Quan điểm nhất quán của
Đảng, Nhà nước Việt Nam là: vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách
mạng Việt Nam; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân
tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh,
tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán tín
ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị
và chia rẽ dân tộc”. Mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam là: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau, cùng nhau
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Qua
các giai đoạn lịch sử, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương,
nguyên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết,
bình đẳng giữa cộng đồng các tộc người, phát triển toàn diện về kinh tế- chính
trị- xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu
số trên các lĩnh vực.
Đại hội XIII của Đảng
khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng
phát triển”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét