi người trong xã hội đó có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ và nếu như ai vi phạm thì phải chịu các biện pháp xử lý tương ứng.

Thế nhưng, hiện một số người, nhất là số cơ hội chính trị có quan hệ với các tổ chức thù địch, đối tượng phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài đang tìm cách đi ngược lại sự văn minh, tiến bộ xã hội. Các đối tượng tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài nhằm kêu gọi xóa bỏ một số điều luật với các mục đích chính trị xấu.

Chẳng hạn, các đối tượng kêu gọi xóa bỏ một số điều luật được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), bao gồm một số điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia như: Điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"; Điều 117 "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Hay như Điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" thuộc Chương XXII về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính...

Thực chất, việc kêu gọi xóa bỏ các điều luật này xuất phát từ các đối tượng có âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Họ đang muốn đưa mình thoát khỏi "vùng cấm" của luật pháp, muốn đứng ngoài vòng pháp luật để dễ bề hoạt động chống phá mà không bị chế tài pháp luật xử lý... Họ muốn gây sự chú ý từ bên trong lẫn bên ngoài, thông qua các hoạt động tuyên truyền kêu gọi, tẩy chay, đòi xóa bỏ các điều luật nhằm gây sự chú ý cho dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế, nhất là các tổ chức theo dõi nhân quyền, các cơ quan truyền thông thiếu thiện chí, thường xuyên có các bài viết chống phá Việt Nam như đài RFA, RFI... Tất cả các hoạt động kêu gọi xóa bỏ các quy định của điều luật trên không nằm ngoài âm mưu tạo ra môi trường thuận lợi để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, mục đích hướng đến là thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng toàn xã hội, tiến tới xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thời gian qua, đã có nhiều đối tượng phạm tội, bị truy tố theo các tội danh quy định tại Điều 109, Điều 117, Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Trong đó, phạm tội quy định tại Điều 117 "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" có thể kể đến các đối tượng như: Nguyễn Đình Thành (SN 1991, trú tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, Bình Dương), Nguyễn Năng Tĩnh (SN 1976, trú tại xóm 11, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), Nguyễn Đức Hùng (trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh)… Hành vi phạm tội của các đối tượng đều bị truy tố, xử lý theo tội danh, điều khoản tương ứng, đúng quy định pháp luật.

Bảo vệ sự ổn định chính trị - xã hội, tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật là yếu tố căn bản, góp phần tạo nên một xã hội công bằng, bền vững, loại trừ các nguy cơ can thiệp, chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, đó là mục tiêu tối thượng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Việc đòi bỏ điều luật này, điều luật kia dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền chỉ là chiêu trò, thủ đoạn của các thế lực chống phá nhằm gây rối ren, bất ổn xã hội.

KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO QUỐC GIA

Việt Nam là quốc gia ven biển có địa vị chính trị và địa vị kinh tế rất quan trọng,với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển1. Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa (điều này đã được công bố, minh chứng trong lịch sử, các tư liệu khoa học và pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam). Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó,xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển2. Có thể nói, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)- còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia,nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8.Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC3. Ý nghĩa quan trọng nhất của Tuyên bố chung nằm ở 3 điểm: các nước ASEAN và Trung Quốc tái cam kết ở cấp cao nhất với những nguyên tắc của DOC; nhất trí với nhau ở cấp cao nhất cùng hướng tới bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); nâng cơ chế thực hiện lên cấp Bộ trưởng. Việc tái cam kết những nguyên tắc ở cấp cao nhất sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho việc bảo đảm hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển. Tuyên bố chung này càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh các nước đã có những bước tiến nhất định trong việc xây dựng lòng tin và thực hiện DOC trong 10 năm qua nhưng vẫn còn những diễn biến phức tạp. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của Đảng là tập trung trước hết về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế; coi đây là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Điều này được khẳng định trong các văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ VII, VIII, IX, XI và XII, đặc biệt trong các nghị quyết, chỉ thị như: Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 06/5/1993 của Bộ Chính trị khóa VII về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị khóa VIII về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, quan điểm chỉ đạo của Đảng là: "Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”4. Tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là: "Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”5. Xác định rõ hơn quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, của quân và dân trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển và lợi ích quốc gia trên biển: "nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững” (đây là nội dung trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)6. Việc đổi mới tư duy, phát triển nhận thức của Đảng trên các vấn đề cơ bản khác của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển đã được chỉ rõ tại Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: "Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc”7. Đó là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có thanh niên được xác định là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể hóa các văn kiện, nghị quyết của Đảng nhằm xây dựng thế trận lòng dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển, trong đó nhấn mạnh việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo (tại Điều 5 của Luật Biển năm 1982). Nhấn mạnh rõ vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ biển, đảo và Tổ quốc. Nhìn lại lịch sử địa lý của Việt Nam liên quan đến chủ quyền biển đảo, có thể khẳng định: hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, điều này đã được xác định rõ trong công trình nghiên cứu về vấn đề biển đảo cũng như tìm hiểu 24 bộ sách dư địa chí Trung Quốc từ thời Hán đến thời Thanh của các nhà khoa học, nhà lịch sử (quốc tế và Việt Nam) đã cho thấy, trong các tư liệu này đều không ghi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu của Trung Quốc. Trong khi đó, các thư tịnh, bản đồ cổ của các nhà tư bản, các cố đạo phương Tây đều ghi nhận hai quần đảo này là của Việt Nam, đặc biệt ghi chép nhiều lần Chúa Nguyễn cứu trợ những người mắc nạn trên 2 đảo. Trong các thư tịch cổ lưu giữ tại cố đô Huế cũng ghi chép về sự thành lập đội Hoàng Sa, các chỉ dụ chỉ đạo việc bố phòng canh giữ… của các đời vua nhà Nguyễn. Bản đồ chủ quyền của Pháp khi xâm lược Việt Nam cũng quy hoạch rõ có việc sở hữu hai quần đảo thuộc Việt Nam năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết (Trung Quốc là một thành viên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc tham dự cũng thừa nhận phần Nam vĩ tuyến 17, bao gồm lục địa biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là do chính quyền Việt Nam cộng hòa quản lý). Với những tư liệu lịch sử ghi nhận tính sở hữu hai quần đảo của Việt Nam vừa mang tính pháp lý phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và trên cơ sở pháp luật của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khẳng định rằng: Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Thành 30A

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU " PHI CHÍNH TRỊ HÓA" QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Trên các trang mạng xã hội gần đây, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hình ảnh, clip (hoặc thật, hoặc cố ý cắt ghép) với những động tác, tác phong chưa đúng mực của quân nhân, hoặc ít nhiều liên quan đến Quân đội ta. Đa phần các hình ảnh, clip này được kèm theo những lời tựa, nội dung lăng mạ: Bộ đội quay lưng lại với Đảng; bộ đội không còn tôn kính hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”… Tại sao lại như vậy? Dù bị thất bại nặng nề trong dã tâm thực hiện làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, hòng làm cho Quân đội ta biến chất, không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước trong quá trình “góp ý” xây dựng Hiến pháp 2013, các thế lực thù địch, phản động vẫn chưa khi nào thôi ảo vọng “Phi chính trị hóa” Quân đội. Hiện nay, thủ đoạn của chúng đã mới hơn, xảo quyệt, tinh vi hơn, song mục đích vẫn nhằm tách Quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đối lập Quân đội với Đảng, nhân dân, làm cho Quân đội biến chất về chính trị, xa rời hệ tư tưởng cách mạng, tạo khoảng trống về ý thức hệ tư tưởng. Không chỉ thúc đẩy “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ khi lập hàng ngàn tài khoản mạo danh trên mạng xã hội để đả kích, lên án các lãnh đạo các cấp trong Quân đội, các thế lực thù địch, phản động còn “tung hỏa mù” bằng các bài viết, hình ảnh, clip được cắt ghép tinh vi, dàn dựng công phu hòng làm mất phương hướng chính trị của Quân đội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Quân đội, phục vụ cho mục đích lâu dài là “Phi chính trị hóa” Quân đội. Chúng ra sức bôi nhọ, nói xấu, đòi xóa bỏ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Đồng thời, họ dựng chuyện, bóp méo các sự kiện lịch sử có Quân đội tham gia. Họ không ngớt thổi phồng khuyết điểm của một vài đơn vị Quân đội và một bộ phận quân nhân trong quá trình làm nhiệm vụ, tham gia giao thông, tham gia các sự kiện. Không những vậy, họ còn hạ thấp uy tín của lãnh đạo Quân đội qua các thời kỳ; tuyên truyền xuyên tạc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta đối với Quân đội trong một số sự kiện. Chúng lợi dụng triệt để sự bất mãn của một số cán bộ Quân đội trong đó có một số cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, thoái hóa, biến chất để tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Đảng hòng làm cho Quân đội mất uy tín trong nhân dân, hạ thấp vị thế của Quân đội trong xã hội... từ đó mà vô hiệu hóa vai trò của Quân đội trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng. Các thế lực thù địch ra sức rêu rao rằng Quân đội “chỉ là của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào”. Để nhấn mạnh thêm các luận điểm trên, chúng còn đặt vấn đề Quân đội ta cần phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của quốc gia dân tộc, đề cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, “vì quốc gia dân tộc”, “vì nhân dân” trong mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội. Chúng bày tỏ “thiện chí” kiên trì “khuyên bảo” chúng ta cần phải thực hiện “chuyên nghiệp hóa” Quân đội càng sớm càng tốt. Chúng cho rằng, Việt Nam cần phải nhìn vào quân đội của các nước tư sản khác mà noi theo, cần phải “học tập kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang theo mô hình của quân đội tư sản”, chứ chủ nghĩa xã hội sớm muộn cũng bị diệt vong. Đó là lý luận viển vông, thiếu cơ sở khoa học và hết sức phản động. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh vào những năm 90 của thế kỷ XX, Quân đội Liên Xô thiếu cảnh giác nên đã rơi vào cái “bẫy” “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch mà tự rời xa nguyên tắc xây dựng Quân đội về chính trị, xóa bỏ cơ chế Đảng Cộng sản lãnh đạo Quân đội, nên không còn là lực lượng chính trị, công cụ bạo lực sắc bén, tin cậy của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô nữa. Đây là một trong những nguyên nhân rất quan trọng làm cho Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-Viết tan rã, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ. Để không mắc vào những “cạm bẫy” của kẻ xấu trong mũi công kích kiểu mới của các thế lực thù địch phản động, trước tiên các cơ quan đơn vị trong Quân chủng cần đề cao cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ có liên quan đến đời sống xã hội như tham gia giúp dân, giúp đỡ chính quyền địa phương hay giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao dân sự. Luôn chú trọng chấn chỉnh, tuyên truyền để mọi quân nhân chấp hành nghiêm các quy định về lễ tiết, tác phong, phong cách quân nhân ở mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài doanh trại có sử dụng phương tiện của Quân đội, mang trang phục quân nhân, cần tránh xa khu vực “nhạy cảm”, chấp hành nghiêm quy định của Quân đội về mang mặc và sử dụng phương tiện khi đi công tác. Đặc biệt, không đưa các hình ảnh, clip trong thực hiện nhiệm vụ lên Internet và xử lý nghiêm với quân nhân vi phạm theo đúng quy định. Mạng xã hội là một sân chơi hai mặt đối với chúng ta. Đối với các quân nhân trẻ, nó cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy khi các bạn không biết kiểm soát chính mình. Nó đồng thời là một phương thức để kết nối con người với nhau nhưng cũng là công cụ truyền bá những tư tưởng và hình ảnh độc hại đến mọi người. Thông tin trên mạng là rất nhiều và rất dễ tiếp cận, nhưng nếu không biết chọn lọc thông tin và đưa thông tin thì bạn sẽ là “miếng mồi ngon” cho những kẻ có ý đồ xấu. “Phi chính trị hóa” Quân đội là mục tiêu lớn của các thế lực thù địch, phản động. Để phục vụ mục tiêu đen tối ấy, hàng ngày, hàng giờ chúng lại tận dụng những khía cạnh rất nhỏ như ăn mặc, giao tiếp của quân nhân trong đời sống xã hội để thổi phồng, bóp méo. Do vậy, chúng ta cần cảnh giác cao độ bằng việc chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, quy định của Quân đội, nhất là những hoạt động có liên quan đến mạng xã hội. TIA CHỚP

PHẠM NHÂN QUA ĐỜI TRONG TRẠI GIAM: KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN GÌ QUÁ LẠ!

         Tiếp nối những tin, bài có nội dung chống phá trong nước, mới đây Việt Tân đã trình làng bài viết: “TNLT ĐỖ CÔNG ĐƯƠNG QUA ĐỜI TRONG NHÀ TÙ CỘNG SẢN”. 
     Bài viết đã khai thác khá sâu những chi tiết như “Gia đình nhiều lần kiến nghị cho ông đi chữa bệnh, nhưng phía giám thị trại giam từ chối, phải đến khi bệnh tình trở nên quá nặng thì ông mới được đưa vào bệnh viện huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để điều trị nhưng không qua khỏi”. Tuy nhiên, xin thưa rằng đó là giọng điệu của những kẻ muốn đổ vấy lên cho trại giam, Công an mà không hề tính đến những yếu tố chủ quan trong đó.
     Tuyệt thực, nói đúng hơn là giả vờ tuyệt thực không còn lạ với đám chống đối bị xộ khám. Và riêng tại trại giam số 6, Bộ Công an đóng tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, chiêu trò này được xem như một thứ “đặc sản” với những tên tuổi đã thành hình như Trần Huỳnh Duy Thức.
     Đương nhiên, đã tuyệt thực được thì chuyện từ chối khám chữa bệnh khi sức khỏe có vấn đề cũng là chuyện đương nhiên. Cho nên, hãy khoan đổ vấy lên cơ quan trại giam mà hãy cố công tìm hiểu và xác nhận chuyện có hay không ông Đỗ Công Đương từ chối thăm khám khi được trại giam đề nghị?
     Đưa tin kiểu một chiều như này chỉ lừa được đám trẻ con mà thôi./.
Môi trường ST.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 1965!

         “Quản lý bộ đội tốt, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần tốt trong mọi hoàn cảnh”.
     Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói tại Đại hội Thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của các lực lượng vũ trang nhân dân” tổ chức ngày 07 tháng 8 năm 1965 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là Đại hội đầu tiên của các đơn vị anh hùng, chống Mỹ, cứu nước. Tại Đại hội này có 367 đơn vị quân đội, công an vũ trang và dân quân tự vệ toàn miền Bắc được tặng danh hiệu đơn vị Quyết thắng.
     Là người sáng lập và rèn luyện Quân đội ta trưởng thành, lớn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng, phát triển quân đội một cách toàn diện, chính qui, hiện đại; Người đã dành cả tấm lòng thương yêu vô bờ như tình cảm cha con, bác cháu, đồng chí cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam với sự quan tâm ân cần đặc biệt về mọi mặt.
     Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy “Quản lý bộ đội tốt, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần tốt trong mọi hoàn cảnh”, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện và chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Các đơn vị đã làm tốt công tác quản lý bộ đội từ khâu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và trong suốt quá trình tại ngũ của người quân nhân với quy trình chặt chẽ, thống nhất; các đơn vị đóng quân và làm nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo, nhà giàn DK1… cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã có nhiều chủ trương, giải pháp, mô hình, cách làm sáng tạo để bảo đảm tốt nhất đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, gắn bó với đơn vị, nhiều phong trào, mô hình đã được triển khai đạt hiệu quả thiết thực trên thực tế, tiêu biểu: “Đơn vị là nhà, đồng đội là người thân”, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, bà con các dân tộc là anh em ruột thịt”, “Đảo là nhà, tàu là nhà, biển cả là quê hương”…; cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn tin tưởng và chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của quân đội; có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có ý chí, nghị lực phấn đấu đúng đắn, thường xuyên, liên tục, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.
Môi trường ST.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Chuẩn bị diễn tập quân sự Mỹ - Ấn Độ gần đường kiểm soát Trung - Ấn

 Giữa tháng 10, Mỹ sẽ tham gia cuộc diễn tập quân sự với Ấn Độ tại vùng núi non cách Đường kiểm soát thực tế (LAC) Ấn-Trung chưa đầy 100 km, theo Đài CNN hôm 6.8.

Mỹ tập trận cùng Ấn Độ gần đường kiểm soát thực tế Ấn-Trung - ảnh 1

Mỹ-Ấn Độ sẽ diễn tập chung gần Đường kiểm soát thực tế giữa Ấn Độ-Trung Quốc

REUTERS

Hoạt động diễn tập quân sự được diễn ra ở độ cao trên 3.000 m tại Auli, thuộc địa phận bang Uttarakhand và sẽ tập trung vào các hạng mục liên quan chiến tranh ở miền sơn cước, theo một quan chức cấp cao của quân đội Ấn Độ.

Auli cách LAC khoảng 95 km. Cuộc diễn tập chung là một phần của hoạt động tập trận chung thường niên mang tên "Yudh Abhyas" (tạm dịch “Thực tiễn chiến tranh”).

Quan hệ Ấn-Trung đã trở nên căng thẳng kể từ vụ đụng độ chết chóc giữa các binh sĩ hai bên ở Himalaya vào tháng 6.2020, khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Gần đây, căng thẳng tiếp tục tăng cao sau khi Trung Quốc xây cầu bắc qua hồ Pangong Tso trên biên giới, động thái mà theo chính quyền New Delhi là “sự chiếm đóng phi pháp”.

Trong chuyến công du Ấn Độ năm nay, tướng Charles Flynn, Tư lệnh Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, mô tả việc Trung Quốc dồn quân gần giới tuyến tranh chấp là “đáng báo động”.

Khi được hỏi về hoạt động diễn tập chung, một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay quan hệ đối tác với Ấn Độ là một trong những cột trụ quan trọng của chiến lược tiến tới một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ, theo Đài CNN.

Phía Trung Quốc chưa bình luận.

60 năm trước, Ấn Độ và Trung Quốc đã từng nổ ra chiến tranh vì tranh chấp biên giới. Cuộc chiến kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn năm 1962, theo đó thiết lập "Đường kiểm soát thực tế" dài hơn 3.300 km.

Đến nay, nhiều khu vực vẫn ở trong tình trạng tranh chấp. Cả hai nước nỗ lực khẳng định chủ quyền bằng cách tăng cường xây dựng đường sá, đường điện thoại và sân bay cũng như triển khai quân tuần tra liên tục.

PHAO

Sục sôi căng thẳng quanh Đài Loan

 Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan và những đợt tập trận chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc sau đó đang đẩy căng thẳng tại Đông Á lên cao.

Hôm qua 5.8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cấm vận bà Pelosi cùng gia đình vì chuyến thăm của nhà lập pháp Mỹ đến Đài Loan, theo Reuters. Trung Quốc cũng tuyên bố ngừng đối thoại cấp chỉ huy chiến khu, hủy cuộc gặp của Bộ Quốc phòng với Mỹ và hủy cơ chế tham vấn song phương về an toàn quân sự trên biển. Một số lĩnh vực hợp tác song phương khác sẽ bị tạm hoãn. Cùng ngày, quân đội Trung Quốc (PLA) tiếp tục tập trận rầm rộ quanh eo biển Đài Loan để phản ứng chuyến thăm.

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo nhiều máy bay và tàu chiến của PLA tham gia các cuộc tập trận quanh eo biển Đài Loan và đã vượt qua đường trung tuyến giữa hai bên vào sáng 5.8. Phía Đài Loan đã phát cảnh báo, điều máy bay và tàu tuần tra đến khu vực, đồng thời triển khai hệ thống tên lửa mặt đất để theo dõi.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo phát hiện 2 máy bay không người lái (UAV) quân sự của Trung Quốc di chuyển qua 2 đảo ở tây nam Nhật ra khu vực tập trận phía đông Đài Loan và sau đó quay lại. Một UAV khác nghi của Trung Quốc xuất hiện gần không phận Nhật và Tokyo triển khai chiến đấu cơ phản ứng. Trước đó, trong ngày đầu tiên của cuộc tập trận, Trung Quốc đã cho tổng cộng hơn 100 tiêm kích, oanh tạc cơ và các máy bay khác đến các khu vực xung quanh Đài Loan.

Căng thẳng sục sôi quanh Đài Loan - ảnh 1

Trung Quốc phóng rốc két trong cuộc tập trận quanh Đài Loan

AFP

Hoàn Cầu thời báo dẫn lời nhà nghiên cứu Trương Quân Xã thuộc Viện Nghiên cứu hải quân của PLA cho hay một nhóm tàu sân bay được hộ tống bởi ít nhất một tàu ngầm năng lượng hạt nhân cũng đã được điều động tham gia cuộc tập trận quanh Đài Loan.

Ngoài ra, Đài Loan cho biết Trung Quốc phóng 11 tên lửa đạn đạo Đông Phong ra vùng biển phía bắc, nam và đông của hòn đảo. Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo 5 quả tên lửa rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này và 4 trong số đó bay qua không phận Đài Loan.

PHAO

TRUNG QUỐC TẬP TRẬN QUY MÔ LỚN QUANH EO BIỂN ĐÀI LOAN

Cuộc tập trận quy mô lớn mà Trung Quốc đang tiến hành xung quanh eo biển Đài Loan hàm chứa thông điệp đe dọa mạnh mẽ của Bắc Kinh gửi đến nhiều bên.

Reuters dẫn thông báo từ Cơ quan Phòng vệ Đài Loan hôm qua (6.8) cho hay Đài Loan đã bắn pháo sáng để cảnh báo 7 máy bay không người lái do quân đội Trung Quốc (PLA) triển khai bay đến 2 quần đảo Kim Môn và Mã Tổ do Đài Bắc đang kiểm soát. Những ngày qua, PLA liên tục tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn và tăng cường hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan, sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Đài Bắc.

Giải mã loạt tập trận 'khủng' của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan - ảnh 1

PLA đã phóng hàng loạt pháo phản lực về eo biển Đài Loan

Sự chuẩn bị từ sớm

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đã tuyên bố tăng cường cảnh giác cao độ và các lực lượng đảo này trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, khi Bắc Kinh đã điều động hàng chục chiến đấu cơ các loại cùng nhiều loại chiến hạm, nhiều lực lượng khác nhau để tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn ở eo biển Đài Loan. Điển hình, trong ngày 5.8, có lúc PLA điều động đến 68 máy bay và 13 tàu hoạt động ở eo biển Đài Loan và một phần trong số này đã vượt đường trung tuyến (tạm hiểu là giới tuyến trên biển giữa Đài Bắc và Bắc Kinh). Có lúc, 49 máy bay gồm 47 chiến đấu cơ các loại J-10, J-11, J-16 và Su-30 cùng 2 máy bay trinh sát trên không Y-8 xâm nhập không phận phía đông đường trung tuyến.

Giải mã loạt tập trận 'khủng' của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan - ảnh 2

Đánh dấu các vị trí Trung Quốc tổ chức tập trận xung quanh Đài Loan

Ngoài ra, PLA còn tiến hành một loạt vụ tập trận bắn đạn thật, khai hỏa nhiều loại pháo phản lực, tên lửa đạn đạo mà trong đó một số đã bay ngang qua đảo Đài Loan.

Trong khi đó, lực lượng tàu chiến của Mỹ ở khu vực theo dõi sát sao các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại đây.

Có thể thấy các nội dung tập trận của Trung Quốc lần này đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước.

“Không thể lên kế hoạch cho một cuộc tập trận với quy mô, phạm vi và độ phức tạp như vậy và các lực lượng chuẩn bị trong vài tuần. PLA có thể triển khai đến lực lượng không quân thủy quân lục chiến để bổ sung một số nội dung bắn đạn thật vào kế hoạch tập trận từ khoảng 3 - 6 tuần trước, nhưng phần lớn hoạt động phải được lên kế hoạch từ vài tháng trước.

 PHAO

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công

 Tóm tắt tiểu sử đồng chí Võ Chí Công, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Võ Chí Công

Đồng chí Võ Chí Công (tên khai sinh : Võ Toàn)

Sinh ngày 07 tháng 8 năm 1912 tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam).

Tham gia hoạt động cách mạng năm 1930, vào Đảng tháng 5 năm 1935.

Quá trình hoạt động Cách Mạng

Đồng chí sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng và hoạt động phong trào thanh niên ở cơ sở từ năm 1930 - 1931; tháng 5 năm 1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1936, đồng chí làm Bí thư Chi bộ ghép (một số xã thuộc huyện Tam Kỳ). Năm 1939, làm Bí thư Huyện uỷ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1940, làm Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1941, đồng chí được phân công phụ trách các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Phú Yên. Năm 1942, đồng chí được phân công vào gây dựng cơ sở tại các tỉnh cực nam Trung Bộ.

Năm 1943, đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân, sau đó giảm xuống 25 năm tù giam ở nhà lao Hội An, sau đầy đi nhà tù Buôn Mê Thuột.

Sau đảo chính Nhật, tháng 3 năm 1945, đồng chí ra tù về Quảng Nam làm Trưởng ban khởi nghĩa tỉnh, chỉ huy cướp chính quyền ở Quảng Nam - Đà Nẵng.

Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đồng chí làm Trưởng ty Tư pháp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Chính trị viên Trung đoàn 93.

Năm 1946, làm Phó ban Tổ chức cán bộ và làm Thanh tra Quân khu V. Năm 1951, làm Bí thư Ban cán sự Đông - Bắc Miên, Khu uỷ viên khu V. Năm 1952, làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1954, làm Đoàn uỷ viên cải cách ruộng đất ở khu Việt Bắc. Năm 1955, làm Phó Bí thư Khu uỷ V.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Khu uỷ V.

Năm 1961, làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Năm 1962, làm Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1964, làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, phụ trách Bí thư Khu uỷ V, Chính uỷ Quân khu V.

Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, đồng chí là Phó ban đại diện của Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam, phụ trách khu V. Năm 1976, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá VI, được cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản.

Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1978, đồng chí làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng Ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam.

Tháng 4 năm 1981, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá VII và được cử giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 3 năm 1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Tháng 6 năm 1986, đồng chí được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và được cử tham gia Đảng uỷ Quân sự Trung ương.

Tháng 4 năm 1987, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá VIII và được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.

Đồng chí là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6 năm 1991) và khoá VIII (tháng 6 năm 1996). Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khoá VI, VII, VIII.

Do công lao và thành tích hoạt động cách mạng, đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân, huy chương cao quý khác, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

PHAO

Vận dụng sáng tạo những thời cơ cách mạng

 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, bài học nắm vững và tận dụng triệt để thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Giữa bộn bề khó khăn của những buổi sơ khai thành lập Nước, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với thắng lợi này, chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gần 21 năm, lâu dài với biết bao gian khổ, hy sinh; qua nhiều giai đoạn, để đối phó với các kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ để rồi làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Đó cũng là những năm đầu sau khi đất nước thống nhất với bộn bề khó khăn. Một mặt, chúng ta phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, lại bị bao vây, cấm vận. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc đã quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước...

Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ, nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn, thách thức. Bài học về nắm bắt thời cơ và vận dụng sáng tạo thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm xưa vẫn không ngừng được phát huy, tỏa sáng, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc để nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách./. 

Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Bản anh hùng ca vĩ đại

 Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béclin. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. Sau đó, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Phong trào đấu tranh chống Nhật cũng bùng lên mạnh mẽ ở các nước phía Đông và Đông Nam châu Á.

Tại Việt Nam, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình trong nước và thế giới có lợi cho cách mạng Việt Nam, tháng 3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Lúc này, Đảng ta đứng trước một cơ hội lịch sử, giờ phút có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước.

Ngày 16/8/1945, Quốc dân Đại hội họp, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng: Nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật và bọn bù nhìn tay sai của Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Đại hội cũng quy định Quốc kỳ, Quốc ca, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh và cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu đồng bào ta đồng loạt đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Với sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và thời cơ ngàn năm có một, chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 - 28/8/1945), Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 kết thúc thắng lợi. Cuộc cách mạng là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh, tinh thần, ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Dân tộc Việt Nam tự hào sánh vai cùng các dân tộc trên thế giới với tư cách là dân tộc đi tiên phong trong đấu tranh cách mạng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

77 năm qua, thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã trở thành ngọn nguồn sức mạnh, là tiền đề quan trọng, động lực mạnh mẽ cổ vũ Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ và toàn thể dân tộc Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn, gian khổ, kiên cường đấu tranh, giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại. Từ đó, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế./. 

Tích cực và tiêu cực của mạng xã hội

Tính đến đầu quý I/2022, Việt Nam có 72,10 triệu thuê bao internet (chiếm 73,2% dân số) và 77 triệu tài khoản MXH (chiếm 78,1% dân số). Trong đó, MXH Facebook có khoảng 70 triệu tài khoản, Facebook Messenger có khoản 54 triệu tài khoản, Youtube có khoảng 62,5 triệu tài khoản, Zalo khoảng 45 triệu tài khoảng và có đến 156 triệu thuê bao di động (chiếm 158,6% dân số).

Chúng ta không thể phủ nhận MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ.

Ví dụ như tháng 10-2015, Chính phủ đã lập 2 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế - xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Gần đây nhất, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, việc điều hành của Chính phủ, hoạt động của các ban, bộ, ngành thông qua trực tuyến, online, MXH đã chứng minh điều đó.

MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người, vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc.

Tuy nhiên, MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng; làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật Nhà nước. MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa. MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng hoạt động (hiện nay, thường xuyên có khoảng trên 3.000 trang mạng blog, gần 500 trang facebook fanpage; trên 100 trang youtube và gần 10.000 tài khoản MXH facebook đăng tải hàng trăm ngàn tin, bài có nội dung xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước; vu khống, bôi nhọ, xúc phạm các tổ chức, cá nhân các đồng chí lãnh đạo), đây chính là những con sâu, những mầm mống u nhọt mà chúng ta cần tập trung loại bỏ./. 

Chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch đối với Quân đội

 Chúng ta thường nhận ra mục tiêu chống phá đối với uân đội đó là: Chúng thường đưa ra một số luận điểm “Quân đội trung lập, Quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, không bảo vệ Đảng…” vì một chế độ chính trị một đảng hay nhiều đảng thì do Nhân dân bầu ra chứ không phải do quân đội.

Đây là luận điểm phi lý, bởi vì trong bất kỳ xã hội nào, bản chất của quân đội cũng là bản chất của giai cấp cầm quyền, nên không thể có một quân đội nào lại không phục vụ giai cấp, đứng ngoài giai cấp. Lênin đã đề ra nguyên tắc căn bản để xây dựng quân đội kiểu mới, Người viết “Hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của nước ta và chăm lo đến Hồng Quân như chăm lo đến con ngươi trong mắt mình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi đặt tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã có nghĩa là chính trị, trọng hơn quân sự “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”.

Gần đây thế lực thù địch phát động nhiều chiến dịch với nhiều đợt tấn công vào quân đội với tần suất, phương thức, thủ đoạn, luận điệu hết sức thâm độc, nổi lên là: Tiếp tục chiến dịch tấn công vào mục tiêu lý tưởng chiến đấu, bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của quân đội, phớt lờ những thành tích, chiến công, thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm, suy diễn “mục tiêu lý tưởng chiến đấu của quân đội đã thay đổi” nên đã bị “khuất phục, làm ngơ trước sự xâm lấn biển, đảo của Trung Quốc”; qua đó, chúng đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, cổ súy, kêu gọi phải “dân sự hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội. Lợi dụng một số thông tin, tư liệu, sử liệu chưa thống nhất, chúng phát tán nhiều tin, bài, video clip, phóng sự, bình luận, suy diễn, áp đặt ý kiến chủ quan gây nghi ngờ, mâu thuẫn giữa cán bộ quân đội với cựu chiến binh, giữa cựu chiến binh và những nhân chứng lịch sử; phát động phong trào xét lại lịch sử quân đội, dân tộc. Lợi dụng việc kiện toàn nhân sự cán bộ cấp cao quân đội, chúng phát tán nhiều thông tin xấu độc trên MXH về các vấn đề liên quan đến tài sản, đời tư, mối quan hệ các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín, gây nghi ngờ giữa các đồng chí cán bộ chủ chốt của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và trong nội bộ quân đội. Một số đối tượng lợi dụng việc kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế quân đội, phong, thăng quân hàm cán bộ cấp tướng trong quân đội, công an, chúng bình luận, suy diễn gây chia rẽ đoàn kết giữa quân đội với công an. Gần đây, lợi dụng vụ việc quân nhân tử vong, chúng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn “dương đông, kích tây”, đưa thông tin hiện trường vụ việc, gây bán tín bán nghi, làm dư luận bị cuốn theo; đẩy “nóng vấn đề”, kích động cộng đồng mạng xã hội “tạo áp lực, đòi yêu sách đối với quân đội”, kích động dư luận trong Nhân dân, tẩy chay, không cho con em nhập ngũ vào quân đội. Đây chính là những luận điệu sai trái mà chúng ta cần tập trung đấu tranh và loại bỏ./.