Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TIK TOK CHO BỘ ĐỘI

Vấn nạn Tik Tok trong lực lượng vũ trang tới bây giờ là không mới. Hiện nay có rất nhiều người lan truyền hình ảnh kỉ luật trong Quân đội được đăng tải lên mạng xã hội Tik Tok những ý kiến bàn bạc đánh giá từ người dân ngoài quân đội. Và cũng có người gửi cho admin xem những video đó.

Việc quân nhân đăng tải những hình ảnh, cuộc sống, sinh hoạt trong quân đội quá nhiều rất nguy hiểm cho công tác huấn luyện. Trên thực tiễn cho thấy, trong các hoạt động quân sự của Ukraine và Nga đang diễn ra có rất nhiều trường hợp, quân đội Ukraine đăng video lên Tik Tok. Kết quả cuối cùng thì chúng ta cũng đã biết, báo chí cũng đã đăng tin rất nhiều.

Còn vấn đề kỉ luật trong quân đội, có câu "kỉ luật chính là sức mạnh của quân đội" quân đội là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biên giới. Nếu nhưng không áp dụng kỉ luật thì sẽ ra sao?. Khi chiến tranh xảy ra quân nhân không có tính kỉ luật, không được rèn rủa tôi luyện thì sẽ như thế nào? Đã là quân nhân chúng ta phải tuân thủ. Không riêng gì các tổ chức lực lượng vũ trang, trong các cơ quan đoàn thể, công ty, xí nghiệp công dân, người lao động khi tham gia sinh hoạt, học tập, lao động cũng cần tuân thủ tốt các quy định, nội quy mà cơ quan, doanh nghiệp đoàn thể đưa ra. Khi vi phạm sẽ bị xử phạt bằng nhiều hình thức cảnh cáo, biên bản, sa thải.... Đó là điều hiển nhiên không cần bàn cãi.

Việc sử dụng mạng xã hội như thế nào cho đúng, an toàn mới là vấn đề chúng ta cần phải xem xét trong thời đại công nghệ 4.0 này.

 

Chính sách Nhà nước ta về công tác dân tộc

 


 Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã thể hiện rõ chính sách đại đoàn kết, quyền bình đẳng của mọi công dân, không phân biệt đối xử với bất kỳ dân tộc nào: “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện, để chóng tiến kịp trình độ chung”[1]. Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc…Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”[2]

Luật giáo dục, Luật bảo hiểm y tế, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật dân chủ cơ sở...

Bên cạnh đó chúng ta có hệ thống chính sách, chương trình, dự án: Đến nay, nước ta có 181 chính sách dân tộc, thể hiện trên 264 văn bản chia làm 3 nhóm: Nhóm chính sách cho một số dân tộc: Chăm, Hoa, Khmer, Mông, 5 dân tộc dưới 1000 người (PuPéo, Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm) và 4 dân tộc có nhiều khó khăn (Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao). Nhóm CS phát triển theo địa bàn : Phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng. Nhóm CS phát triển KTXH theo lĩnh vực, bao gồm các chính sách hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo, nước sạch, môi trường, giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, cán bộ dân tộc thiểu số, trợ giúp pháp lý,...

Trong giai đoạn 2011- 2015 ngân sách nhà nước đầu tư ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước[3], trong đó, 9 chính sách do ủy ban dân tộc quản lý quản lý được cấp 27.000 tỷ đồng[4], giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, tốc độ tăng bình quân 26%/Năm.



[1] Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1946 (Điều 8 in trong cuốn Tuyên ngôn độc lập và các bản Hiến pháp Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012).

[2] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 5, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2012).

[3],2 Ủy ban dân tộc: Báo cáo đánh giá và triển khai chính sách vùng dân tộc, năm 2016.

 

 HẾT LÒNG PHỤNG SỰ TỔ QUỐC, PHỤC VỤ NHÂN DÂN

Một trong những đặc trưng cơ bản về phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ được nêu trong Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương là: “Có đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, chân thành, lạc quan; nói đi đôi với làm, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân; không thỏa mãn với thành tích, không chùn bước trước khó khăn, hiểm nguy”.

Qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, phẩm chất cao đẹp ấy vẫn luôn được các cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta gìn giữ, phát huy, dù thời chiến hay thời bình.

