Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

Tình hình tôn giáo trên thế giới hiện nay

 


 Sự phục hồi, phát triển tôn giáo trên thế giới.Từ giữa thập niên 40 đến thập niên 60 thế kỷ XX, xu hướng tôn giáo giảm, tình trạng khô đạo, nhạt đạo diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời điểm năm 1970, có khoảng 700 người, chiếm 19% dân số thế giới không theo tôn giáo, người ta cho rằng kỷ nguyên hậu tôn giáo đáng đến gần, thế nhưng từ thập niên 80, thế kỷ XX, tôn giáo phục hồi phát triển ở nhiều nơi. Trong 10 năm (1990-2000), tỷ lệ dân số thế giới tăng bình quân 15%, trong khi tín đồ đạo Islam và đạo Tin Lành tang 23%, Ấn Độ giáo tăng 18,3%, Công giáo tăng 17%, Phật giaó tăng 11,4%. Trong 20 năm đầu thế kỷXXI (2000-2020), số người có tôn giáo đã tang 5,32% trong dân số thế giới. Năm 2000, dân số thế giới là 6,145 tỷ người, trong đó có 4,8 tỷ người có tôn giáo, chiếm 79,32%. Đến năm 2020, dân số thế giới có 7,769 tỷ người, trong đó có 6,575 tỷ người có tôn giáo, chiếm 84,64%.

           Hiện tượng tôn giáo mới. Xuất hiện đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1960, sau đó phát triển ổ ạt như Pháp, Anh, Đức, Nga, Nhật bản, Hàn Quốc. Vào thời điểm năm 2000, trên thế giới có khoảng 20.000 tỏ chức tôn giáo mới. Tuy nhiên hiện nay, hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng suy giảm. hai thập niên TKXXI, số người tin theo tôn giáo mới chỉ còn 65,549 triệu người. Các tôn giáo mới như: Giáo phái ngôi đền nhân dân của Jim Jone; giáo phái David của david Korex (gây ra vụ tự tử tập thể làm hang tram người chết); Phái cổng thiên đường ở Mỹ; Ngôi đền mặt trời ở Thụy Sỹ; giáo phái Aum Shinrikyo (Chân lý tối thượng) ở Nhật bản, muốn đầu độc toàn nhân loại, có chi nhánh ở Nga và nhiều nước; phái đội quân của Chúa tuyên bố chém giết bất kỳ ai nếu được Chúa Giê su báo mộng; hoặc giáo phái đa thê do Warrant Jeffs cầm đầu ở Mỹ, hàng ngìn trẻ em nam nữ bị lạm dụng tình dục

Tôn giáo trong đời sống xã hội hiện đại.Tôn giáo tham gia đời sống xã hội; Một số vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo: Thứ nhất, Các cuộc chiến tranh xung đột dân tộc liên quan đến tôn giáo; Thứ hai: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế liên quan đến tôn giáo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét