Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022
BÁC HỒ VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC
LỄ PHONG TƯỚNG TRONG CĂN NHÀ TRANH CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
TUỔI TRẺ CỦA ĐẠI TƯỚNG CHU HUY MÂN
Loa phường liệu đã hết sứ mệnh
Chỉ trong 2 ngày, trang Việt Tân đã viết liên tục 8 bài viết về vấn đề Hà Nội muốn đưa loa phường về tới từng thôn, tổ dân phố. Thậm chí, trang này còn tổ chức khảo sát lấy ý kiến nhằm xem thái độ của cư dân mạng (chủ yếu là đám chống đối) với chính sách này như thế nào. Và tất nhiên, với các anh em hải ngoại vài chục năm rồi không được đặt chân đến Hà Nội, thù ghét với cộng sản thì phản đối là điều đương nhiên.
Tại sao Việt
Tân lại quan tâm đến vấn đề loa phường của Hà Nội như vậy?
Vì Việt Tân
chăm lo cho người dân Hà Nội hay phải đóng tiền để vận hành hệ thống loa phường?
Tất nhiên là không, mà đơn thuần là nhằm vào Tân Chủ tịch Hà Nội Trần Sĩ Thanh,
cũng như bôi nhọ chính quyền Hà Nội mà thôi.
Thay vì chê
trách, chúng ta thử bàn xem loa phường liệu đã hết sứ mệnh?
Nhiều người
cho rằng với rất nhiều phương thức giao tiếp hiện đại thì loa phường đã kết
thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều loại hình báo chí
thì duy chỉ có loa phường mới có khả năng cá biệt hóa thông tin ở quy mô phường,
xã.
Nhiều người
cũng cho rằng những thông tin dân sinh thì hoàn toàn có thể dùng hình thức
thông báo trên Face.book, Zalo. Điều đó không sai. Tuy nhiên, thực tế thì trên
Face.book, Zalo mỗi ngày có cả rừng thông tin: cầm lao cướp giết hiếp, chính trị
gia lỡ mồm, ngôi sao giải trí thiếu quần áo… những vấn đề dân sinh cấp phường sẽ
không có nhiều người chú ý tìm đọc. Truyền thông áp đặt rằng: "loa phường
giải quyết được việc này khi người nghe không có nhiều lựa chọn về tin tức; từ
đó, để truyền tải thông tin hữu ích nhất, liên quan trực tiếp tới đời sống của
cư dân trong khu vực".
Loa phường,
cũng giống như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, có thể kém ưu thế hơn
so với truyền thông xã hội. Nhưng nó vẫn có những giá trị truyền thông, vẫn là
thứ không thể loại bỏ trong cuộc sống của người dân Hà thành./.
Xuyên tạc lịch sử đang "ký sinh" trên nghệ thuật thứ 7
Nói về các nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến, đại biểu Phạm Trọng Nhân, đoàn Bình Dương cho rằng, chỉ vài ngày nữa dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được thông qua, song những người làm điện ảnh chân chính, tâm huyết vẫn còn đó không ít tâm tư để tiếp tục chuyển tải những thông điệp về cuộc sống qua từng lăng kính, thước phim.
Bên cạnh việc
tiếp thêm những chế định để điện ảnh nước nhà bay cao, vươn xa thì dự luật này
phải đảm đương sứ mệnh là công cụ bảo vệ nền tảng tinh thần của xã hội cũng như
những sự thật thiêng liêng trước những thông tin xuyên tạc lịch sử, những nội
dung xấu, độc, đồi trụy mà nhiều nền tảng xuyên biên giới phổ biến trên không
gian mạng đang ngang nhiên tấn công vào tâm thức người xem.
Tuy nhiên, dự
thảo lại xây dựng cơ chế hậu kiểm đối với phổ biến phim trên không gian mạng mà
điển hình là các nền tảng xuyên biên giới tại điểm a khoản 2 Điều 18, điểm b
khoản 2 Điều 21 và khoản 1 Điều 27. Trong khi việc để các nền tảng này tự do đi
lại trên mặt trận văn hóa thời gian qua đã gây nên những tổn thương không hề nhỏ
đến đời sống tinh thần của xã hội.
Dẫn chứng kể
từ khi xâm nhập thị trường Việt Nam, Netfix đã phổ biến ít nhất 3 phim có nội
dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ đất nước như “Gửi thời thanh xuân ấm áp của
chúng ta” đến “Bà Ngoại trưởng” và gần đây nhất là “Bill Gates”.
Như vậy, từ
câu chuyện trong đời sống thực với giàn khoan HD 981 thì nay chủ quyền lãnh thổ
đã và đang đối diện với một hình thái khác mà việc xuyên tạc lịch sử đang ký
sinh lên nghệ thuật thứ bảy và những thành tựu khoa học công nghệ. Rõ ràng vị
khách này không hề có thiện chí cũng như thiếu sự tôn trọng chủ nhà và dĩ nhiên
không phải vô tình để vi phạm hết lần này đến lần khác. Hệ lụy của nó sẽ đi đến
đâu nếu tiếp tục để môn Lịch sử là môn tự chọn của học sinh ở lứa tuổi đã bắt đầu
có những tư duy và nhận thức độc lập.
Gỡ bỏ nội
dung sai phạm là một việc làm không nhiều ý nghĩa vì người xem đã kịp tải xuống
để đăng tải trên các nền tảng khác. Do đó, mặc dù báo cáo giải trình đã cố gắng
lý giải nhưng chưa thể thỏa mãn với những gì đã và đang diễn ra trên không gian
mạng.
Điều đáng nói
là các nội dung độc hại đang từng ngày lần mò len lỏi, cài cắm vào tâm thức người
xem, mà tệ hại nhất là giới trẻ khi smartphone đã quá phổ biến và việc xem các
nội dung trên các nền tảng này mọi lúc, mọi nơi. Không dừng lại ở đó, các nền tảng
xuyên biên giới này còn kiếm lợi bất chính khi doanh thu hàng ngàn tỷ đồng từ
cung cấp dịch vụ nhưng chưa đóng một đồng tiền thuế tại nhiều nước sở tại trong
đó có Việt Nam.
Với khối lượng
đăng tải và truy cập phim hiện nay chưa có giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát khối
lượng thông tin này. Tuy nhiên, việc lấy những khó khăn về nhân lực để lý giải
cho quy định hậu kiểm đối với phổ biến phim trên không gian mạng, trong khi các
công đoạn tiền kiểm hiện nay đều được số hóa và được thực hiện trên các phần mềm
chuyên dụng mà các cơ quan thông tấn báo chí quốc gia hiện đang duyệt từng
chương trình truyền hình nước ngoài, bao gồm hàng chục ngàn bộ phim mỗi năm
trên hàng chục kênh truyền hình phát sóng 24/7 vào Việt Nam liệu đã đủ thuyết
phục hay chưa?
Nếu như các nền
tảng Google, Facebook, Tiktok âm thầm theo dõi, định vị, thay đổi tâm thức người
dùng từ khi gõ phím, tìm kiếm đến việc ghi âm các cuộc thoại, phân tích thông
tin chứa đựng trong đó đến các thao tác tưởng chừng vô hại như những like,
share, thả tim trên các dòng trạng thái thì việc cung cấp các dịch vụ phim ảnh
qua các nền tảng xuyên biên giới cũng là một cách thức tấn công vào tâm thức
con người bằng những tư tưởng sai lệch về giá trị văn hóa được lồng vào những
câu chuyện tưởng chừng chỉ mang tính chất giải trí.
Do đó, cơ
quan thẩm tra và Quốc hội phải cân nhắc kỹ lưỡng về hậu kiểm đối với việc phổ
biến phim trên không gian mạng. Cần giải pháp để các nền tảng xuyên biên giới
không có bất kỳ cơ hội nào xâm lấn bờ cõi tư tưởng văn hóa người xem nói riêng
và hàng chục triệu người nói chung./.
Chiêu trò tẩy trắng chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng những đồng đô la!
Mới đây nhiều tờ báo ca ngợi em Tăng Vân Khanh, học sinh lớp 12 Văn, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương vừa đỗ 7 trường Đại học Mỹ danh giá và được cấp các mức học bổng với tổng trị giá lên đến hơn 25 tỷ đồng từ một bài luận 650 từ viết về người Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói là em đã tư duy theo cách gọi của người Mỹ về "cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam" là “Cuộc chiến tranh Việt Nam". Xin đặt câu hỏi ai đã dạy em cách gọi ấy và không biết gia đình, dòng họ em có ai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không nhưng rõ ràng đây là một chiêu trò tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của người Mỹ khi họ chọn chủ đề du học là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam!
Rõ ràng là,
21 năm Mỹ xâm lược Việt Nam, chia đôi đất nước để dễ bề thôn tính, hàng triệu
người Việt Nam đã đổ máu để đổi lấy thống nhất, độc lập trước 1 đội quân đế quốc
xâm lược chia đôi đất nước. Thế mà, không biết tự bao giờ mà một bộ phận giới
trẻ Việt Nam hôm nay như Tăng Vân Khanh lại có thể gọi là "Cuộc chiến
tranh Việt Nam? rồi ngày mai, ngày kia những đứa con của Tăng Vân Khanh có tiếp
tục được chính người mẹ các cháu có dạy cho các cháu như vậy không? Nếu đúng
như thế thì thật là đau buồn!
Cách đây 27
năm, ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường
hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam; rạng sáng ngày 12/7/1995 (giờ Việt Nam),
Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Mỹ. Đây là kết quả của một hành trình dài với những nỗ lực bền bỉ
của cả hai bên quyết tâm gác lại quá khứ hướng tới tương lai, từ một cựu
thù đến nay hai nước đã trở thành đối tác toàn diện.
Tuy nhiên,
sau 27 năm bình thường hóa quan hệ, những gì Mỹ mong muốn ở Việt Nam
đang nằm ngoài sức tưởng tượng của đa số người Việt Nam bởi trước
mắt chúng ta, những người dân Việt Nam chỉ nhìn thấy bức tranh kinh
tế của nó nhưng sẽ không hiểu hết đằng sau đó Mỹ đang muốn gì ở
Việt Nam.
Sau khi Mỹ
rút quân khỏi miền Nam, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã tuyên bố: 30 năm sau
người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam không phải bằng bom đạn mà bằng Dollas và người
Việt Nam sẽ phải chào đón họ như những người anh hùng...
Trong một
lần sang thăm Việt Nam, Tổng thống Binclinton cũng từng nhắc lại ý định
này trước hàng nghìn sinh viên các trường Đại học Việt Nam rằng "những gì
mà người Mỹ trước đây chưa thực hiện được ở Việt Nam thì chính những thế hệ người
Việt Nam sau này sẽ thay họ thực hiện nó..." Vậy thì những gì họ chưa
thực hiện được mà họ mong muốn những thế hệ người Việt thay họ
thực hiện?
Mỹ đã từng
xâm lược Việt Nam và họ đã thất bại, những người đã từng làm tay sai
tiếp tay cho Mỹ cũng thất bại và đó cũng là điều mà họ muốn một
bộ phận người Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục làm tay sai cho họ
lần nữa. Muốn đạt được mục đích đó không có con đường nào duy nhất
ngoài việc tác động chuyển hóa tư tưởng bằng đầu tư giáo dục, về
lâu dài những con người ấy sẽ nắm giữ các vị trí quan trọng trong Đảng,
Nhà nước họ có thể dưới sự điều khiển, dật dây của Mỹ làm chuyển
hóa toàn bộ hệ tư tưởng hiện nay của chúng ta.
Để thực
hiện mục tiêu này, Năm 2016, Đại học Fulbright Việt Nam được thành lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên khi tiến hành các hoạt động giáo dục
họ đã cương quyết không đưa các môn Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
vào chương trình dạy học đồng thời mở ra các ngành, chuyên ngành đào tạo theo
hơi hướng giá trị thực dụng phương tây, xã hội dân sự... Thực chất là nhằm tới
phá vỡ nền tảng XHCN đưa một thế hệ người Việt theo học mang nặng tư duy
sùng bái Mỹ, thậm chí có tư tưởng chống lại chế độ hoặc ngấm ngầm
hoặc công khai.
Trong suốt
quá trình bình thường hóa quan hệ, Mỹ luôn tìm mọi cách can thiệp
vào lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo của Việt Nam, thậm
chí luôn dung túng những kẻ bất mãn chống lại nhà nước Việt Nam thì
câu hỏi đặt ra Mỹ đang muốn gì ở Việt Nam đã quá rõ. Hiện chúng ta
có trên dưới 30.000 sinh viên đang học tập tại Mỹ và rất có thể các em lại
là những phương tiện, tai sai đắc lực cho Mỹ mà việc đầu tiên là tẩy trắng
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng chính những đồng USD./.
Tổ chức ân xá quốc tế và những trò lố "phá hoại nhân quyền"
Một tổ chức được thành lập ở Luân Đôn, Anh dưới vỏ bọc bảo vệ nhân quyền. Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã không che giấu tham vọng trở thành “người phán xử”, khi liên tục đưa ra các cáo buộc và nhận xét mang tính một chiều, thiếu khách quan về tình hình chính trị- xã hội của các nước. Đó là tổ chức Ân xá quốc tế (AI)
Tổ chức Ân xá
quốc tế (AI) là một tổ chức phi Chính phủ được thành lập năm 1961 bởi luật sư
người Anh tên là Peter Benenson. Tổng thư kí hiện nay là bà Agnès Callamard,
người Pháp. Tổ chức này liên tục đưa ra các cáo buộc sai sự thật về tình hình
chính trị- xã hội của các nước. Đặc biệt là các nước thuộc khu vực “nóng” trên
thế giới, không thân phương Tây, chọn lựa con đường phát triển riêng, như :
Cuba, Chile, Venezuela, Nga, Afghanistan, Qatar, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và
một số nước Đông Nam Á.
Với Việt Nam,
đặc biệt sau vụ gây rối ở Tây Nguyên năm 2005, tổ chức này càng thường xuyên
đưa ra nhiều đánh giá phiến diện, bóp méo sự thật, có tính chất kích động, can
thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Khi Việt Nam
nằm trong danh sách những nước có tỷ lệ người mắc Covid-19 và tử vong cao, đất
nước đã nhanh chóng thực hiện những biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, đồng thời
tiêm vaccine toàn dân. “Chìa khoá thành công của Việt Nam chính là kêu gọi lòng
yêu nước của toàn nhân dân để đối phó với Covid-19”. Đó là nhận xét chung của
các cơ quan thông tấn uy tín hàng đầu thế giới. Ngay cả Reuteurs, Telegraph,
Global News,… cũng đã dành nhiều bài viết ca ngợi thành quả chống dịch của Việt
Nam.
Thế nhưng, tổ
chức Ân xá quốc tế khi đó lại đưa ra cái gọi là: “Thông cáo kêu gọi Việt Nam
tôn trọng nhân quyền khi dùng quân đội tiếp tục kiểm soát dịch bệnh tại
TP.HCM”. Bà Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Nghiên cứu khu vực của tổ chức Ân xá quốc
tế còn giả vờ lo ngại vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: “Các biện pháp giãn cách
được quân đội giúp thực thi đang cản trở nhiều người bị tổn thương, đặc biệt ở
TP.HCM, không tiếp cận được nguồn lương thực để sinh tồn trong cuộc khủng hoảng
y tế hiện nay”. Tuy nhiên, họ hoàn toàn phớt lờ đi khối lượng khổng lồ các công
việc để duy trì an ninh cũng như an sinh cho người dân ở TP.HCM khi đó. Và càng
cố tình muốn lấp liếm hoàn cảnh dịch phức tạp nhưng người Việt vẫn được nhận cứu
trợ của Chính phủ cũng như nhiều tổ chức thiện nguyện khác.
Không những
thế, tổ chức này còn bất chấp, đánh tráo khái niệm “người vi phạm pháp luật” với
các “nhà hoạt động dân chủ”, “tội phạm” với “tù nhân lương tâm” (danh xưng
không có trong bất cứ bộ luật nào). Những kẻ điều hành tổ chức đã kêu gọi cộng
đồng quốc tế gây sức ép, tạo áp lực, đưa ra những yêu sách phi lý đòi Việt Nam
trao trả tự do cho một số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam như Hà Văn Nam,
Hoàng Đức Bình, Nguyễn Thúy Hạnh,…
Đến đây, có lẽ
người Việt đã phần nào nhận diện được bộ mặt thật của tổ chức tổ chức Ân xá quốc
tế và thực hư của cái gọi là báo cáo nhân quyền mà tổ chức này đã “trình làng”
trước cộng đồng quốc tế thời gian qua. Âm mưu của tổ chức Ân xá quốc tế không
chỉ là gây cản trở, hướng lái quá trình xử lý các đối tượng xâm phạm an ninh quốc
gia mà là can thiệp vào các công việc nội bộ của Việt Nam. Thông qua hoạt động
can thiệp để hậu thuẫn, kích động các đối tượng chống đối, tạo dựng nhân tố
chính trị đối lập trong nội bộ, tiến tới việc gây bất ổn chính trị Việt Nam.
Thông qua hoạt động can thiệp để đạt được lợi ích trong quan hệ đối ngoại; đồng
thời qua đó từng bước tác động vào thể chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam.
Nhìn chung, với
cách nhìn một chiều, dựa trên các quan điểm chính trị lệch lạc, thiếu khách
quan, không tôn trọng sự thật, tổ chức Ân xá quốc tế sẽ còn tiếp tục diễn thêm
nhiều trò lố khác với Việt Nam. Vấn đề đã và đang đặt ra là cần phải quam tâm,
giải quyết, trong đó, giải pháp cốt lõi hiện nay đó là người dân phải có nhận
thức đúng đắn và hành động kịp thời, nhằm đảm bảo giá trị của nhân quyền Việt
Nam, đứng vững trước sự “mũi dùi” của các tổ chức như Ân xá quốc tế. Từ đó, góp
phần bảo vệ an ninh đất nước và lợi ích của dân tộc./.
Họ còn nhớ hay họ sẽ quên?
Hai phần ba người dân Campuchia ở vào độ tuổi dưới 30, độ tuổi trung bình của đất nước này là 26 - thuộc nhóm trẻ nhất châu Á. Họ được sinh ra sau “thời đại diệt chủng” diễn ra ở những năm 70 của thế kỷ trước. Giai đoạn ấy, chế độ Khmer Đỏ đã tiêu diệt ¼ dân số của quốc gia này. Độ tuổi quá trẻ nói lên điều gì? Có thể, họ sẽ không hình dung ra tội ác của Khmer Đỏ ngay cả khi đứng giữa Tuol Sleng, Choeung Ek hay Anlong Veng. Và chính vì không hình dung được, nên họ có một cái nhìn hời hợt. trống trải về sự kiện này. Rồi, họ hoài nghi, họ lãng quên. Đó chính xác là những gì đã, đang và sẽ diễn ra…
Ngày
23/05/2022, Trung tâm Tư liệu Campuchia (DC-CAM) tổ chức một ngày tưởng nhớ cho
các nạn nhân Khmer Đỏ tại Takeo và Kampong Cham. Đáng buồn rằng, phần lớn những
người tham gia buổi hôm ấy là những người già, trung niên và thiếu vắng những
người trẻ. Giám đốc DC-CAM Youk Chhang cho biết buổi lễ nhằm giúp người trẻ tìm
hiểu về những hành động tàn bạo của Khmer Đỏ, đồng thời xoa dịu nỗi đau của những
người sống sót.
Nhiều người
trẻ Campuchia và Việt Nam không biết rằng, trong những giờ phút khó khăn nhất từ
1977 - 1979, có tới hàng trăm ngàn người Campuchia vượt biên tị nạn ở Việt Nam.
Những người này sau đó trở về sau khi kết thúc chiến tranh, trở thành một phần
của “những người Campuchia mới” và họ trực tiếp tham gia tái thiết đất nước
Campuchia. Họ cần biết rằng, Khmer Đỏ đã tấn công vào lãnh thổ Việt Nam khiến nửa
triệu người mất nhà cửa và hơn 100.000 ha đất nông nghiệp phải bỏ hoang vì giao
tranh.
Việt Nam là quốc
gia duy nhất bấy giờ giúp Campuchia khôi phục lại hệ thống giao thông và cơ sở
hạ tầng hành chính, các trường học mở cửa trở lại, các ngôi chùa Phật giáo trở
lại hoạt động, các thành phố được tái định cư. Tháng 06/1980, Việt Nam viện trợ
không hoàn lại 180.000 tấn lương thực cho Campuchia - con số viện trợ lớn nhất
mà Việt Nam dành cho một quốc gia khác và cũng là con số viện trợ lớn nhất mà
Campuchia được nhận cho đến thời điểm hiện tại. Cần biết rằng vào những năm đó,
Việt Nam vẫn còn rất nghèo đói vì phải chống Trung Quốc ở phía Bắc và chiến đấu
chống Khmer Đỏ ở phía Tây Nam, vừa phải lo khắc phục hậu quả chiến tranh trong
nước… Đó dường như là tất cả những gì người ta gọi là nhân đạo trên thế giới
này.
Liên Hợp Quốc
tiếp nhận toàn bộ Campuchia sau khi Việt Nam Việt Nam rời đi vào cuối tháng
9/1989. Các quốc gia được LHQ tiếp nhận thường chỉ còn lại đống đổ nát, nạn
đói, bệnh dịch, nhưng Campuchia lại không rơi vào tình cảnh ấy. Nhưng, nhiều
người trẻ Campuchia dường như nghĩ rằng chính LHQ mới là đối tượng chính giúp
Campuchia tái thiết đất nước… Điều đó là sai!
Chuyên trang
Modern Diplomacy bình luận: “Nhiều người Campuchia thậm chí còn không biết rằng
Việt Nam là quốc gia duy nhất đã giải cứu họ khỏi những khó khăn của chế độ diệt
chủng”.
Giáo sư Pankaj
Jha của Đại học Delhi viết: “Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận, tôn vinh
theo đúng những gì mà quốc gia này đã cống hiến”.
Lãng quên
cũng là một tội ác. Tội ác này không gây ra thương tổn trực tiếp cho những người
khác, nhưng chúng gây ra thương tổn cho lịch sử. Và lãng quên chính là điểm bắt
đầu cho những tội ác khác dần hình thành và len lỏi. Nhưng, “vấn nạn” lãng quên
không chỉ diễn ra với nhiều người trẻ Campuchia và còn diễn ra âm thầm trong
tâm trí một bộ phận giới trẻ Việt Nam./.