Những người con của nhân dân mang sứ mệnh màu xanh áo lính đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, cần mẫn hướng dẫn nhân dân phòng, chống dịch; đi chợ; thu hoạch nông sản; phục vụ trong khu cách ly; canh gác các chốt kiểm dịch; cứu chữa người bệnh; chăm sóc em bé mồ côi; mai táng đồng bào tử vong do dịch bệnh bằng tất cả tấm lòng và trái tim chan chứa tình người. Kể sao hết được những người cha, người mẹ suốt mấy tháng trời chỉ nghe thấy tiếng, chỉ nhìn thấy mặt con yêu thương qua điện thoại; không ít cán bộ, chiến sĩ đã không thể về đưa tiễn người thân đến nơi an nghỉ cuối cùng. Họ cũng sẵn sàng hoãn cưới vợ, cưới chồng, cưới con; không thể ở nhà lúc vợ trở dạ, sinh con... để hoàn thành mọi trọng trách mà nhân dân giao phó.

Đó chính là sự ghi nhận xứng đáng, sự đánh giá khách quan của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đúng với bản chất, truyền thống của Quân đội ta.

Trải qua các cuộc kháng chiến, nhiều người con đã hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đã dũng cảm chiến đấu, xả thân, sẵn sàng “vì nhân dân quên mình”. Tiếp nối trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả ấy, trong thời bình, Bộ đội Cụ Hồ đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, vùng trời, vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... và làm nghĩa vụ quốc tế. Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, mỗi cán bộ, chiến sĩ đã và đang tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, để trong gian khó, nguy nan, quân đội tiếp tục là chỗ dựa tin cậy của nhân dân, góp phần tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới./.

Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận


Bảo đảm các tổ chức tôn giáo và các tín đồ nhận thức sâu sắc về chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, để từ đó chấp hành nghiêm túc mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó thực hiện tốt phương châm sống “tốt dời, đẹp đạo”. Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tôn giáo như: Đất đai, văn hóa, giáo dục, y tế…bảo đảm đồng bộ với pháp luật về tôn giáo và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tổ chức tuyên truyền và thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, kịp thời xây dựng mới cũng như bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Triển khai thực hiện tốt Luật tín ngưỡng, tôn giáo, siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật tôn giáo, tín ngưỡng cần tiếp thu nghiêm túc những ý kiến phản ánh, những kết quả giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội và của cán bộ, nhân dân về những bất cập, hạn chế của công tác tôn giáo nói chung và của chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. 

Hệ thống Hiến pháp, pháp lệnh, Luật của Nhà nước ta về tôn giáo

 


 Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Trong Điều 10 quy định “Công dân Việt Nam có quyền…tự do tín ngưỡng”. Hiến pháp năm 1959, Điều 26 quy định “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Hiến pháp 1980, Điều 68 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Hiến pháp năm 1992, Điều 70 “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật…không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004, Điều 1 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau” Hiến pháp năm 2013, xác định “tôn giáo là quyền con người”.

         

Công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng

 


 Đồng bào các tôn giáo là nhân dân lao động, là quần chúng của Đảng, là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 24 triệu tín đồ các tôn giáo. Đó là lực lượng to lớn, vì vậy nếu làm tốt công tác vận động quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải làm cho đồng bào các tôn giáo nhận thức đúng, tin và làm đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Điều này xuất phát từ sự khác nhau giữa niềm tin tôn giáo và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội mà sâu xa là thế giới quan tôn giáo và thế giới quan cộng sản. Làm tốt công tác vận động quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và BVTQ. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phá hại khối đại đoàn kết toàn dân và sự nghiệp cách mạng của Đảng

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo

 


Về tín ngưỡng, ước tính đến nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng ở Việt Nam rất đa dạng, bao gồm: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng thờ Thành hoàng; tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc; tín ngưỡng thờ Mẫu.

Về tôn giáo, ở Việt Nam hiện nay có 43 tổ chức, hệ phái tôn giáo thuộc 16 tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước; hiện có 6 tôn giáo lớn, trong đó có 2 tôn giáo nội sinh là Phật giáo Hoà hảo và Đạo Cao đài.  Các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động ôn hòa, hòa quyện mà không hợp nhất. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có tính dung hợp, đan xen, hòa đồng, dễ chấp nhận sự hiện diện của các vị thần, thánh của các tôn giáo khác. Những người theo tôn giáo khác nhau không xa lánh người mình thờ phụng; có thể sống chung trong một làng, một dòng họ, thậm chí một gia đình. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm nét cảm tính, tâm lý.  Nhiều tín đồ tôn giáo ở Việt Nam tuy khá sùng đạo nhưng lại không hiểu rõ giáo lý, thậm chí ra nhập đạo chỉ do sự lan truyền tâm lý, do sự lôi kéo. Đối với bộ phận khá lớn cư dân Việt nam, tôn giáo thuần tuý là lĩnh vực tình cảm, tâm lý, nó như cái gì bình thường tự nhiên, đây cũng là một nguyên nhân khiến người Việt Nam có thái độ dung hoà, cởi mở khi tiếp nhận các tôn giáo.

Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin


 Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nguyên tắc này được rút ra từ cơ sở triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là muốn thay đổi ý thức xã hội phải đi từ thay đổi tồn tại xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp gắn liền với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Đây là quyền không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà cần phải được hiện thực hóa trong đời sống, là nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các đảng macsxit. Thực hiện đoàn kết đồng bào giữa các tôn giáo, đoàn kết người theo tôn  giáo và không theo tôn giáo. Phân biệt mặt tư tưởng và mặt chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng là vấn đề thế giới quan tôn giáo. Mặt chính trị của tôn giáo thực chất là phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, giữa các giai cấp và những thế lực lợi dụng tôn giáo để thực hiện những mưu đồ, lợi ích chính trị khác nhau. Có quan điểm lịch sử, cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò tác động của mỗi tôn giáo đối với đời sống xã hội khác nhau. Vì vậy cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét đánh giá và ứng xử đối với các vấn đề xã hội liên quan đến tôn giáo.

          

Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 


 Làm rõ âm mưu, thủ đoạn của địch; chống tư tưởng chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, bị động. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch lợi dụng vấn đề dân tộc. Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên địa bàn xung yếu, vùng trọng điểm về quốc phòng và an ninh.

           Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác bảo đẩmn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dan tộc và miền núi. Tiếp tục xây dựng phát triển nhân các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tiếp tục giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tôn giáo ở các vùng dân tộc.

Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.

 


 Phân bổ các định mức chính sách phù hợp với từng vùng, từng dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy đa số đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại các vùng còn kém phát triển; nhiều vùng chủ yếu nhận trợ cấp tại ngân sách trung ương nên cân đối ngân sách rất khó khăn. Tại các vùng này, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn nhiều nên việc đóng góp theo xu hướng xã hội hóa khi xây dựng các công trình dân sinh là rất khó khăn. Vì vậy cần có các định mức chính sách phù hợp, đủ để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa, giáo dục, bảo đảm môi trường…Đồng thời cần điều chỉnh chính sách bằng việc cấp đủ kinh phí từ trung ương cho phù hợp với số đối tượng chính sách hoặc quy định một tỷ lệ phù hợp, tùy thuộc vào mỗi chính sách để tăng tính khả thi. Đối với những địa phương mang nhiều nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cần có quy định cụ thể theo phương châm: Quản lý các chương trình đầu tư chính là quản lý nguồn quỹ phát triển. Theo đó, nên có cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư tài chính theo các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.

Đại hội XIII: Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào DTTS. Tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi.

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn xã hội

 


Đảng luôn có chủ trương, chính sách đúng đắn về tôn giáo. Nhà nước trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng ban hành pháp luật, chính sách cụ thể và tổ chức thực hiện. Nhà nước phải có những giải pháp thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc.Trong đó chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, các vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời việc giải quyết các vấn đề về hoạt động hợp pháp của các tổ chức tôn giáo, Nhà nước kiên quyết xử lý đối với mọi hành vi truyền đạo trái phép, lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, làm mất trật tự, an toàn xã hội, gây tổn hại đến đạo đức, lối sống, văn hoá, thuần phong mỹ tục của các dân tộc; xử lý nghiêm những hành vi ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo trong thực hiện nghĩa vụ công dân, những hành vi làm phương hại đến độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt trận, Đoàn thanh niên, Tổng LĐLĐ, Hội CCB, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... là những tổ chức có vị trí, vai trò quan trọng, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về dân tộc và tôn giáo. Lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt, đi đầu và là lực lượng chủ yếu thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân hiểu rõ và chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; đồng thời là lực lượng chủ yếu nắm bắt tình hình dân tộc, tôn giáo để tham mưu với Đảng và Nhà nước về Chính sách dân tộc, tôn giáo và trực tiếp chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề phức tạp của dân tộc và tôn giáo, xử lý các hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch với Việt Nam.

Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển

 


 Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. Đảng và Nhà nước thực hiện một chiến lược kinh tế chung trong đó ưu tiên đúng mức cho sự phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu.Thực hiện điều đó vừa đáp ứng yêu cầu khai thác tiềm năng to lớn của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, vừa đáp ứng yêu cầu xoá bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc, các vùng để các dân tộc thực sự bình đẳng và hoà hợp với nhau hơn. Tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng bằng những hình thức, bước đi phù hợp với đặc điểm dân tộc. Phát huy hiệu quả của sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, trong đó đánh giá đúng mức vai trò tác dụng sự giúp đỡ của các dân tộc đa số, có trình độ phát triển cao hơn đối với các dân tộc thiểu số còn ở trình độ lạc hậu. Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, tạo điều kiện cho nhân dân chủ động sản xuất, gắn bó với đất, với rừng. Chương trình cấp Nhà nước về định canh, định cư cần được đầu tư thoả đáng và tổ chức thực hiện tốt (hiện nay trong cả nước còn 1 triệu người sống du canh, du cư). Thực hiện chương trình phân bổ lại lao động xã hội để hình thành một cơ cấu xã hội dân cư mới ở các vùng này.Điều đó có ý nghĩa xã hội cực kỳ quan trọng, nó sẽ tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy bước tiến của các dân tộc thiểu số còn đang ở trình độ lạc hậu. Quan tâm đến sự phát triển văn hoá, giáo dục của mỗi dân tộc.Tạo điều kiện để thực hiện xoá mũ chữ, phổ cập giáo dục cũng như tạo điều kiện cho từng dân tộc khai thác, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình bằng khả năng sẵn có. Đồng thời bằng nhiều hình thức, thúc đẩy một cách hợp lý quá trình giao lưu, hoà hợp tinh hoa văn hoá của các dân tộc mà tác dụng của nó vừa làm cho nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam đậm đà bản sắc dântộc được thúc đẩy mạnh mẽ. Thực hiện và bảo đảm quyền bình đẳng giữa các ngôn ngữ.Thực hiện và bảo đảm về mặt pháp lý quyền bình đẳng giữa các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam, tạo điều kiện để có được quyền bình đẳng thực tế của các ngôn ngữ. Nội dung quyền bình đẳng giữa các ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ các dân tộc được quyền sử dụng ngôn ngữ của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống,  các phạm vi giao tiếp, từ nội bộ các dân tộc đến ngoài xã hội, trong giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước toà án, trên các giấy tờ hành chính  cũng như thư tín cá nhân…; đồng thời, có chính sách tích cực  để phổ biến nhanh chóng và sâu rộng ở trình độ cao ngôn ngữ phổ thông- tiếng việt- trong tất cả các dân tộc thiểu số ở nước ta. Tiếng Việt là ngôn ngữ chung, ngôn ngữ quốc gia của tất cả các dân tộc, là phương tiện giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới.  Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, văn hoá, khoa học… cho từng dân tộc; đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác cho cán bộ các dân tộc, bởi vì chỉ tinh thần đó mới phù hợp với đòi hỏi khách quan của công cuộc phát triển dân tộc và xây dựng đất nước. Trong công cuộc đó, không dân tộc nào có thể chỉ sử dụng đội ngũ cán bộ xuất thân từ dân tộc mình, ngược lại, cần sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đội ngũ cán bộ thuộc mọi dân tộc trong cả nước. Đưa vào vị trí trung tâm của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng việc giáo dục cho nhân dân các dân tộc lòng tự hào chân chính về dân tộc mình, đồng thời giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, yêu mến Tổ quốc Việt nam, tinh thần quốc tế chân chính. Đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, thái độ hư vô, xem nhẹ vấn đề dân tộc, tâm lý tự cao của dân tộc lớn; tâm lý hẹp hòi, khép kín của dân tộc nhỏ.

Tình hình tôn giáo trên thế giới hiện nay

 


 Sự phục hồi, phát triển tôn giáo trên thế giới.Từ giữa thập niên 40 đến thập niên 60 thế kỷ XX, xu hướng tôn giáo giảm, tình trạng khô đạo, nhạt đạo diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời điểm năm 1970, có khoảng 700 người, chiếm 19% dân số thế giới không theo tôn giáo, người ta cho rằng kỷ nguyên hậu tôn giáo đáng đến gần, thế nhưng từ thập niên 80, thế kỷ XX, tôn giáo phục hồi phát triển ở nhiều nơi. Trong 10 năm (1990-2000), tỷ lệ dân số thế giới tăng bình quân 15%, trong khi tín đồ đạo Islam và đạo Tin Lành tang 23%, Ấn Độ giáo tăng 18,3%, Công giáo tăng 17%, Phật giaó tăng 11,4%. Trong 20 năm đầu thế kỷXXI (2000-2020), số người có tôn giáo đã tang 5,32% trong dân số thế giới. Năm 2000, dân số thế giới là 6,145 tỷ người, trong đó có 4,8 tỷ người có tôn giáo, chiếm 79,32%. Đến năm 2020, dân số thế giới có 7,769 tỷ người, trong đó có 6,575 tỷ người có tôn giáo, chiếm 84,64%.

           Hiện tượng tôn giáo mới. Xuất hiện đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1960, sau đó phát triển ổ ạt như Pháp, Anh, Đức, Nga, Nhật bản, Hàn Quốc. Vào thời điểm năm 2000, trên thế giới có khoảng 20.000 tỏ chức tôn giáo mới. Tuy nhiên hiện nay, hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng suy giảm. hai thập niên TKXXI, số người tin theo tôn giáo mới chỉ còn 65,549 triệu người. Các tôn giáo mới như: Giáo phái ngôi đền nhân dân của Jim Jone; giáo phái David của david Korex (gây ra vụ tự tử tập thể làm hang tram người chết); Phái cổng thiên đường ở Mỹ; Ngôi đền mặt trời ở Thụy Sỹ; giáo phái Aum Shinrikyo (Chân lý tối thượng) ở Nhật bản, muốn đầu độc toàn nhân loại, có chi nhánh ở Nga và nhiều nước; phái đội quân của Chúa tuyên bố chém giết bất kỳ ai nếu được Chúa Giê su báo mộng; hoặc giáo phái đa thê do Warrant Jeffs cầm đầu ở Mỹ, hàng ngìn trẻ em nam nữ bị lạm dụng tình dục

Tôn giáo trong đời sống xã hội hiện đại.Tôn giáo tham gia đời sống xã hội; Một số vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo: Thứ nhất, Các cuộc chiến tranh xung đột dân tộc liên quan đến tôn giáo; Thứ hai: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế liên quan đến tôn giáo

Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

 


Trước mắt tập trung giải quyết:  Tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, thiếu nhà ở, không đủ tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, vấn đề tranh chấp đất đai trên các địa bàn Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ; Làm tốt công tác định canh, định cư, quy hoạch, sắp xếp, phân bổ dân cư cho hợp lý… Nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo, thông tin, tuyên truyền. Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức…Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra điểm nóng về an ninh, trật tự; xây dựng các khu kinh tế quốc phòng. Thực hiện tốt công tác tôn giáo vùng đồng bào dân tộc.

Phê phán luận điệu xuyên tạc về tính khoa học, tính cách mạng của chủ nghĩa duy vật lịch sử

 Sau sự kiện chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, có rất nhiều luận điệu xuyên tạc, bác bỏ nhiều vấn đề lý luận trong quan niệm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, như lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội... Những luận điệu này không có căn cứ khoa học, thiếu cơ sở thực tiễn nên cần phải phê phán, bác bỏ.

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tôn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

 


Đây là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.Bởi lẽ, thứ nhất, tôn giáo đã có lịch sử lâu đời trong xã hội loài người, trở thành nhu cầu tinh thần (nhu cầu giải tỏa tâm lý) của một bộ phận quần chúng nhân dân; thứ hai, hầu hết các tôn giáo đều hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ, có giá trị nhất định và lâu dài, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là cơ sở khoa học để xác định và thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi sự nóng vội, chủ quan trong giải quyết vấn đề tôn giáo đều trái với quan điểm trên, gây chia rẽ, mất đoàn kết, cản trở quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải tôn trọng nhu cầu tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân nhằm phát huy nhân tố chính trị tinh thần trong sự nghiệp quốc phòng- an ninh bảo vệ Tổ quốc. Thứ nhất, công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân... Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; không có nghĩa là lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng. Thứ 2, người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau; Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử với một tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ 3, Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân bằng pháp luật. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là vi phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng pháp luật. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối, làm mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phải bị pháp luật xử lý.

Phải quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp vĩ đại nhằm giải phóng quần chúng nhân dân khỏi mọi sự áp bức, nô dịch cả về vật chất và tinh thần. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào theo tôn giáo là mục tiêu, nhiệm vụ to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, đòi hỏi phải quan tâm đến cả “phần đạo và phần đời” của đồng bào tôn giáo. Có như vậy, đồng bào các dân tộc.

Những thành tựu nổi bật trong công tác tôn giáo ở nước ta thời gian qua

 


 Công tác tôn giáo đã động viên được đồng bào có đạo, các tín đồ, chức sắc…hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đạt được nhiều tiến bộ. Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới đất nước. Các tổ chức tôn giáo ở nước ta đã xây dựng được đường hướng, phương châm hành đạo tiến bộ, hoạt động gắn bó với dân tộc theo Hiến pháp, pháp luật; các tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đã tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Các ngành, các cấp đã chủ động tích cực thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước

Không ngừng nâng cao đời sống đồng bào tôn giáo.

 


 Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn. Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện tốt chính sách định canh, định cư. Tích cực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là ở các làng bản…đồng bào dân tộc thiểu số có tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa và bảo đảm an sinh xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa phù hợp. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng. Đảng phải luôn đổi mới tư duy, nâng cao năng lực trí tuệ đề ra đường lối, chính sách tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh đúng đắn, phù hợp với diễn biến phức tạp của tình hình tôn giáo và âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu phát triển của công tác tôn giáo ở thời kỳ mới. Quan tâm lãnh đạo việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Củng cố, kiện toàn tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp; xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động một cách cụ thể và hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân làm công tác tôn giáo ở các cấp.Tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời trấn chỉnh, bổ sung phát triển về chủ trương, chính sách nhất là giải pháp bảo đảm việc thực hiện tốt đường lối, chính sách tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh.Nhà nước tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt quan tâm tới các vùng, địa bàn tôn giáo; các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về tôn giáo, gắn tôn giáo với quốc phòng, an ninh nhằm tạo cơ sở chính trị - pháp lý cho quản lý và thực hiện hiệu quả gắn tôn giáo với quốc phòng và an ninh trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

 

Không thể phủ nhận nỗ lực phòng, chống mua bán người tại Việt Nam

 

Vẫn như hằng năm, Hoa Kỳ tự xem mình là “chuẩn mực về nhân quyền” tự cho mình quyền đưa ra các phán xét về chính trị, kinh tế-xã hội các quốc gia, đặc biệt là chủ đề nhân quyền.

Phát triển toàn diện gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, quốc phòng- an ninh trên địa bàn vùng dân tộc

 


Phát triển toàn diện gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, quốc phòng- an ninh trên địa bàn vùng dân tộc. Về chính trị: Mở rộng, phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng tham kiến về chính trị đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Về kinh tế: Quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn Miền núi, đồng bào dân tộc; Nghiên cứu cơ chế quản lý liên kết hợp tác phát triển vùng phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu vực, địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là miền núi, biên giới hải đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và phía tây các tỉnh miền trung. Ví dụ: Chúng ta xây dựng sự thống nhất, liên kết trong phát triển kinh tế vùng (Vùng đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc; vùng các tỉnh duyên hải miền trung; vùng các tỉnh phía nam…); Về văn hoá - xã hội,  Quan tâm phát triển giáo dục dạy nghề trong đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn; Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số;  Hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo; Tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo; Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của các dân tộc; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kịp thời di dời đồng bào ra khỏi khu vực sạt lở, lũ lụt; Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ, ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giữ gìn và phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam. Về quốc phòng - An ninh: Kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong các khu vực phòng thủ, phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh nhất là ở những vị trí trọng yếu, chiến lược; Xây dựng đường tuần tra biên giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế- quốc phòng và phát triển bền vững kinh tế- xã hội khu vực dọc biên giới và biển đảo.