Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tôn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

 


Đây là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.Bởi lẽ, thứ nhất, tôn giáo đã có lịch sử lâu đời trong xã hội loài người, trở thành nhu cầu tinh thần (nhu cầu giải tỏa tâm lý) của một bộ phận quần chúng nhân dân; thứ hai, hầu hết các tôn giáo đều hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ, có giá trị nhất định và lâu dài, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là cơ sở khoa học để xác định và thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi sự nóng vội, chủ quan trong giải quyết vấn đề tôn giáo đều trái với quan điểm trên, gây chia rẽ, mất đoàn kết, cản trở quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải tôn trọng nhu cầu tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân nhằm phát huy nhân tố chính trị tinh thần trong sự nghiệp quốc phòng- an ninh bảo vệ Tổ quốc. Thứ nhất, công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân... Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; không có nghĩa là lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng. Thứ 2, người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau; Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử với một tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ 3, Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân bằng pháp luật. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là vi phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng pháp luật. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối, làm mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phải bị pháp luật xử lý.

Phải quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp vĩ đại nhằm giải phóng quần chúng nhân dân khỏi mọi sự áp bức, nô dịch cả về vật chất và tinh thần. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào theo tôn giáo là mục tiêu, nhiệm vụ to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, đòi hỏi phải quan tâm đến cả “phần đạo và phần đời” của đồng bào tôn giáo. Có như vậy, đồng bào các dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét