Phân bổ các định mức chính sách phù hợp với từng vùng, từng dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy đa số đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại các vùng còn kém phát triển; nhiều vùng chủ yếu nhận trợ cấp tại ngân sách trung ương nên cân đối ngân sách rất khó khăn. Tại các vùng này, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn nhiều nên việc đóng góp theo xu hướng xã hội hóa khi xây dựng các công trình dân sinh là rất khó khăn. Vì vậy cần có các định mức chính sách phù hợp, đủ để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa, giáo dục, bảo đảm môi trường…Đồng thời cần điều chỉnh chính sách bằng việc cấp đủ kinh phí từ trung ương cho phù hợp với số đối tượng chính sách hoặc quy định một tỷ lệ phù hợp, tùy thuộc vào mỗi chính sách để tăng tính khả thi. Đối với những địa phương mang nhiều nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cần có quy định cụ thể theo phương châm: Quản lý các chương trình đầu tư chính là quản lý nguồn quỹ phát triển. Theo đó, nên có cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư tài chính theo các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.
Đại hội XIII: Tập trung hoàn thiện và triển
khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các
chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào DTTS. Tạo sinh kế,
việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn
2021-2030. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn
người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét