Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân.

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Trên 55 năm hoạt động liên tục, được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, tư duy sắc bén, gắn kết chặt chẽ với tổng kết thực tiễn, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bổ sung, hoàn thiện và lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, xây dựng đất nước ta “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác Đảng và xây dựng Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ bản chất của Đảng, vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái, hư hỏng trong Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực đi đôi với không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh, trình độ trí tuệ, tính tiên phong, phát huy truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, xây dựng xã hội thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí luôn đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đặt mục tiêu “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”(1).

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc trên mặt trận văn hóa của Đảng đã dành nhiều tâm huyết xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc lĩnh vực văn hóa; Hội nghị toàn quốc về văn hóa của Đảng sau hơn 70 năm là dấu mốc gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Với nhãn quan chính trị sâu sắc và tầm tư duy chiến lược, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát triển tư duy đối ngoại Việt Nam, tổng kết thực tiễn và hình thành nghệ thuật “Ngoại giao cây tre”; xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bản sắc “Ngoại giao cây tre” được phát huy mạnh mẽ, tạo những bước ngoặt có tính lịch sử, thay đổi về chất trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay và cũng chưa bao giờ Việt Nam lại hòa nhập sâu rộng như hiện nay vào nền kinh tế thế giới, nền chính trị quốc tế và nền văn minh nhân loại.

Thời kỳ kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chăm lo xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh, đoàn kết gắn bó. Đồng chí thường xuyên căn dặn lực lượng vũ trang phải thấm nhuần, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lấy “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “dựa vào dân mà làm việc”, “phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, phải làm cho dân ngày càng tin hơn, giúp đỡ nhiều hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang tinh, gọn, mạnh, thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đạt nhiều kết quả quan trọng; lực lượng Công an, lực lượng Quân đội đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, thực sự là thanh kiếm và lá chắn, hai cánh của một con chim, bảo vệ giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, xây dựng con người, lấy Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới. Về Đảng, đồng chí khẳng định “Đảng ta phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”(2); “đường lối của Đảng mà không phản ánh được lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc, không phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, là đường lối sai lầm”(3), “liên hệ chặt chẽ với nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”(4). Phân tích sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa, đồng chí nêu rõ “Nhà nước pháp quyền XHCN về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân”(5). Về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng chí khái quát “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”(6), “mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội…, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, những người không may gặp khó khăn, cơ nhỡ”. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Sáu vùng kinh tế trên cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hoạch định mục tiêu, tầm nhìn, phương hướng, giải pháp nhằm tạo sự phát triển mạnh mẽ, đột phá, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của đất nước 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thực hiện ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; khẳng định một nhân cách lớn, coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, giữ vững nguyên tắc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người…, được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tín nhiệm cao, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên định vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 khi Đảng ta tròn 100 năm thành lập, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Trên 55 năm hoạt động liên tục, được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, tư duy sắc bén, gắn kết chặt chẽ với tổng kết thực tiễn, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bổ sung, hoàn thiện và lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, xây dựng đất nước ta “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác Đảng và xây dựng Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ bản chất của Đảng, vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái, hư hỏng trong Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực đi đôi với không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh, trình độ trí tuệ, tính tiên phong, phát huy truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, xây dựng xã hội thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí luôn đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đặt mục tiêu “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”(1).

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc trên mặt trận văn hóa của Đảng đã dành nhiều tâm huyết xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc lĩnh vực văn hóa; Hội nghị toàn quốc về văn hóa của Đảng sau hơn 70 năm là dấu mốc gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Với nhãn quan chính trị sâu sắc và tầm tư duy chiến lược, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát triển tư duy đối ngoại Việt Nam, tổng kết thực tiễn và hình thành nghệ thuật “Ngoại giao cây tre”; xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bản sắc “Ngoại giao cây tre” được phát huy mạnh mẽ, tạo những bước ngoặt có tính lịch sử, thay đổi về chất trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay và cũng chưa bao giờ Việt Nam lại hòa nhập sâu rộng như hiện nay vào nền kinh tế thế giới, nền chính trị quốc tế và nền văn minh nhân loại.

Thời kỳ kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chăm lo xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh, đoàn kết gắn bó. Đồng chí thường xuyên căn dặn lực lượng vũ trang phải thấm nhuần, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lấy “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “dựa vào dân mà làm việc”, “phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, phải làm cho dân ngày càng tin hơn, giúp đỡ nhiều hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang tinh, gọn, mạnh, thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đạt nhiều kết quả quan trọng; lực lượng Công an, lực lượng Quân đội đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, thực sự là thanh kiếm và lá chắn, hai cánh của một con chim, bảo vệ giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, xây dựng con người, lấy Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới. Về Đảng, đồng chí khẳng định “Đảng ta phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”(2); “đường lối của Đảng mà không phản ánh được lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc, không phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, là đường lối sai lầm”(3), “liên hệ chặt chẽ với nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”(4). Phân tích sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa, đồng chí nêu rõ “Nhà nước pháp quyền XHCN về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân”(5). Về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng chí khái quát “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”(6), “mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội…, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, những người không may gặp khó khăn, cơ nhỡ”. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Sáu vùng kinh tế trên cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hoạch định mục tiêu, tầm nhìn, phương hướng, giải pháp nhằm tạo sự phát triển mạnh mẽ, đột phá, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của đất nước 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thực hiện ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; khẳng định một nhân cách lớn, coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, giữ vững nguyên tắc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người…, được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tín nhiệm cao, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên định vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 khi Đảng ta tròn 100 năm thành lập, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM "LÀM RÕ HƠN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN"!

     Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (viết tắt là Luật Sĩ quan) phải bảo đảm giữ được chất lượng, vị thế, uy tín của đội ngũ sĩ quan QĐND Việt Nam; góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Quân đội; tăng cường sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đó là quan điểm của Quân ủy Trung ương tại Hội nghị lần thứ Mười một cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, sáng 29-7. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Thượng tướng Lê Huy Vịnh; Thượng tướng Phạm Hoài Nam.

Cùng dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương; thủ trưởng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng.

Báo cáo tại hội nghị, Trung tướng Lê Quang Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho biết: Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Quốc phòng đã tiến hành xây dựng dự án Luật Sĩ quan theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Sĩ quan năm 1999, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014; lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Sĩ quan gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và gửi Bộ Tư pháp thẩm định, báo cáo Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 48/2024/UBTVQH15 ngày 23-7-2024. Theo đó, dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan sẽ trình Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với dự thảo luật, các tờ trình, báo cáo do Cơ quan thường trực Ban soạn thảo phối hợp với các cơ quan chuẩn bị; đồng thời cho rằng: Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng QĐND Việt Nam, trong đó có xây dựng đội ngũ sĩ quan. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Các đại biểu cũng cho ý kiến, làm rõ những vấn đề trong dự thảo Luật, gồm: Chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương; hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng; một số nội dung liên quan đến thẩm quyền, việc giao cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết đối với sĩ quan và quy định rõ hơn một số chế độ, chính sách đối với sĩ quan, như thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn, chế độ bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan tại ngũ, sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ, gia đình sĩ quan...

Ngoài 3 chính sách: Hoàn thiện quy định về chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương của sĩ quan; nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan; quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan, các đại biểu đề nghị thêm chính sách về đất ở, nhà ở đối với sĩ quan tại ngũ. Theo các đại biểu, mặc dù đã được thể chế hóa trong luật, song thực tế, hiện nay số lượng cán bộ Quân đội được hưởng chế độ về nhà ở là rất ít so với nhu cầu, do quy định chưa cụ thể, quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc, bất cập. Chế độ nhà ở đối với các cán bộ là việc làm rất cần thiết nhằm giúp đời sống, gia đình của đội ngũ cán bộ bớt khó khăn, để lực lượng nòng cốt trong toàn quân phải thực sự an cư lạc nghiệp, thêm gắn bó với đơn vị, yên tâm công tác. Chính sách về nhà ở, đất ở cũng sẽ là phương án nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào quân ngũ, đáp ứng với yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang biểu dương các cơ quan nêu cao tinh thần chủ động, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch phân công. Trong thời gian ngắn, khối lượng công việc nhiều, đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhưng các cơ quan đã phối hợp nhịp nhàng, bảo đảm đầy đủ hồ sơ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết làm cơ sở xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan.

Trên cơ sở ý kiến tham gia tại hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định. Hoàn thiện tờ trình; các báo cáo liên quan; bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ, ngành... để báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị.

Thực hiện song hành với các văn bản liên quan đến hồ sơ dự án Luật, Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các nghị định, thông tư để thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung các điều luật. Sau hội nghị này, lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, cho ý kiến những vấn đề còn bất cập, vướng mắc, để hoàn thiện dự luật bảo đảm chặt chẽ, sát thực tiễn./.


Yêu nước ST.

Tiếp tục tư tưởng, quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

                   Để bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và quyết tâm thực hiện thắng lợi ước nguyện của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Phan Đình Trạc có bài viết: "Quán triệt sâu sắc tư tưởng, quan điểm của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết:

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, từ khi còn là một cán bộ trẻ cho đến khi giữ cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu, trăn trở với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, với trọng trách là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, với nhiều quan điểm, chủ trương hết sức quan trọng, có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, thể hiện tầm nhìn, bản lĩnh, trí tuệ, nhân văn, nhân ái, đầy sức thuyết phục của người đứng đầu Đảng ta.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nghiêm minh nhưng rất nhân văn và sự mẫu mực về đạo đức cách mạng, sự nhất quán giữa nói và làm, làm đi đôi với nói của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được tiến hành rất quyết liệt, bài bản, toàn diện, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, để lại dấu ấn sâu đậm trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và bạn bè quốc tế.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu về phẩm chất, tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của người chiến sỹ cộng sản kiên trung, suốt đời vì nước, vì dân đã vĩnh biệt chúng ta, nhưng những tư tưởng, quan điểm của đồng chí Tổng Bí thư mãi mãi là "kim chỉ nam" cho hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Hơn bao giờ hết, các cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta cần quán triệt sâu sắc tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

* Tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh của quyền lực"; đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực là việc làm cần thiết, tất yếu, là xu thế không thể đảo ngược; phải tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, với quyết tâm cao, hành động cụ thể, quyết liệt và "nếu ai cảm thấy nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm".

Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, tư duy lý luận sắc bén, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh của quyền lực", nó diễn ra trong nội bộ chúng ta, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình, liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, chức vụ, danh dự, uy tín của tổ chức và cá nhân con người; đụng chạm đến những người có chức, có quyền.

Đảng, Nhà nước ta đã thấy sớm và đã chỉ đạo làm nhiều lần, làm quyết liệt, nhưng còn nhiều việc phải làm và còn phải làm lâu dài, quyết liệt hơn nữa, với quyết tâm cao hơn nữa, bền bỉ, kiên trì, không thể nóng vội. Đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu không được chủ quan, nóng vội, nhưng cũng không được né tránh, cầm chừng, mà phải tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, không được chững lại, hay chùng xuống trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngay cả khi đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đồng chí cũng lưu ý: Ban Chỉ đạo không phải là "một chiếc đũa thần" có thể xoay chuyển ngay được tình hình. Từ đó, đồng chí Tổng Bí thư thường xuyên nhắc nhở chúng ta phải nhận thức sâu sắc về nguy cơ, tác hại của tham nhũng, nó làm tê liệt sức chiến đấu, tổn thương thanh danh, xói mòn uy tín của Đảng, làm biến chất Đảng, không chỉ làm mất tiền, mất của, mà còn mất người, mất chế độ. Do đó, đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: "đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược", khó mấy cũng phải tìm mọi cách để làm, làm cho bằng được, làm đến cùng, "nếu ai cảm thấy nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm".

Đồng chí Tổng Bí thư tin tưởng rằng, nếu tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều có quyết tâm lớn, có sự thống nhất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại, thì tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi. Và khi "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy".

* Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống - nguyên nhân cơ bản của tham nhũng; phải gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực; gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với nhận diện bản chất và tác hại của tham nhũng, đồng chí Tổng Bí thư cũng chỉ rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan nảy sinh tham nhũng và khẳng định chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, do lỗi của chúng ta. Trong đó đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh, nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; suy đến cùng là do không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân.

Đây mới là cái gốc, cái nguy hiểm nhất dẫn đến tham nhũng; ngược lại tham nhũng tác động làm cho tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trầm trọng hơn. Vì vậy, phải gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; nếu chỉ phòng, chống tham nhũng về tiền bạc, tài sản thôi thì chưa đủ; tiền bạc, tài sản có thể thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về đạo đức, tư tưởng là mất tất cả; phòng, chống tiêu cực tức là trị tận gốc của tham nhũng.

Đồng thời, Tổng Bí thư yêu cầu, phải gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; không phải đóng cửa để chỉnh đốn Đảng; vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ sớm, từ xa, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; phải đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác cán bộ.

* Nhất quán phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn, trị bệnh cứu người.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I.Lênin đã chỉ rõ phải "trừng trị một cách không thương xót, kể cả việc đem xử bắn" những đảng viên cộng sản tham nhũng, thậm chí phải "trừng phạt nặng hơn gấp ba lần" những người ngoài đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã y án tử hình đối với Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu là một điển hình về tính nghiêm minh trong xử lý tham nhũng.

Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm quốc tế, đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để trị bệnh cứu người, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa là chính.

Từ đó đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu phải kiên quyết xử lý nghiêm khắc những hành vi tham nhũng, tiêu cực, nhưng phải có lý, có tình, nhân văn, nhân ái, với nguyên tắc: Mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở bất cứ cương vị công tác nào sai phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai, làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có vùng cấm, không có vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật; vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể.

Quá trình xử lý phải tiến hành đồng bộ giữa xử lý kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự; kỷ luật của Đảng thực hiện trước, tạo tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính, đoàn thể và xử lý hình sự; kỷ luật của Đảng nghiêm hơn xử lý theo pháp luật. Không chỉ xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, mà còn xử lý nghiêm cả những người dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; người lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước.

Đồng thời, trong chỉ đạo xử lý tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Tổng Bí thư luôn yêu cầu việc xử lý phải nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn: Phải phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; phải lấy giáo dục, răn đe, phòng ngừa làm chính, kết hợp giữa trừng trị với khoan hồng; trong xử lý phải quán triệt đúng đắn các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phân hóa giữa người sai phạm vì động cơ cá nhân, vụ lợi với người sai phạm không có động cơ cá nhân, vụ lợi; phải truy tố, xét xử vắng mặt những kẻ phạm tội đang bỏ trốn theo pháp luật; việc xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của Nhân dân, chúng ta phải làm, và kiên quyết làm.

Đây là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; được các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả rõ rệt trong thực tế, tạo bước đột phá mới, là điểm sáng, dấu ấn nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua.

* Gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với kiểm soát quyền lực, "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" thể chế.

Quyền lực luôn luôn có nguy cơ bị "tha hoá", tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh của quyền lực". Do vậy, quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư là phải kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực, để đảm bảo quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, theo đúng nguyên tắc: Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn; lợi dụng, lạm dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý nghiêm minh.

Đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu: Cán bộ lãnh đạo các cấp phải ghi nhớ, bất cứ ai cũng không có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật; bất kỳ ai sử dụng quyền lực đều phải phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân và tự giác chịu sự giám sát của nhân dân. Công qũy là của công, cho nên một xu, một hào cũng không được chi dùng bừa bãi; công quyền là vì dân cho nên không được mảy may vì riêng tư; phải thật sự chí công vô tư, công tư phân minh, công trước tư sau, vì công mà quên tư; mọi việc đều xuất phát từ dân, vì dân. Tuyệt đối không được lạm dụng, lợi dụng quyền lực, không được cậy có quyền, uốn thẳng thành cong. Đối với người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa.

Về phía cơ quan, tổ chức, phải quan tâm siết chặt kỷ cương, dùng kỷ luật nghiêm minh và giám sát nghiêm khắc để cán bộ, đảng viên biết giữ gìn, nhớ điều cấm, giữ giới hạn; phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn; trong công tác cán bộ và các lĩnh vực chuyên môn sâu, khép kín, bí mật thì càng phải chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nhất là kiểm tra, giám sát từ bên ngoài; đồng thời, phải công khai quy trình sử dụng, thực thi quyền lực theo pháp luật để cán bộ, Nhân dân giám sát. Từ đó, đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu phải khẩn trương hoàn thiện và thực hiện nghiêm các cơ chế về kiểm soát quyền lực; phải thiết lập cho được cơ chế để Nhân dân giám sát, kiểm soát quyền lực thật sự có hiệu lực, hiệu quả; phải "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế.

* Kiểm soát quyền lực, thực hành liêm chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước hết phải được tiến hành nghiêm túc, có hiệu quả ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là những cơ quan được giao nhiều quyền lực, hoạt động có nhiều đặc thù, tính chất phức tạp, bí mật; thường xuyên đối mặt với những tiêu cực trong xã hội, khiến cán bộ, công chức dễ bị sa ngã, mua chuộc. Vì thế, đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu hơn ai hết, các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đội ngũ cán bộ làm công tác này phải liêm, phải sạch; không thể "Chân mình còn lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người".

Do vậy, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước hết phải được tiến hành nghiêm túc, có hiệu quả ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Tổng Bí thư đặt ra những đòi hỏi cao hơn về trách nhiệm, bản lĩnh, với lời dặn vô cùng thấm thía và hết sức sâu sắc: "Phải có trái tim sục sôi bầu nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng hành động vì nước, vì dân; có cái đầu đầy bản lĩnh và trí tuệ để khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; có đôi chân vững chắc và bàn tay sạch để đứng vững, đứng thẳng và khước từ mọi sự cám dỗ tầm thường, giữ danh dự của người cán bộ…; "còn Đảng thì còn mình", xứng danh là "thanh bảo kiếm" sắc bén, "lá chắn" thép vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân".

Ngay cả đối với các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Tổng Bí thư cũng yêu cầu phải đề cao trách nhiệm, là những tấm gương thật sự mẫu mực, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trình độ, để xứng đáng với niềm tin, tình cảm và nguyện vọng của Nhân dân; nếu ai vướng vào tham nhũng, tiêu cực thì "Tôi" (Đảng, Nhà nước) sẽ xử lý trước.

* Thực hiện nhất quán cơ chế "bốn không" trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: "không thể", "không dám", "không muốn", "không cần" tham nhũng, tiêu cực.

Để thực hiện mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo: Phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể" tham nhũng, tiêu cực; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám" tham nhũng, tiêu cực; và một cơ chế bảo đảm để "không muốn", "không cần" tham nhũng, tiêu cực. Đây vừa là quan điểm, phương châm mang tính tổng thể trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quý được đồng chí Tổng Bí thư đúc rút qua hơn 10 năm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Để thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn không", theo đồng chí Tổng Bí thư, phải hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị phải rất chặt chẽ, không sơ hở, bất cập, để "không thể tham nhũng, tiêu cực"; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, để "không dám tham nhũng, tiêu cực"; xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trở thành nếp sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, để "không muốn tham nhũng, tiêu cực"; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với cống hiến và tài năng của cán bộ, công chức, viên chức, để "không cần tham nhũng, tiêu cực".

* Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, dựa vào dân, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo cách mạng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quán triệt sâu sắc bài học lịch sử vô giá "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ với Nhân dân, biết lắng nghe ý kiến nhân dân, dựa vào nhân dân. Thực tiễn cho thấy, không có gì mà nhân dân không biết, không có gì có thể qua mắt được Nhân dân; chỉ có phát huy đầy đủ sức mạnh của nhân dân mới có thể đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, tạo thành một "phong trào, xu thế" không thể đảo ngược.

Do vậy, đồng chí Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh: Sức mạnh và động lực to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân và cả hệ thống chính trị, báo chí, mà nòng cốt là các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nếu không dựa vào dân thì cuộc chiến chống tham nhũng khó có thể thành công. Đồng chí Tổng Bí thư đã dẫn lại những lời chỉ dạy quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhắc nhở các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ghi nhớ sâu sắc và triển khai thực hiện: "Phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân, cái gì mà quần chúng nhân dân hoan nghênh, ủng hộ thì chúng ta phải quyết tâm làm và làm cho bằng được; ngược lại, cái gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì chúng ta phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm"; "phải làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng vạn, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp". Đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu phải xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

* Từng bước mở rộng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà nước và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Tham nhũng, tiêu cực không chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước, mà còn có sự giúp sức, hỗ trợ đắc lực của các đối tượng hoạt động ngoài khu vực nhà nước. Mặt khác, tội phạm tham nhũng có tính quốc tế, là vấn nạn của các quốc gia. Vì thế, đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu phải triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở khu vực ngoài nhà nước, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với truyền thống văn hóa của Dân tộc, với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, các thỏa thuận về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với các nước; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp của các nước, các tổ chức quốc tế để truy bắt, dẫn độ số đối tượng phạm tội tham nhũng lẩn trốn, chuyển giao tài liệu, chứng cứ và thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán ra nước ngoài. Tích cực tham gia các sáng kiến, diễn đàn quốc tế, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.

Nội luật hoá và thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng theo đúng lộ trình, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, không ngừng đổi mới tư duy, hoàn thiện lý luận về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

* Phối hợp chặt chẽ, "đúng vai, thuộc bài", "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt".

Một trong những bài học kinh nghiệm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc rút từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phải chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trong quá trình hoạt động, nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì các cơ quan chức năng chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; nếu vi phạm liên quan đến cán bộ diện cấp ủy quản lý thì báo cáo với Thường trực cấp ủy đó, đồng thời chuyển hồ sơ, tài liệu cho ủy ban kiểm tra cùng cấp để xử lý theo quy định của Đảng. Đồng chí yêu cầu, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tuyệt đối không được "quyền anh quyền tôi", "cua cậy càng, cá cậy vây"; phải "đúng vai, thuộc bài"; "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt".

Để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ đạo nghiên cứu, trình Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Nhờ đó, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở đã có sự chuyển biến rõ nét, từng bước khắc phục hiệu quả tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", khẳng định chủ trương đúng đắn, kịp thời của Trung ương, của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Với 80 năm tuổi đời, gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh; thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà đồng chí Tổng Bí thư trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh./.

 

Thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng về thu hút, trọng dụng nhân tài.

 

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn trân trọng hiền tài, coi hiền tài là báu vật của đất nước, “là nguyên khí của quốc gia”, quyết định đến sự trường tồn và phát triển của dân tộc.

1. Trọng dụng nhân tài đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy, Đảng ta đã có nhiều chủ trương đúng đắn để tập hợp lực lượng nhân tài, góp phần quan trọng đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử.

Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, trên Báo Cứu quốc ngày 14-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Người luôn kiên định, nhất quán quan điểm “tìm người tài đức” và “trọng dụng những kẻ hiền năng”; với quyết sách rộng lớn, tầm nhìn xa trông rộng, Người đã tập hợp, quy tụ được nhân tài thời kỳ đó rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, gồm các trí thức Hán học như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe... cũng như các trí thức Tây học như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai... Ở họ đều có một điểm chung đó là ý chí cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, anh dũng trong đấu tranh, sáng tạo trong lao động để góp phần giành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Có thể khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tập hợp được đông đảo nhân tài kiệt xuất, tuy khác nhau về xuất thân, địa vị xã hội nhưng họ đều là những trí thức yêu nước, nhiệt thành, tâm huyết trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, kiến thiết nước nhà  

2. Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhận thức rõ vị trí, vai trò của nhân tài và việc trọng dụng nhân tài đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta đã có nhiều chủ trương lãnh đạo đúng đắn, huy động đông đảo nhân tài cả trong và ngoài nước, đóng góp lớn công sức cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Ngay từ những năm đầu đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã chỉ rõ: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ trí thức, có năng lực thực hành năng động sáng tạo”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đảng cũng nhấn mạnh: “Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đóng góp cho sự phát triển của đất nước”. Công cuộc đổi mới của Đảng đặt ra ngày càng cấp thiết, đòi hỏi nhận thức của Đảng cũng như mong muốn của đội ngũ trí thức được đóng góp công sức cho Đảng, cho Tổ quốc và nhân dân. Ngày 24-11-2023, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”, trong đó xác định: “Kịp thời phát hiện nhân tài trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài”.

Nhằm hiện thực hóa những đường lối, chính sách của Đảng về thu hút, trọng dụng nhân tài, ngày 31-7-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhằm góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thông qua những chủ trương đúng đắn, quyết sách chiến lược trong phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia, các nhà khoa học, trí thức của Việt Nam không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng; thực sự là những người tiên phong trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... đóng góp vô cùng cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, đánh giá việc thu hút, trọng dụng nhân tài trong thời gian qua, Đảng ta thẳng thắn nhìn nhận: “Các nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa được phát huy tốt”; “chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển”; “thiếu cơ chế, chính sách đột phá trong đầu tư, huy động nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là bộ phận trí thức tinh hoa, các nhà khoa học, nhà văn hóa lớn”.

3. Để nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương, quyết sách trong thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng, trước hết cần tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ nhân tài đối với sự phát triển của đất nước. Việc đổi mới nội dung, phương pháp và tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cũng như thúc đẩy sự đồng lòng, quyết tâm của các nhân tài trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước là rất cần thiết.

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng đội ngũ nhân tài hợp lý. Vận dụng sáng tạo cách làm, quy trình công tác cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để trọng dụng nhân tài thực sự; không dừng lại ở trong nghị quyết, quy trình lựa chọn mang tính hình thức, thiếu khoa học, trái với đường lối, chủ trương của Đảng, dẫn đến để lọt những cán bộ có phẩm chất kém, cơ hội, có biểu hiện chủ nghĩa cá nhân vào bộ máy nhà nước như thời gian qua. Yêu cầu đối với nhân tài được đào tạo phải trung thực, có tầm, có tâm; khi được trọng dụng phải phát huy hết tài năng cống hiến cho đất nước, dân tộc. Trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong việc thu hút, sử dụng nhân tài phải công tâm, khách quan, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự nghiệp chung.

Cần tạo điều kiện thuận lợi, môi trường làm việc phù hợp cho nhân tài phát huy mọi khả năng sáng tạo. Các cấp lãnh đạo phải tin tưởng, mạnh dạn trao cho nhân tài những nhiệm vụ, công việc tương xứng với tài năng, đức độ để họ phát huy, cống hiến. Trong tình hình hiện nay, chú trọng xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, đãi ngộ nhân tài, đặc biệt thu hút các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu, trí thức có uy tín nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí nhân tài và “chảy máu chất xám”.

4. Được sống, làm việc trong thời đại văn minh trí tuệ hiện nay, Quân đội ta không thể phát triển hùng mạnh nếu không được xây dựng trên cơ sở lực lượng tinh binh, tinh cán. Với ý nghĩa đó, từ đầu năm 2014, Quân ủy Trung ương chính thức phát động Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong Quân đội. Đây không chỉ là một cuộc vận động lớn nhằm biến sức mạnh truyền thống thành hành động cách mạng của cán bộ, chiến sĩ toàn quân ta mà còn là một thời cơ lớn, một môi trường rất thuận lợi để mọi quân nhân thực hiện những mục tiêu, lý tưởng khát khao, được thỏa sức mình trong học tập, rèn luyện, cống hiến, phát huy mọi khả năng, tài năng cống hiến cho Quân đội và Tổ quốc.

Trong những năm gần đây, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã triển khai một cách sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về việc thu hút, trọng dụng nhân tài. Hiện nay, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và trình Chính phủ để ban hành Đề án "Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài đối với Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050". Việc thu hút, đào tạo và trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực quân sự hiện nay là một yếu tố không thể thiếu, mang tính chiến lược và cấp thiết để đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Quân đội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là nền tảng quan trọng, vững chắc để xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Thương về tháng Bảy…

 

Mỗi dịp tháng Bảy về, người dân Việt Nam lại luôn nhớ về một ngày quan trọng, đó là Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, ngày để thể hiện lòng quý trọng và biết ơn đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do, thống nhất nước nhà.

Tháng Bảy về trong những nghĩ suy, thương biết bao nhiêu thế hệ cha anh vì giữ yên cho đất nước đã không tiếc máu xương mà dâng hiến cả tuổi thanh xuân của mình. Mỗi mùa qua đi, dáng những người mẹ, người vợ, người em thêm hao gầy vì vất vả, khát vọng hòa bình càng lớn thêm theo những gian lao.

Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp để tri ân công lao to lớn của những người vì độc lập, tự do của Tổ quốc đã tạm gác lại hạnh phúc riêng. Có những người mẹ, người vợ vì nghĩa cả nước non mà không quản ngại khó khăn trùng trùng khi vắng đi người trụ cột. Độc lập, tự do ấy phải trả bằng biết bao xương máu của lớp lớp thế hệ cha anh. Họ đã anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời mình. 

Thương về tháng Bảy…

Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp để tri ân công lao to lớn của những người vì độc lập, tự do của Tổ quốc đã tạm gác lại hạnh phúc riêng. Ảnh minh họa: vov.vn 

Có những liệt sĩ mà khi hòa bình lập lại bao năm vẫn không thể tìm thấy hài cốt, biết bao bà mẹ vẫn ngày đêm vò võ mong ngóng đón hài cốt con quay trở về. Họ là những người ra đi khi tuổi xuân phơi phới, gieo nhớ thương khôn nguôi cho những người ở lại. Trong số họ có những người không bao giờ trở lại, họ để lại thanh xuân nơi chiến trường khốc liệt, cũng có những người đã quay trở về nhưng với một hình hài không còn trọn vẹn.

Sau chiến tranh, có những người cha, người anh với hành trang trở về là mái tóc pha sương: “Cả cuộc đời cha đi bộ đội/Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương/Và những vết thương trên ngực cha/Cứ trở gió lại đau nhức nhối/Chiếc ba lô gió sương đã gội/Gia tài cha tặng mẹ chỉ thế thôi/ Ngày trở về mắt đẫm lệ rơi/Hai mươi năm sau ngày mẹ cưới/Đến hôm nay sống đời vợ chồng/Hai mươi năm, hai mươi năm/Mẹ nuôi con một mình”. (Đoàn Ngọc Thu)

Đối với bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu, thì chiến tranh luôn là một sự tàn khốc, nó cướp đi của chúng ta sự bình yên trong cuộc sống, sự đoàn tụ của những gia đình, nó tạo ra biết bao đau thương và mất mát không thể cân đo đong đếm.

Chiến tranh đã làm biết bao gia đình phải ly tán, vợ xa chồng, con xa cha và người ra đi không hẹn ngày trở lại. Được sinh ra trong thời bình, được sống một cuộc sống không còn mưa bom, bão đạn, thế hệ hôm nay càng thêm trân quý giá trị của độc lập, hòa bình.

Thăm những bảo tàng về chiến tranh, khóe mắt rưng rưng khi bắt gặp những hình ảnh về chiến tranh, những anh hùng quên mình băng qua đạn bom để đổi lấy hòa bình cho dân tộc, những mất mát quá đỗi lớn lao…

Trong không khí cả nước hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ, chúng ta không chỉ nhớ đến họ trong những ngày kỷ niệm, mà sự tri ân còn là cả một hành trình dài của mỗi người con đất Việt được sống trong hòa bình hôm nay. Những hoạt động tri ân “uống nước nhớ nguồn” chính là những nghĩa cử cao đẹp, thiết thực để bù đắp lại những mất mát, những đau thương cho những người thân của thương binh, liệt sĩ.

Khi các anh đi, các anh có tên, có hình hài, nhưng khi trở về giữa lòng đất mẹ, có những người vẫn chưa thể xác định được danh tính. Linh hồn các anh hòa cùng cây cỏ, để đất nước nở hoa độc lập. Xương máu của các anh đã hóa thành hùng thiêng non sông, những thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng, để thế hệ hôm nay được thênh thang bước đi trong hòa bình, độc lập, biết bao mồ hôi xương máu đã đổ xuống.

Những Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh - họ chính là biểu tượng lấp lánh về ý chí và sức mạnh đại đoàn kết, góp phần viết nên giá trị của hòa bình, của tự do, viết nên trang sử hào hùng của dân tộc.

Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 

Không trực tiếp xuất bản những cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, song Nhà xuất bản Khoa học Xã hội cũng đã rất may mắn và vinh dự khi phối hợp cùng Hội Triết học và Viện Triết học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho ra mắt cuốn sách “Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” (GS,TS Lê Hữu Nghĩa và PGS,TS Nguyễn Tài Đông đồng chủ biên), tập hợp các bài viết tham dự Hội thảo Khoa học quốc gia cùng tên.

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại niềm tiếc thương trong lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Trong di sản lý luận đồ sộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng, thể hiện qua cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2022).

Cuốn sách “Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” dày 304 trang, được cấu trúc thành 2 phần, tập hợp các bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu, với nội dung phân tích thêm những luận điểm mới mẻ, sâu sắc liên quan các chủ đề liên quan đến cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phần thứ nhất: “Một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, có thể kể đến các bài viết về một số điểm mới về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, bối cảnh thế giới và phác thảo con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam… Qua các bài viết trong phần này, bạn đọc có thể biết được những điểm mới trong mô hình xã hội chủ nghĩa, ngoài mô hình tổng quát như về chủ nghĩa xã hội, cũng như mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được nói nhiều trong các Văn kiện của Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đến mô hình chính trị của Việt Nam. Đó là mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra, phần thứ nhất còn làm rõ cho bạn đọc hiểu giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người; là xã hội phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội; là một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé”, vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm; là xã hội phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường… Những giá trị mang lại của các bài viết trong phần này góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ và vững tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Phần thứ hai: “Một số vấn đề thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, liên quan đến nội dung ở phần này có thể kể đến các bài viết về vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vấn đề xây dựng và phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… Ở phần này xuyên suốt các bài viết là các vấn đề thực tiễn trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là để xây dựng được chủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu, cùng với đó, cần luôn đảm bảo được công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế; nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là vô cùng cần thiết, là nhiệm vụ then chốt để có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều quan trọng là cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên có tâm, có tầm, vừa hồng vừa chuyên. Qua các bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc thấy được thực trạng, những điểm mới và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nội dung trong các bài viết của các học giả đều đưa ra những phân tích, luận giải sâu sắc, những trao đổi thảo luận về các vấn đề đặt ra trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đó đề xuất những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm góp phần bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cuốn sách "Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng'' đã góp phần nghiên cứu sâu sắc và nâng cao nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội cũng như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời lan tỏa những giá trị của cuốn sách mà Tổng Bí thư để lại..