Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

Chính sách Nhà nước ta về công tác dân tộc

 


 Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã thể hiện rõ chính sách đại đoàn kết, quyền bình đẳng của mọi công dân, không phân biệt đối xử với bất kỳ dân tộc nào: “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện, để chóng tiến kịp trình độ chung”[1]. Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc…Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”[2]

Luật giáo dục, Luật bảo hiểm y tế, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật dân chủ cơ sở...

Bên cạnh đó chúng ta có hệ thống chính sách, chương trình, dự án: Đến nay, nước ta có 181 chính sách dân tộc, thể hiện trên 264 văn bản chia làm 3 nhóm: Nhóm chính sách cho một số dân tộc: Chăm, Hoa, Khmer, Mông, 5 dân tộc dưới 1000 người (PuPéo, Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm) và 4 dân tộc có nhiều khó khăn (Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao). Nhóm CS phát triển theo địa bàn : Phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng. Nhóm CS phát triển KTXH theo lĩnh vực, bao gồm các chính sách hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo, nước sạch, môi trường, giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, cán bộ dân tộc thiểu số, trợ giúp pháp lý,...

Trong giai đoạn 2011- 2015 ngân sách nhà nước đầu tư ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước[3], trong đó, 9 chính sách do ủy ban dân tộc quản lý quản lý được cấp 27.000 tỷ đồng[4], giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, tốc độ tăng bình quân 26%/Năm.



[1] Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1946 (Điều 8 in trong cuốn Tuyên ngôn độc lập và các bản Hiến pháp Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012).

[2] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 5, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2012).

[3],2 Ủy ban dân tộc: Báo cáo đánh giá và triển khai chính sách vùng dân tộc, năm 2016.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét