Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024

Khái niệm “đảng cầm quyền” .

 Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới.".

anh-10.jpg

1. Trong hơn 94 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên đang đặt ra cấp bách.

Khái niệm “đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I. Lênin nêu ra năm 1922. Từ những năm 1925-1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu về đảng cầm quyền. Bác coi vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là nguyên tắc thể hiện vai trò cầm quyền của Đảng; Đảng giữ trọng trách to lớn đó vì mục đích của Đảng không có gì khác là “lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”, “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”. Về cách lãnh đạo, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành riêng một mục nói về vấn đề này. Người đã đặt câu hỏi: “Lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào?” và trả lời: “Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1) Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng…”. 2) Phải tổ chức sự thi hành cho đúng…”. 3) Phải tổ chức sự kiểm soát…”; và để làm cho đúng cả 3 việc, theo Người, đều phải dựa vào dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là nguyên tắc thể hiện vai trò cầm quyền của Đảng _ Ảnh minh họa: Tạp chí Cộng sản

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội VII của Đảng lần đầu tiên đề cập “đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng”, nhấn mạnh cần “quy định cụ thể mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, trước hết là ở Trung ương”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 xác định phương thức lãnh đạo của Đảng, đó là: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”“Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII khẳng định “Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua các cá nhân đảng viên; lãnh đạo bằng các quyết định của tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của Nhà nước, chứ không điều hành thay Nhà nước”. Các Đại hội VIII, IX, X, XI và XII đều tiếp tục bổ sung, phát triển quan điểm về phương thức lãnh đạo của Đảng; Đại hội XIII nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới”.

Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17-11-2022 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được khẳng định trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” cũng sớm được khẳng định và thực thi bằng các quy định chặt chẽ trong Điều lệ Đảng, Hiến pháp và các quy định của pháp luật, cũng như các quy chế, quy định của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, các hội quần chúng.

Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” cũng sớm được khẳng định và thực thi bằng các quy định chặt chẽ trong Điều lệ Đảng, Hiến pháp và các quy định của pháp luật, cũng như các quy chế, quy định của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, các hội quần chúng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, sự nghiệp đổi mới nói riêng đã lập nhiều kỳ tích, đạt được thành tựu vĩ đại. Từ một đất nước chưa có tên trên bản đồ thế giới, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã vươn lên trở thành biểu tượng hòa bình, ổn định, hiếu khách, điểm đến của các nhà đầu tư và du khách quốc tế.

Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên lọt vào Top 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong Top 20 quốc gia trên thế giới, mắt xích quan trọng trong 16 FTA gắn kết với 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu. Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, và là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu, Việt Nam được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế xem như một câu chuyện thành công, một điểm sáng về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

llct.1cdn.vn-2024-06-20-_tl.cdnchinhphu.vn-344445545208135680-2024-1-22-_hanoi1-1675841234295735581532-17059098117532018137347.jpg

Lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu, Việt Nam được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế xem như một câu chuyện thành công, một điểm sáng về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân

Đồng thời, đã hình thành thể chế chính trị ổn định với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng qua nhiều lần kiện toàn, từng bước định hình, đang tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại. Hệ thống chính trị, nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được xây dựng, hoàn thiện, khẳng định vai trò quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội. Hệ thống chính trị, nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được xây dựng, hoàn thiện, khẳng định vai trò quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thật sự là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Các tổ chức chính trị-xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân; đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Thể chế đó ngày càng khẳng định sự phù hợp và tính ưu việt, được tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ, bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vẫn còn tình trạng ban hành nhiều văn bản, một số văn bản còn chung chung, dàn trải, trùng lắp, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao. Mô hình tổng thể của hệ thống chính trị chưa hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh. Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc trong Đảng còn chậm; hội họp vẫn nhiều.

image.baophapluat.vn-460x306-uploaded-2024-wpwfzyrslxj-2024_08_17-_tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-5424.jpeg

Thực tiễn đổi mới luôn vận động, phát triển, đòi hỏi đổi mới không ngừng phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trên cơ sở kiên định các nguyên tắc của Đảng

2. Để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, bảo đảm Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên mạnh mẽ; một số công tác trọng tâm, đó là:

Thứ nhất, thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua hệ thống chính trị mà Đảng là hạt nhân; lãnh đạo bằng tư tưởng, đường lối, chính sách và sự tiên phong gương mẫu, thường xuyên tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên; bằng thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước; sự vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, giới thiệu đại biểu ưu tú vào bộ máy nhà nước và thông qua công tác kiểm tra - giám sát. Đảng cầm quyền bằng pháp luật, lãnh đạo định ra Hiến pháp và pháp luật, đồng thời hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, đảng viên của Đảng chấp hành, “thượng tôn” pháp luật. Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước; quyền lực của đảng cầm quyền là quyền lực về chính trị, đề ra chủ trương, đường lối, còn quyền lực nhà nước là quyền lực quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước và chịu trách nhiệm về mọi thành công, thiếu sót trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng cầm quyền bằng pháp luật, lãnh đạo định ra Hiến pháp và pháp luật, đồng thời hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Thứ haitập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Xây dựng các cơ quan tham mưu của cấp ủy thực sự tinh gọn; cán bộ tham mưu có phẩm chất chính trị, có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, tinh thông nghề nghiệp, trách nhiệm và thông thạo công việc. Nghiên cứu, đẩy mạnh việc hợp nhất một số cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng; sớm đánh giá toàn diện việc kiêm nhiệm chức danh của Đảng và hệ thống chính trị để có quyết sách phù hợp. Bảo đảm nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng không trùng với nhiệm vụ quản lý; phân biệt và quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo trong các loại hình tổ chức đảng, tránh tình trạng bao biện làm thay, hoặc tồn tại song trùng, hình thức. Đổi mới mạnh mẽ tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, với phương châm “đúng vai, thuộc bài”.

Sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thật sự là các “tế bào” của Đảng. Nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện; phải xác định đúng và trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, từng bộ, ngành; phải có tầm nhìn, tính khoa học, tính thực tiễn, thiết thực và tính khả thi; tạo sự phấn khởi, tin tưởng, kỳ vọng và động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân thực hiện Nghị quyết của Đảng. Việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết phải tạo ra sự tự nhận thức, tự thấm nhuần, nhất là những quan điểm, chủ trương, giải pháp mới. Tập trung xây dựng chi bộ tốt, đảng viên tốt; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của Đảng. Đảng kiểm tra, giám sát để công việc được thực hiện tốt hơn, nghị quyết được thực hiện hiệu quả; bộ máy của Đảng, Nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đúng chủ trương, đường lối, đúng người, đúng việc; kịp thời phát hiện nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo; uốn nắn, điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc, chệch hướng hoặc ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát huy cao độ vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra các cấp. Ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền kiểm tra, giám sát gắn với phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng kiểm tra, giám sát để tham nhũng, tiêu cực. Tập trung chuyển đổi số trong công tác đảng; xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và văn kiện của Đảng, kết nối từ Trung ương tới cơ sở, kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác, phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Cuốn sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm _ Ảnh: dangcongsan.vn

V.I. Lênin đã dạy: “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua”. Thực tiễn đổi mới luôn vận động, phát triển, đòi hỏi đổi mới không ngừng phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trên cơ sở kiên định các nguyên tắc của Đảng; thấm nhuần lời dạy của Tổng Bí thư Lê Duẩn “Phải lãnh đạo chặt chẽ và có nguyên tắc, không bao giờ lung lay trước những khó khăn, thử thách của cách mạng”.

Cán bộ, đảng viên học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh về tự học.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học. Tinh thần tự học, tự rèn luyện bền bỉ của Người đã hun đúc nên tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo tấm gương tự học, học suốt đời của Hồ Chí Minh là một trong những việc làm thiết thực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh _ Ảnh tư liệu

1. Mở đầu

Học tập là hoạt động cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng làm việc, là hoạt động có mục đích của con người. Tự học, tự rèn luyện bền bỉ là một trong những yếu tố hình thành nên tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng của Người về giáo dục. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về tự học tập, tự rèn luyện suốt đời để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo.

Hồ Chí Minh diễn đạt giản dị, ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc về khái niệm “tự học”, chính là “tự động học tập(1). “Tự động học tập” là việc học tập do bản thân người học quyết định, người học tích cực, chủ động, tự giác trong xác định nội dung, hình thức, phương pháp học tập, tự kiểm tra, đánh giá kết quả mà không cần sự sắp đặt, giao nhiệm vụ của người khác. Hồ Chí Minh giải thích: “Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú”(2).

2. Hành trình tự học và kết quả tự học của Hồ Chí Minh

Quá trình học tập, tự học tập của Người bắt đầu từ thuở ấu thơ, khi được nuôi dạy trong sự yêu thương, chăm sóc của ông bà ngoại và cha mẹ, được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của quê hương Xứ Nghệ cần cù, chịu khó, hiếu học, tình nghĩa và kiên trung. Từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, ham hiểu biết, thích tìm hiểu, thích nghe chuyện và hay hỏi người lớn những điều thắc mắc, thích khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh.

Thời niên thiếu, Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành lớn lên trong bối cảnh lịch sử đầy đau thương của đất nước, Người chứng kiến cảnh nhân dân ta bị đọa đày, đau khổ, chịu áp bức, bóc lột dưới chế độ thực dân Pháp, phong kiến tay sai. Đó cũng là thời kỳ đấu tranh sôi nổi, anh dũng, chống giặc ngoại xâm của các sỹ phu yêu nước. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành thi đậu và học trường Quốc học Huế, đây là khoảng thời gian mà người thanh niên ưu tú được ảnh hưởng nhiều bởi các tư tưởng văn minh tiên tiến và tinh thần yêu nước từ các thầy giáo như Hoàng Thông, Lê Văn Miến và một số thầy giáo người Pháp. Người tiếp cận các ấn phẩm, sách báo tiến bộ trên thế giới, các tư tưởng cấp tiến của các nhà khai sáng Pháp. Tại đây, Nguyễn Tất Thành đã tìm tòi, tự đọc, tự học, không ngừng quan sát, trau dồi kiến thức, vốn sống cho bản thân để thực hiện mơ ước, lý tưởng “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.

Mặc dù rất ngưỡng mộ tinh thần đấu tranh oanh liệt của các bậc tiền bối như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh… song, với trí tuệ và khả năng dự cảm sáng suốt, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra rằng những cuộc khởi nghĩa, bạo động hay cải lương đó chưa phải là con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn để mang lại độc lập cho nước nhà.

Với ý chí, hoài bão lớn lao và tư duy mới, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, tức lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đã rời đất nước trên con tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn để đi tìm con đường cứu nước phù hợp, đúng đắn, “xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Khi ra đi, Người đem theo lòng yêu nước thương dân, ý chí tự lực tự cường và tinh thần tự học hỏi không ngừng để quyết tâm giải phóng đất nước khỏi đêm trường nô lệ. Trên hành trình đi tìm chân lý, Nguyễn Tất Thành đã qua nhiều quốc gia, châu lục và đã đặt chân lên đất Pháp, đất nước phát triển vào bậc nhất châu Âu về mọi mặt, nơi được mệnh danh là vùng đất của “tự do, bình đẳng, bác ái”. Năm 1923, trong cuộc trao đổi với một nhà báo Liên Xô, Người kể: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn náu sau những chữ ấy”. Đó là minh chứng cho ý chí, nghị lực ham hiểu biết, tự khám phá những điều mới trong văn hóa phương Tây của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tự học, tự tích lũy được rất nhiều kiến thức và đúc rút kinh nghiệm quý báu, hữu ích cho lý tưởng cách mạng của mình. Sau thời gian tự học miệt mài, có trình độ hiểu biết sâu rộng, khả năng ngoại ngữ thông thạo, năm 1919, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc để viết báo và trở thành nhà báo có tiếng ở Paris, đồng thời Người là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Le Paria (Người cùng khổ). Tác phẩm chính luận điển hình của Người là Bản án chế độ thực dân Pháp - lời tuyên ngôn đanh thép chống áp bức, bóc lột của nhà cầm quyền Pháp, thể hiện ngòi bút sắc bén, một trình độ lý luận sâu sắc, là thành quả lớn lao quá trình tự học của Nguyễn Ái Quốc.

Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân, đi đến đâu Người cũng tranh thủ tự học, tự nghiên cứu về tình hình; Người tự học, tự suy ngẫm và đúc rút kinh nghiệm để làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn văn hóa phương Đông và phương Tây, trên cơ sở kế thừa truyền thống tốt đẹp văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Người tìm hiểu các nền văn hóa, văn minh phương Tây, quan sát, nắm bắt đời sống, tâm tư nguyện vọng và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp lao động. Người nhận thức rõ bản chất của chế độ thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Quá trình tự học, tự trưởng thành và những năm tháng bôn ba đã giúp Nguyễn Ái Quốc tự rút ra một tư tưởng cách mạng vô cùng đúng đắn và giá trị, đó là: muốn giải phóng dân tộc, cứu đồng bào thì trước hết phải trông cậy vào chính mình, vào sức mạnh của dân tộc. Tư tưởng đó minh chứng cho sự nhạy cảm về chính trị, sắc bén về tư duy, tầm nhìn vượt thời đại của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ khi còn trẻ.

Cuối năm 1917, khi Người trở lại Pháp, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thành công, mở ra một trang mới trong lịch sử nước Nga và thế giới, đánh dấu một xu thế phát triển xã hội mới. Chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành nhanh chóng nhận thấy đây là một bước ngoặt lịch sử lớn, có sức lôi cuốn, thức tỉnh quần chúng nhân dân lao động đấu tranh giành, thiết lập chính quyền mới. Với bề dày tự học, tự trải nghiệm trong hoạt động thực tiễn và qua nghiên cứu sách báo, tài liệu cùng tư duy nhạy bén về chính trị, Nguyễn Tất Thành đã có những nhận thức sâu hơn về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười đối với các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng.

Khi bắt gặp, đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo), ngày 16 và ngày 17-7-1920, đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc được đọc một tài liệu đề cập trực tiếp và mạnh mẽ về vấn đề dân tộc tự quyết và cách mạng giải phóng thuộc địa. Người nhận thấy tác phẩm “là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” và từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Người tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin lý luận cách mạng và khoa học về con đường cứu nước đúng đắn, gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người mà Người đang khát khao đi tìm.

Quá trình tự học, tự rèn luyện và hoạt động đấu tranh bền bỉ của Nguyễn Ái Quốc vì phong trào tiến bộ ở Pháp như được tiếp thêm sức mạnh về tư tưởng cộng sản khi đọc Luận cương của V.I.Lênin. Ngày 30-12-1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III. Đây là sự kiện chính trị có tính bước ngoặt lịch sử đối với Nguyễn Ái Quốc và cả dân tộc. Từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã dành toàn bộ tâm huyết của mình để nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, đồng thời tìm hiểu những học thuyết khác, kết hợp với xu thế vận động, yêu cầu của lịch sử và phù hợp với tình hình trong nước để xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến tay sai.

Sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân theo cách mạng vô sản là minh chứng rõ nhất kết quả của quá trình tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, tự trải nghiệm và tự đúc kết của Người và đã trở thành phương hướng hành động cho cách mạng Việt Nam. Người kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản(3). Đây là một lý luận rất ưu việt, được hun đúc qua quá trình lao động và tự học nghiêm túc, bền bỉ, tạo nên một chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, rất khác biệt với những bậc yêu nước tiền bối, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, là tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức cộng sản và đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.

Sau 30 năm hoạt động cách mạng đầy gian khổ ở nước ngoài, cũng là 30 năm tự học, tự khảo nghiệm, tự tìm con đường cứu nước và truyền bá con đường cứu nước về Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, cùng Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, cuộc cách mạng đã đập tan chế độ thực dân, phong kiến, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần thúc đẩy các dân tộc, thuộc địa bị áp bức, bóc lột đứng lên đấu tranh cách mạng tự giải phóng. Thắng lợi vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, là minh chứng của việc tự học tập nghiêm túc và vận dụng linh hoạt học thuyết khoa học, cách mạng, tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lênin, những kinh nghiệm đúc rút từ lịch sử và thực tiễn hoạt động cách mạng của Người.

3. Mục đích và phương pháp tự học của Hồ Chí Minh

Trong mọi hoạt động của con người, vấn đề quan trọng là phải xác định được mục đích, động cơ và phương pháp thực hiện. Với Nguyễn Ái Quốc, trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước đầy hy sinh gian khổ, Người đã xác định mục đích, động cơ học tập của mình là tự học, tích lũy kiến thức để “phụng sự đồng bào, phụng sự Tổ quốc”(4), đó là động lực giúp Người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình tự học để tìm ra chân lý cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, việc xác định mục đích, động cơ học tập không chỉ là vấn đề học tập mà còn là vấn đề đạo đức, là nhân cách của người học. Người chỉ ra rằng, mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ: Học để làm gì? Câu hỏi được Người lý giải vào dịp dự lễ khai giảng khóa đào tạo tại Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, tháng 9-1949. Trong sổ vàng truyền thống, Người viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư(5). Như vậy, quan niệm về học tập của Hồ Chí Minh rất toàn diện: Học tập tri thức đi đôi với rèn luyện đạo đức cách mạng; học tập để hoàn thiện đạo làm người, nâng cao trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; học để phục vụ lợi ích của Đảng, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”(6). Người nhấn mạnh, tự học và học tập suốt đời là biện pháp tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Người yêu cầu, trong học tập phải tự giác, “không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập(7). Tự học chính là sự nỗ lực của bản thân người học một cách có kế hoạch, trên tinh thần tự giác học tập.

Về phương pháp học tập, theo Hồ Chí Minh, nếu không học thì không thể làm việc tốt được. Mà đã học thì phải học cho tốt; muốn vậy phải có phương pháp học tập. Cùng với mục đích học tập, phương pháp học tập là nội dung không thể thiếu trong quan điểm của Hồ Chí Minh về học tập. Hồ Chí Minh khẳng định, trong tất cả các phương pháp, phải lấy tự học làm cốt. Tự học là yếu tố cốt lõi của hoạt động học, là nội lực quyết định chất lượng học tập. Người chỉ dẫn trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc: Cách học tập: Tổ chức từng ban cao cấp hoặc trung cấp. Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”(8). Trong học tập, cần kết hợp cả học tập ở trường, ở lớp và tự học, đây là vấn đề quyết định hiệu quả của người học.

Phương pháp tự học ngoại ngữ của Người rất hiệu quả, ngay từ khi làm phụ bếp trên tàu buôn của Pháp và trong lao động mưu sinh trên đất khách. Để thuộc những từ mới, Người viết vào mảnh giấy dán lên những nơi dễ thấy, viết lên cánh tay, nhẩm lại khi đi đường, cứ như thế Nguyễn Ái Quốc đã thành thạo nhiều ngoại ngữ, để rồi có thể viết báo, biên tập sách bằng tiếng nước ngoài.

Họa sĩ Êrích Giôhanxơn (Thụy Điển) đã trực tiếp gặp và viết về Hồ Chí Minh: “Trong thời gian gặp nhau ngắn ngủi khoảng 4 tháng, Người đã học rất nhanh tiếng Thụy Điển và Người đã có thể làm cho người Thụy Điển hiểu một cách dễ dàng”(9). Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva vào tháng 7 và 8-1935, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức”. Người làm quen, học hỏi từ những chính trị gia, văn sĩ để nâng cao kiến thức chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội, cũng như tăng cường ngôn ngữ nước ngoài của mình.

Trong phương pháp tự học, Người chỉ rõ: “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”, học để sửa chữa tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin tưởng, học để hành. Đây là nguyên tắc Hồ Chí Minh đặt ra không chỉ cho việc tự học mà cho các quá trình học tập nói chung. Người giải thích: “Do thực hành mà tìm ra sự thật. Lại do thực hành mà chứng thực sự thật và phát triển sự thật. Từ hiểu biết bằng cảm giác tiến lên hiểu biết bằng lý trí. Lại từ hiểu biết bằng lý trí tiến lên thực hành lãnh đạo cách mạng, cải tạo thế giới. Thực hành, hiểu biết. Lại thực hành, lại hiểu biết nữa. Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng”(10). Đồng thời, Người nhấn mạnh: “Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”(11).

Hồ Chí Minh chỉ rõ tầm quan trọng của lý luận đối với hoạt động thực tiễn, Người viết: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”(12). Trên cương vị người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Người thường nhắc nhở mọi người học lý luận đồng thời phải học từ thực tiễn. Người giải thích, lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận, rồi đem nó chứng minh với thực tế.

Về học tập suốt đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên qua lời dạy của V.I.Lênin: Học! Học nữa! Học mãi! Do đó, việc học phải diễn ra liên tục. Ngày 21-7-1956, khi nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Người căn dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”(13). Điều quan trọng nhất là áp dụng những điều đã đọc vào thực tế công việc và cuộc sống.

4. Cán bộ, đảng viên phát huy tinh thần tự học, học tập suốt đời theo tấm gương Hồ Chí Minh

Một là, mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn

Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen. Bên cạnh đó, thực tiễn đất nước cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thấy hết ý nghĩa, vai trò của tự học và chưa xác định được mục đích, động cơ học tập, thậm chí có cán bộ, đảng viên có biểu hiện lười học tập lý luận. Để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong tình hình mới, khắc phục tình trạng lười học, ngại học, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phát huy vai trò, chức trách, nâng cao nhận thức, thái độ tự học, tự rèn luyện bền bỉ để xứng đáng với vai trò, vị trí của mình.

Hai là, phát huy tinh thần, ý chí và nghị lực, tự giác trong học tập

Tinh thần tự học và học tập suốt đời là phẩm chất đạo đức cách mạng phải được rèn luyện bền bỉ. Học tập là yếu tố hình thành năng lực cá nhân trong khung năng lực làm việc của cán bộ, đảng viên. Tự học tập, rèn luyện và xây dựng phương pháp phải được thể hiện qua sự quyết tâm, bền bỉ từng ngày, không thể học cho xong, học “đến đâu hay đến đó”. Hơn nữa, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay làm cho cái mới trở thành cái cũ rất nhanh, chỉ buông xuôi, không cập nhật tri thức mới thì kiến thức của mỗi người sẽ trở nên lạc hậu. Cán bộ, đảng viên muốn làm chủ được tri thức thì phải thông qua con đường tự học tập, tự nghiên cứu để tích lũy kiến thức cho bản thân và áp dụng vào công việc, trong cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả nhất.

Ba là, tự học, học tập suốt đời một cách bền bỉ, chủ động và sáng tạo

Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có”(14). Do vậy, Người nhấn mạnh, tự học được xem là quy luật của sự tồn tại, sự khẳng định và phát triển cá nhân; là điều kiện tiên quyết để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện của mỗi người. Để tự học, tự rèn, tự tu dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực, mỗi cán bộ, đảng viên cần chủ động xây dựng và nghiêm túc thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn, tự tu dưỡng. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để khẳng định mình trước những yêu cầu và đòi hỏi khách quan của quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học, phù hợp với công việc mình đảm nhiệm và phải tự nguyện, tự giác, tích cực, kiên trì với quyết tâm cao, thực hiện đến cùng; không lùi bước trước bất kỳ khó khăn, trở ngại nào để hoàn thành nhiệm vụ, tận tụy phục vụ nhân dân.

Bốn là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức và phương pháp tư duy

Tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên chỉ có kết quả tốt khi nhận thức đúng đắn những yêu cầu, chuẩn mực về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác của người cán bộ, đảng viên và tự nhận thức đúng về bản thân. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao tính tự giác, tích cực học tập, để cán bộ, đảng viên biến yêu cầu, đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới thành nhu cầu tự thân bên trong của mỗi cán bộ, đảng viên.

Năm là, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên về tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nhân dân noi theo

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”(15). Do đó, gắn tự học, tự rèn, tự tu dưỡng với thực hiện chức trách của cán bộ, đảng viên và giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Đây là biện pháp nêu gương quan trọng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải năng động, nhạy bén, kết hợp hài hòa giữa học với hành, gắn lý luận với thực tiễn để hướng dẫn nhân dân tích cực tham gia, thực hiện phong trào cách mạng.

5. Kết luận

Tư tưởng và tấm gương tự học Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc, với ý chí và quyết tâm bền bỉ, tinh thần sáng tạo, kế hoạch cụ thể, khoa học, phương pháp phong phú. Tư tưởng và tinh thần tự học của Người mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao.

Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.

 Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động hợp tác quốc tế được Học viện ngày càng chú trọng và không ngừng mở rộng, góp phần đắc lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao, nâng tầm vị thế Học viện trong nước, khu vực và trên thế giới. Thành tựu, kinh nghiệm đạt được trong lĩnh vực hợp tác quốc tế những năm 2019-2024, là cơ sở nền tảng để Học viện ngày càng khẳng định vai trò, vị thế Trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý; tham mưu, tư vấn chính sách chiến lược cho Đảng và Nhà nước.

Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng – Trung ...
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn Việt Nam - Ôxtrâylia lần thứ hai với chủ đề "Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Ôxtrâylia tại Việt Nam đồng tổ chức _ Ảnh: HCMA

1. Mở rộng hợp tác quốc tế, một đòi hỏi tất yếu khách quan

Những năm qua, các hoạt động nói chung và hoạt động hợp tác quốc tế nói riêng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thực hiện trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi và đan xen những khó khăn, thách thức. Đó là những biến động trong môi trường quốc tế: sự điều chỉnh và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, mở rộng hơn; bất ổn địa - chính trị ngày càng phức tạp; sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cộng đồng quốc tế phải đối phó với những thách thức lớn như: an ninh truyền thống, phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, an ninh tài chính, năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các hình thái xung đột, chiến tranh kiểu mới.... Song, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục diễn ra mạnh mẽ; hợp tác đi đôi với đấu tranh, cạnh tranh quyết liệt để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia. Những nhân tố trên tác động nhiều chiều, vừa tạo ra cơ hội, vừa là thách thức đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước nói chung và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng.

Trong bối cảnh tất yếu của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, là một trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý, tham mưu, tư vấn hoạch định đường lối, chính sách cho Đảng, Nhà nước, việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện là một tất yếu khách quan. Đây là lĩnh vực hoạt động đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đồng thời nâng cao tiềm lực, uy tín và vị thế của Học viện trong nước, khu vực và quốc tế.

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống vẻ vang của Học viện (năm 2019), đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh: “Học viện phải phấn đấu trở thành một trường học hiện đại, bản sắc và hội nhập... cần chú trọng mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, kinh nghiệm của thế giới trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân sự cao cấp và trong nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý tiên tiến”(1). Thực hiện những huấn thị của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Học viện đã chủ động xác định những quan điểm, mục tiêu, nội dung định hướng chiến lược đối với hoạt động hợp tác quốc tế trên cả lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, tham mưu, tư vấn hoạch định đường lối, chính sách cho Đảng, Nhà nước; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên; hiện đại hóa cơ sở vật chất...

Với vị thế, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, đặc biệt là với vai trò của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện ngày càng nhận được sự quan tâm hợp tác của các đối tác quốc tế, bao gồm các tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); Quỹ Temasek thuộc Tập đoàn đầu tư toàn cầu Xinhgapo... và các đối tác lớn như: đại sứ quán, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức Think Tank thuộc nhiều nước, đảng chính trị trong khu vực và thế giới, nhất là ở các nước lớn, các nước phát triển, các nước có quan hệ đặc biệt, các nước có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam...

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện đã chủ động, linh hoạt, kịp thời điều chỉnh các nội dung chương trình, phương thức hợp tác quốc tế, xác định đây là nhiệm vụ có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, tham mưu tư vấn chính sách.

2. Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược hợp tác quốc tế

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới, với mục tiêu xây dựng và phát triển lên một tầm cao mới, Học viện đã xây dựng “Chiến lược phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, xác định rõ: mục tiêu, quan điểm, sứ mệnh, tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2045, Học viện trở thành trung tâm quốc gia hàng đầu, có uy tín cao về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp theo hướng “hiện đại, hội nhập, có uy tín hàng đầu ở khu vực châu Á và trên thế giới” và dựa trên 5 giá trị cốt lõi “Kiên định - Đổi mới - Mẫu mực - Phụng sự - Phát triển”. Đây là nhiệm vụ, yêu cầu và tiền đề quan trọng thúc đẩy, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học và tham mưu, tư vấn chính sách của Học viện. Công tác hợp tác quốc tế của Học viện được xác định không chỉ góp phần quan trọng vào việc tạo lập, làm sâu sắc tầm nhìn, mục tiêu, các giá trị cốt lõi trên, mà cần phải lan tỏa, thể hiện sinh động, cụ thể các giá trị cốt lõi đó trong các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học và tham vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước.

Quan điểm chỉ đạo

Thứ nhất, công tác hợp tác quốc tế là một hoạt động quan trọng thuộc chức năng, nhiệm vụ của Học viện được quy định tại Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 8-8-2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế, cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học của các nước, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng tiến bộ, các chính đảng và đảng cầm quyền ở các nước trên thế giới”(2).

Thứ hai, công tác hợp tác quốc tế của Học viện phải tuân thủ quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc; quán triệt những vấn đề căn cốt được xác định một cách cơ bản, toàn diện từ nguyên tắc, mục tiêu, phương châm và định hướng lớn và những nội dung cụ thể về nhiệm vụ đối ngoại được xác định trong Cương lĩnh năm 2011 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thứ ba, công tác hợp tác quốc tế là trách nhiệm của các chủ thể, nhất là Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Trong đó, Đảng ủy và Ban Giám đốc Học viện quan tâm, tạo điều kiện để triển khai các hoạt động hợp tác; Vụ Hợp tác quốc tế phát huy tốt vai trò tham mưu, quản lý hệ thống một cách hiệu quả, tích cực và chủ động trong việc phát triển, mở rộng phạm vi, lĩnh vực và tổ chức hiệu quả các hoạt động hợp tác; các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các quy định của Đảng, Nhà nước và quy định của Học viện trong hoạt động hợp tác quốc tế.

Thứ tư, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế một cách đồng bộ, hiệu quả và mang tính hệ thống với phương châm “lấy bên ngoài phục vụ bên trong”. Đổi mới, hoàn thiện kịp thời các văn bản thể chế về hợp tác quốc tế, bảo đảm có sự thống nhất trong quy trình thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành, tránh trùng lặp; tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo Trung ương, các bộ, ngành, địa phương và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, sự phối hợp và chủ động của các đơn vị trực thuộc Học viện trong việc đề xuất và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế.

Mục tiêu

Một là, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tham mưu, tư vấn chính sách; qua đó góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Học viện trong nước, khu vực và trên thế giới.

Hai là, góp phần lan tỏa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ra cộng đồng quốc tế. Thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế, các hoạt động trao đổi đoàn, trao đổi chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm, công tác hợp tác quốc tế của Học viện trở thành một kênh đối ngoại quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến những thành tựu đạt được của Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, phát triển đất nước; chia sẻ những hiểu biết về thể chế chính trị, quảng bá những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết, tạo dựng niềm tin và tăng cường tin cậy chính trị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu năng lực hội nhập và làm việc trong môi trường quốc tế, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, có năng lực ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới trong nghiên cứu, giảng dạy...

Bốn là, góp phần thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của Học viện. Thông qua các chương trình, dự án và các hoạt động hợp tác quốc tế, vận dụng các tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm tiên tiến của thế giới và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế để thúc đẩy quá trình xây dựng Học viện thông minh, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật số, nhằm giúp Học viện đạt các tiêu chuẩn quốc tế về một môi trường giảng dạy, học tập, nghiên cứu hàng đầu của quốc gia và khu vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới.

Sứ mệnh, tầm nhìn

Công tác hợp tác quốc tế đóng vai trò tiên quyết, góp phần quan trọng hiện thực hóa Chiến lược phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trở thành trung tâm quốc gia hàng đầu, có uy tín cao về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước; là trung tâm quốc gia hàng đầu về nghiên cứu khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý; cơ quan tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước, mang đậm bản sắc Trường Đảng Trung ương, từng bước hội nhập, hiện đại, phát triển và có uy tín, vị thế cao trong khu vực và thế giới.

3. Những kết quả nổi bật hoạt động hợp tác quốc tế giai đoạn 2019-2024

Một là, mở rộng về quy mô, số lượng đối tác và lĩnh vực hợp tác

Phát huy những kết quả đạt được giai đoạn trước, trong những năm 2019-2024, hoạt động hợp tác quốc tế được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa các hình thức, nội dung và đối tác; tăng cường thiết lập quan hệ với các cơ sở đào tạo có uy tín của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động hợp tác quốc tế không ngừng được mở rộng và phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Học viện tiếp tục củng cố, thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương và đa phương với các đối tác truyền thống: Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, JICA, KOICA, với các tổ chức quốc tế: UN, UNDP, WB, ADB, UNWomen,...; mở rộng cả không gian và nội dung hợp tác, tạo mọi điều kiện để thiết lập, kết nối với nhiều đối tác quốc tế, gồm các đảng chính trị, đảng cầm quyền, các cơ quan, tổ chức của nhà nước, cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Học viện đặc biệt chú trọng kết nối và thiết lập quan hệ với nhiều đối tác mới, gồm các trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng, có uy tín của nhiều nước trên thế giới, nhiều

tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ: Học viện Quản lý nhà nước trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga, Trường Đại học Tổng hợp

Xanhpetecbua; Đại học Indiana, Trường Chính phủ Kennedy, Đại học Harvard (Hoa Kỳ), Học viện Quản lý nhà nước trực thuộc Tổng thống Bêlarút; Viện Nghiên cứu Xã hội quốc tế (Hà Lan); Cơ quan nhân sự quốc gia Nhật Bản, Viện Phát triển Nguồn nhân lực quốc gia Hàn Quốc (NHI), Đại học Wollongong (Ôxtrâylia), Đại học Công nghệ Swinburne (Ôxtrâylia); xây dựng và triển khai nhiều chương trình, dự án quốc tế với đối tác Ôxtrâylia, Nhật Bản, Xinhgapo, ADB... Đến nay, Học viện có quan hệ với trên 200 đối tác quốc tế của 60 nước và vùng lãnh thổ.

Điểm nổi bật trong 5 năm (2019-2024) là tính chất, cấp độ, quy mô của nhiều hoạt động hợp tác quốc tế được nâng lên một tầm cao mới, điển hình: các đoàn ra cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, do đồng chí GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn, làm việc tại Nga - Estonia (năm 2019); Lào, Nhật, Đức, Ítxraen (năm 2022); Trung Quốc, Hàn Quốc, Ôxtrâylia (năm 2023); Mỹ (năm 2024)...

Công tác hợp tác quốc tế trong những năm qua đã thúc đẩy tính hệ thống, đồng bộ và tăng cường kết nối, hỗ trợ các trường chính trị tỉnh, thành phố và các Học viện trực thuộc: đã có 3 diễn đàn cấp quốc gia được thực hiện kết nối trực tuyến với 59/63 tỉnh thành cùng với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ, nhiều lãnh đạo là Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Bí thư/Phó Bí thư, Chủ tịch/Phó Chủ tịch tỉnh, thành phố(3); tổ chức chuỗi 15 hội thảo cấp bộ trong khuôn khổ Dự án Diễn đàn Phát triển địa phương hợp tác với Đại học Indiana, Hoa Kỳ.

Thông qua một số chương trình, dự án với đối tác quốc tế đã tham mưu, thành lập mới: Trung tâm Chia sẻ tri thức quốc tế (năm 2021) và Trung tâm Việt - Úc (năm 2022). Hai trung tâm này có chức năng, nhiệm vụ thúc đẩy, mở rộng và tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác với các đối tác quốc tế của Học viện trên nhiều lĩnh vực, gồm cả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học và tham mưu, tư vấn chính sách cho Trung ương và địa phương.

Hai là, tăng cường số lượng hoạt động trao đổi đoàn ra, đoàn vào

Mặc dù trong những năm 2020 - 2022, ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng việc mở rộng hợp tác quốc tế của Học viện tiếp tục có bước phát triển. Toàn hệ thống Học viện đã tổ chức từ 45 đến 55 đoàn ra/năm, với 350 - 400 lượt người/năm; đón khoảng từ 100 đến 120 đoàn vào/năm, với 400 - 500 lượt người/năm, dưới nhiều hình thức. Trong đó, có 35 - 40 đoàn vào/năm, làm việc, trao đổi; 40 - 50 đoàn/năm vào tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; khoảng 30 đoàn vào/năm thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm, Học viện tổ chức trên 100 hoạt động tiếp khách quốc tế, với hơn 300 lượt người vào trao đổi, làm việc tại Học viện và các đơn vị trực thuộc; tiếp xã giao các Đại sứ, đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các đối tác quốc tế và tổ chức chia sẻ thông tin, trao đổi học thuật với các chuyên gia quốc tế đến từ các nước: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan,

Ai len, Ítxraen, Vênêduêna, Nhật, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, EU, WB, UNDP, ADB,...

Số lượng các đoàn ra tăng mạnh và đa dạng về hình thức, cấp độ đoàn. Trong năm 2022, Học viện đã phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và một số cơ quan Trung ương tổ chức 14 đoàn công tác tại nước ngoài. Năm 2023, đánh dấu sự trở lại sôi nổi với nhiều kết quả nổi bật trong công tác hợp tác quốc tế. Toàn hệ thống Học viện đã tổ chức 48 đoàn ra với tổng số hơn 300 lượt cán bộ tham gia; hơn 50 đoàn vào(4).

Số lượng các đoàn vào ngày càng tăng, thể hiện sự cam kết và mức độ quan tâm của các đối tác quốc tế đối với Học viện. Nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao của các quốc gia, tổ chức quốc tế đã đến thăm Học viện: Đoàn cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Quốc hội Cuba và Môdămbích, Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng PSU - Chủ tịch Quốc hội lập hiến Vênêduêna, Ngoại trưởng Ôxtrâylia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Cộng hòa Dominicana, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF), Chủ tịch Thượng viện Ôxtrâylia... Bên cạnh đó, Học viện đã đón nhiều đoàn chuyên gia, học giả các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia,... sang thuyết trình chuyên đề cho các lớp bồi dưỡng kiến thức dành cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược; giảng chuyên đề cho các hệ lớp bồi dưỡng chức danh và các lớp cao cấp lý luận chính trị.

Nhiều hoạt động đối ngoại được triển khai: tổ chức các buổi làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, các đoàn lãnh đạo cấp cao của một số nước đối tác chiến lược, đối tác tiềm năng và tiếp xã giao các Đại sứ đến từ các nước: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Niudilân, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Ai len, Ôxtrâylia, Lào, Campuchia, Xinhgapo, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ítxraen, Đức, 4 nước Bắc Âu, Hà Lan, Môdămbích; đại diện một số tổ chức quốc tế: Trưởng đại diện JICA, Giám đốc KOICA, Phó Chủ tịch WB, Phó Chủ tịch ADB, Diễn đàn Toàn cầu Boston, Viện FES...; tổ chức Chương trình giao lưu hữu nghị với Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào nhân dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao và 45 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào,...

Ba là, kết quả hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Thứ nhất, phục vụ tích cực, hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

Hoạt động hợp tác quốc tế giai đoạn 2019-2024 đã góp phần quan trọng, phục vụ công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị. Đối với lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng, Học viện đã mời các chuyên gia, học giả, đại sứ các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Xinhgapo, Ấn Độ...tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề cho các khóa.

Trong năm 2023, Học viện tổ chức 24 lớp tập huấn và báo cáo chuyên đề, trong đó có sự tham gia tích cực của chuyên gia quốc tế dành cho 3 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, một số lớp bồi dưỡng chức danh và các lớp cao cấp lý luận chính trị(5). Năm 2024, thông qua một số chương trình hợp tác với Trung Quốc, Nhật Bản và

Ôxtrâylia, Học viện đã mời các chuyên gia quốc tế trình bày chuyên đề, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý tại các lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV. Học viện đã phối hợp với tổ chức quốc tế, tổ chức nhiều đoàn cho cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng dự nguồn đi nghiên cứu, học tập ngắn hạn tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Xinhgapo, Ôxtrâylia,...

Thông qua các chương trình, dự án hợp tác với các đối tác quốc tế (Tập đoàn Samsung Hàn Quốc/VOSP, dự án Trung tâm Việt - Úc, hợp tác với KOICA, JICA, ADB, UNDP...), Học viện đã mời hàng chục chuyên gia các nước Mỹ, Ôxtrâylia, Nhật, Trung Quốc, Pháp... trao đổi chuyên đề tại các lớp bồi dưỡng chức danh, các lớp cao cấp lý luận chính trị. Trong khuôn khổ dự án Trung tâm Việt - Úc, Học viện đã tổ chức 9 chuyên đề ngoại khóa, do chuyên gia Ôxtrâylia trình bày, cho các lớp bồi dưỡng chức danh, lớp cao cấp lý luận chính trị và cho Ban Giám hiệu các trường chính trị và cán bộ lãnh đạo, giảng dạy Học viện.

Thứ hai, góp phần đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy

Hoạt động hợp tác quốc tế đã góp phần tích cực vào việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy của Học viện. Học viện đã xây dựng và ban hành Khung chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính dành cho cán bộ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (thời gian học 5 tháng); xây dựng 3 khung chương trình, đề cương chi tiết, tập bài giảng bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ của các nước có hợp tác đào tạo, bồi dưỡng với Học viện là: Campuchia, Ănggôla và Môdămbích. Năm 2022-2023, Học viện tiến hành sửa đổi Khung chương trình và năm 2024, đã hoàn thành biên soạn bộ giáo trình cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị và sơ cấp lý luận chính trị dành cho cán bộ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Điểm nổi bật là, trong khung chương trình bồi dưỡng của các hệ lớp bồi dưỡng chức danh và các lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung (lớp A), Học viện đã dành 01 chuyên đề ngoại khóa, do chuyên gia quốc tế (Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia) trực tiếp giảng dạy bằng tiếng Anh được thực hiện thành công, mang lại hiệu quả và được đánh giá cao.

Trong khuôn khổ Đề án 1309(6), giai đoạn 2019 - 2022, Ủy ban Quyền con người Ôxtrâylia đã hỗ trợ Học viện thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng: tổ chức các khóa tập huấn trên toàn quốc về nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người cho đối tượng là cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên; dịch một số sách chuyên khảo về quyền con người sang tiếng Việt.

Năm 2022, trong khuôn khổ Đề án 979(7), Học viện đã xây dựng, đưa vào giảng dạy “Chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đối ngoại dành cho cán bộ lãnh đạo của Lào”.

Với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, một số bộ môn khoa học mới được xây dựng: Chính trị học so sánh, Phương pháp xử lý tình huống chính trị, Triết học Đông - Tây, Địa chính trị, Xã hội học lãnh đạo quản lý, Dân số và phát triển, Quyền con người, Giới và phát triển, góp phần đổi mới, đa dạng hóa chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Thứ ba, phục vụ công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các đảng bạn

Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các đảng bạn, đặc biệt là cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Học viện. Trong giai đoạn 2019-2024, Học viện không ngừng mở rộng quy mô, đối tượng và chỉ tiêu đào tạo dành cho Lào; trung bình mỗi năm tổ chức 6 khóa bồi dưỡng ngắn hạn 2 tháng về công tác đối ngoại, giảng viên các trường chính trị, công tác tổ chức, tuyên huấn, kiểm tra,...

Học viện chủ trì và phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào. Năm 2022, mở 07 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho giảng viên, cán bộ các ban đảng cấp tỉnh, với 105 học viên; 01 lớp bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm công tác dân vận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào với 30 học viên; tổ chức một số lớp nghiên cứu, trao đổi chuyên đề cho cán bộ các ban, bộ, ngành cơ quan trung ương và địa phương.

Thứ tư, trong nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách

Học viện đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác quốc tế. Ngoài các đối tác truyền thống, hợp tác khoa học còn mở rộng sang các nước, các tổ chức ở châu Phi, châu Mỹ, châu Mỹ - Latinh. Nhiều hoạt động liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học được thực hiện, như: các nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Diễn đàn Phát triển địa phương” hợp tác với đối tác Mỹ giai đoạn 2019 - 2021; thực hiện dự án “Nghiên cứu, xây dựng bản đồ các ngành công nghiệp Việt Nam” hợp tác với Ôxtrâylia năm 2022-2023; chuỗi nghiên cứu phục vụ “Tổng kết 40 năm đổi mới” của Việt Nam trong khuôn khổ dự án Trung tâm Việt - Úc năm 2023-2024; hoạt động nghiên cứu về chỉ số giới cấp tỉnh giữa Trung tâm Nghiên cứu giới và Lãnh đạo nữ (GeLEAD), Đại học Công nghệ Sydney năm 2023 - 2024; dự án “Tăng cường nghiên cứu và giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam” hợp tác với Ủy ban Quyền con người Ôxtrâylia năm 2023 - 2024; dự án hợp tác nghiên cứu với Nhật Bản năm 2024...

Với vai trò là một Trung tâm quốc gia về nghiên cứu lý luận chính trị, nghiên cứu khoa học lãnh đạo, quản lý, tham mưu tư vấn chính sách, mỗi năm Học viện tổ chức từ 40-50 diễn đàn, hội thảo, tọa đàm song phương và đa phương, chia sẻ thông tin và trao đổi học thuật mang tính thời sự, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài Học viện, trong nước và quốc tế. Kết quả của các chương trình, dự án, hội thảo với các đối tác quốc tế đã cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn, góp phần tham mưu, xây dựng các báo cáo kiến nghị chính sách. Đáng chú ý là: Dự án “Diễn đàn Phát triển địa phương” đã xây dựng được các báo cáo kiến nghị chính sách cho 13 tỉnh/thành phố, hỗ trợ 13 trường chính trị tỉnh/thành phố đạt chuẩn về công tác nghiên cứu khoa học; Dự án Trung tâm Việt - Úc đã xây dựng được Bộ tài liệu phục vụ công tác tổng kết 40 năm đổi mới của Việt Nam; kết quả của hoạt động hợp tác với Ủy ban Nhân quyền Ôxtrâylia đã giúp thực hiện hiệu quả Đề án 1309 về việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân...

Thứ năm, hợp tác quốc tế trong xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên

Dưới sự tài trợ của nhiều đối tác quốc tế (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,

Ôxtrâylia, UNDP, ADB,...), mỗi năm có hàng chục cán bộ, giảng viên của Học viện và các trường chính trị tỉnh được cử tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn và trung hạn ở nước ngoài. Trong khuôn khổ dự án hợp tác với Ôxtrâylia và đối tác ADB giai đoạn 2020-2023, Học viện đã tổ chức hàng chục chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực (kỹ năng lãnh đạo chiến lược; hỗ trợ phụ nữ trong lãnh đạo; đào tạo chứng chỉ giảng dạy đại học cho giảng viên; tập huấn ba bên về kỹ năng phân tích chiến lược và viết báo cáo phân tích; khóa Study Mission tại Ôxtrâylia và Philíppin, Lào). Nhiều cán bộ của Học viện đã tham gia các khóa bồi dưỡng của Trung tâm Nghiên cứu An ninh chiến lược khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do Mỹ tài trợ; diễn đàn “Lãnh đạo trong kỷ nguyên AI: Kỹ năng dành cho nhà lãnh đạo trong khu vực công” (năm 2024), do Viện Phát triển Nguồn nhân lực quốc gia Hàn Quốc tài trợ,... Bên cạnh đó, với sự tài trợ của những đối tác mới, nhiều cán bộ của Học viện được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nhiều nước: Nhật Bản, Hungari, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Anh, Thụy Điển, Philíppin, Thái Lan, Mỹ,...

4. Một số định hướng chiến lược hợp tác quốc tế những năm tới

Một là, tiếp tục bổ sung, phát triển Chiến lược hợp tác quốc tế

Xây dựng Chiến lược hợp tác quốc tế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của Việt Nam; mở rộng các chương trình đào tạo quốc tế cho cán bộ các đảng bạn và học viên từ các nước đối tác; xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế trong nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học lãnh đạo quản lý và các ngành khoa học khác, với mục tiêu xây dựng Học viện trở thành trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học hàng đầu, đến năm 2030 trở thành một trong những thiết chế tư vấn chiến lược có thứ hạng cao ở Đông Nam Á, có uy tín của khu vực và thế giới; có đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia, học giả uy tín ngang tầm khu vực và thế giới với các công trình khoa học, sản phẩm nghiên cứu được công bố quốc tế; xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế phục vụ công tác tham mưu, tư vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước về đường lối xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Với phương châm “lấy bên ngoài phục vụ bên trong”, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế vừa phát huy nội lực, vừa tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, các hoạt động hợp tác quốc tế phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chiến lược hợp tác quốc tế bám sát Chiến lược tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện; phối hợp hiệu quả với các nhiệm vụ của Đề án 587, Đề án 979, Đề án 1309, Đề án 621; tăng cường đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy của Học viện theo hướng cơ bản, hiện đại, hội nhập; cập nhật các phương pháp, kỹ năng giảng dạy tiên tiến, hiện đại của thế giới; xây dựng một số chuyên đề, môn học mới đưa vào chương trình giảng dạy tại Học viện; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam có đủ năng lực hội nhập và làm việc trong môi trường quốc tế; tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện có dành cho cán bộ, lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị dành cho các học viên quốc tế; tăng cường, mở rộng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, chương trình trao đổi chuyên đề, nghiên cứu thực tế cho nhiều đối tượng, nhiều hệ lớp cho các đảng bạn, nước bạn.

Ba là, đẩy mạnh, đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, tư vấn hoạch định đường lối, chính sách

Gắn chặt Chiến lược hợp tác quốc tế với Chiến lược nghiên cứu khoa học của Học viện, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, thật sự là nền tảng, nhân tố quyết định việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện; lan tỏa những giá trị tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, phương pháp, phong cách làm việc khoa học, hiện đại, có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy, đáp ứng các yêu cầu làm việc trong môi trường quốc tế. Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa hình thức hợp tác quốc tế về khoa học, tổ chức diễn đàn hội nghị, hội thảo quốc tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Học viện; tăng cường hình thức trao đổi chuyên gia, phối hợp nghiên cứu chung, đăng bài quốc tế, tổ chức các diễn đàn học thuật quốc tế.

Bốn là, khuyến khích, tạo điều kiện cho các viện nghiên cứu, các Học viện trực thuộc chủ động mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế

Phát huy tốt vai trò hỗ trợ, kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của các Học viện trực thuộc, các viện chuyên ngành với các đối tác quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống trong công tác đối ngoại của Học viện. Công tác hợp tác quốc tế tăng cường hỗ trợ các viện chuyên ngành, cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện có cơ hội được tiếp cận với các tri thức, kiến thức mới, tiên tiến của thế giới; được tham gia các diễn đàn học thuật, mạng lưới chuyên gia, học giả quốc tế có uy tín trong khu vực và thế giới; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ, trang bị kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Năm là, tiếp tục khai thác và phát huy tiềm năng hợp tác của các đối tác truyền thống, mở rộng các đối tác hợp tác mới phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Học viện

Quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tranh thủ tối đa sự ủng hộ, hợp tác của đối tác quốc tế, công tác hợp tác quốc tế của Học viện cần tiếp tục phát huy tiềm lực, lợi thế hiện có; không ngừng tăng cường đổi mới, mở rộng phạm vi, lĩnh vực hợp tác, phương thức, hình thức hợp tác mới; chủ động tìm kiếm, mở rộng các đối tác mới, xây dựng các đề xuất hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Sáu là, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ làm việc trong môi trường quốc tế

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công tác hợp tác quốc tế cần chú trọng nâng cao năng lực hội nhập và năng lực làm việc trong môi trường quốc tế cho đội ngũ cán bộ của hệ thống Học viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố; đồng thời, nâng cao năng lực xây dựng, thực hiện, điều hành các dự án, chương trình nghiên cứu quốc tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học thông qua việc tăng cường các hoạt động chia sẻ tri thức, trao đổi và giao lưu học thuật. Quan tâm đầu tư tương xứng, có kế hoạch trung và dài hạn nhằm bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học có trình độ lý luận chính trị vững vàng và năng lực chuyên môn ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

5. Kết luận

Trong những năm 2019-2024, hoạt động hợp tác quốc tế được Học viện thực hiện đúng chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Thành tựu nổi bật về hợp tác quốc tế của Học viện không chỉ phát triển về chiều rộng, mà cả về chiều sâu. Từ hình thức hợp tác chủ yếu là trao đổi các đoàn cán bộ nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm, đến nay, hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện đã đạt tới một tầm cao mới, chủ động hợp tác, phát huy hiệu quả hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao uy tín của Học viện, không chỉ trong nước, mà cả phạm vi khu vực và quốc tế.

Kết quả đạt được trong lĩnh vực hợp tác quốc tế giữa Học viện và các đối tác trong nhiều năm qua, góp phần quan trọng giúp Học viện thực hiện tốt các trọng trách trong nghiên cứu khoa học, tham mưu, tư vấn chính sách và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho Việt Nam. Nhờ vậy, uy tín của Học viện ngày càng được nâng cao ở trong nước và quốc tế, khẳng định vị thế của trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu lý luận chính trị, tham mưu hoạch định đường lối, chính sách; góp phần nâng cao tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế.