Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

CẢNH GIÁC VỚI HÀNH ĐỘNG NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG TRONG ĐẠI DỊCH COVIT-19


         Ngày 18/4/2020, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định thành lập “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”. Theo đó, trụ sở của “quận Tây Sa” đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, còn trụ sở của “quận Nam Sa” đặt tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
          Chưa dừng lại ở đó, chỉ một ngày sau, Trung Quốc lại tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi công bố danh xưng tiêu chuẩn của 25 đảo và rạn san hô cùng 55 thực thể ở Biển Đông vào ngày 19/4/2020. Kinh độ và vĩ độ của phần lớn những đảo, rạn san hô và thực thể này nằm trong hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
          Những hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và làm căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông của Trung Quốc liên tiếp diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và cả thế giới đang tập trung chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19). Mà đại dịch này bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán Trung Quốc, đã khiến gần 3,5 triệu người mắc bệnh và hơn 244.801 người tử vong tính tới hết ngày 03/5/2020.
          Những hành động ngang ngược và nguy hiểm mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông theo yêu sách “đường lưỡi bò” (còn gọi là “đường lưỡi bò 9 đoạn” hay “đường 9 đoạn”) hoàn toàn không có giá trị pháp lý, hoàn toàn không thể phủ nhận chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đang bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp chủ quyền hợp pháp của các quốc gia liên quan ở Biển Đông để ngang ngược có những hành vi phi pháp, gây căng thẳng trong bối cảnh cả khu vực và thế giới đều đang căng sức, gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19.
          Việt Nam đã nhiều lần khẳng định về chủ quyền lâu đời đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực hiện chủ quyền của mình trên thực tế đối với hai quần đảo này. Trong công hàm gửi lên Liên hợp quốc ngày 30/3/2020 vừa qua, Chính phủ Việt Nam một lần nữa khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam khẳng định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 82) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
          Chính vì thế, dư luận cho rằng hành động ngang ngược của Trung Quốc làm suy yếu lòng tin giữa Trung Quốc với Việt Nam cũng như Trung Quốc với các nước trong khu vực. Rõ ràng Trung Quốc đang lợi dụng Covi-19 để thực hiện tham vọng của mình ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế./. LK

ĐẰNG SAU 9.5 TRIỆU USD MỸ VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM CHỐNG DỊCH COVID 19

Vừa qua các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin nói về việc chính phủ Mỹ thông qua USAID, sẽ hỗ trợ 9.5 triệu USD để giảm thiểu tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam.

Và thế là các nhà dân chủ cuội lẫn đám sính Mỹ trong nước như lên đồng, tâng bốc Mỹ lên tận mây xanh vì “nghĩa cử” này.

Nhưng Tổng thống Nga có nói một câu rất hay như thế này: “Họ (ám chỉ Mỹ) chẳng cho không ai thứ gì đâu, tất nhiên là trừ bom đạn!” Đại khái, miếng pho-mát miễn phí đến từ Mỹ thường nằm trong bẫy chuột.

Tất nhiên, nhận được quà từ người Mỹ chúng ta cần cám ơn đã, nhưng đáng ra nếu Mỹ có thiện chí thì họ có thể chuyển tiền trực tiếp cho Việt Nam, không cần thông qua USAID.

Nói thêm cho những ai chưa biết, USAID, tên viết tắt của United States Agency for International Development tức Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ, do cố Tổng thống Mỹ Kennedy lập năm 1961.

Mặc dù trên website của tổ chức này có những lời tự giới thiệu rất thiện chí là: thúc đẩy phồn vinh thịnh vượng chung; tăng cường dân chủ bảo vệ nhân quyền; cải thiện y tế toàn cầu … Nhưng thực chất đây là công cụ của chính quyền Mỹ để can thiệp và gây rối vào công việc nội bộ các quốc gia Mỹ không ưa.

Như chúng ta thấy đấy, ngân sách của USAID đến từ 2 nguồn. Một là do Quốc hội Mỹ thông qua trực tiếp, hai là ủy quyền thông qua USAID để viện trợ cho các quốc gia khác. Điều đó nghĩa là USAID phục vụ cho lợi ích của chính phủ Mỹ và hoạt động của USAID luôn trực tiếp được quân đội Mỹ bảo trợ. Dưới vỏ bọc “hỗ trợ dân sự”, “trợ giúp phát triển” cho nước ngoài và hoạt động khắp thế giới.

Tổ chức này đã bị đóng cửa ở Nga vì tiền sử cung cấp tiền bạc và kích động phe đối lập. Bởi trên thực tế, các khoản “viện trợ” hầu hết lại dành cho việc trả lương cao cho các nhân viên của USAID, hàng hoá vật tư thì có giá trên trời, nghĩa là “mèo lại hoàn mèo”, tiền viện trợ của Mỹ lại quay về chủ cũ.

Lấy ví dụ, năm 2018 Nga đã vạch tội nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng thuộc USAID tại Liên Hiệp Quốc khi công bố các bằng chứng rõ ràng về cái gọi là nhóm tình nguyện viên cứu hộ nhân đạo cho Syria, thực chất lại là những kẻ tay sai cho Mỹ, chuyên gia bịa đặt và dàn dựng các bằng chứng ngụy tạo để Mỹ tấn công Syria.

Vì nhiều lý do khác nhau, Chính phủ Việt Nam mở cửa cho tất cả các đối tác NGOs, trong đó có NED và USAID với điều kiện tôn trọng pháp luật Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và phải chịu sự theo dõi, giám sát. Tất nhiên, đám NGOs này chưa từng thôi ý đồ chống phá nước ta.

Thực tế qua hoạt động của các NGO ở Việt Nam, ngoài số vật chất ít ỏi đến được với các đối tượng cần giúp đỡ, thì tiền viện trợ được sử dụng để lớp trẻ Việt Nam thay đổi nhận thức về chuẩn giá trị” trên các lĩnh vực chính trị - văn hoá - lịch sử - tôn giáo. Và thế là, nó đào tạo ra hàng loạt những người trẻ Việt Nam mang trong mình mầm tự nhục, sính Mỹ và phản loạn.

Hiện tại, rất nhiều nước, đặc biệt là Nga, Trung Quốc, một số nước Mỹ Latinh và Trung Đông đã đuổi cổ, cấm cửa toàn bộ hoặc một số NGO của Mỹ và phương Tây, trong đó có USAID và NED (Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ của Mỹ) - những chuyên gia tài trợ khủng bố và lật đổ, có mặt trong tất cả các cuộc “cách mạng màu” mấy chục năm nay.

Đặc biệt là Nga, thì càng thẳng tay hơn với USAID.

Theo báo Pravda của Nga cho biết, USAID và NED có mặt trên khắp đất nước Nga, thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moskva để hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề: Tự do dân chủ và quyền con người.

Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “tài trợ và bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”. Theo giới học giả thì sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và châu Âu. Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin. Mỹ không muốn nước Nga xuất hiện kẻ mạnh.

Tuy gọi là “phi chính phủ” nhưng các tổ chức thuộc dạng này ngày càng liên hệ chặt chẽ với chính phủ nhiều nước, thậm chí hiện diện trong các chiến dịch tranh cử chứ không đơn thuần hoạt động nhân đạo.

Thế là ở Nga ngày càng bùng phát các phong trào tự do dân chủ. Trong đó có phong trào đấu tranh vì nhân quyền nhưng bản chất của nó là chống phá và làm suy yếu nước Nga. Cách Mỹ đã từng “diễn biến hòa bình” để kéo sập Liên bang Xô Viết.

Nhưng V.Putin rất tỉnh và đẹp trai!

Năm 2006, Tổng thống Nga ký sắc lệnh cấm mọi hoạt động tổ chức Giám sát nhân quyền, Ân xá quốc tế, Viện Cộng hòa quốc tế... cùng hơn 90 tổ chức phi chính phủ (NGO). Một trong những nguyên nhân chính là sự can thiệp vào nội bộ Nga của vài tổ chức thuộc NGO.

Việt Nam chúng ta hẵng còn yếu thế, chưa thể thẳng tay cấm cửa các tổ chức NGOs hoạt động như ở Nga, nhưng chúng ta có thể phòng bị. Nhắc lại lời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “ Đừng thấy đỏ mà tưởng chín.” Đấy, mấy triệu USD mà Mỹ viện trợ Việt Nam không biết có bao nhiêu % đến được tay chính phủ Việt Nam, tuy nhiên dám cá một điều phần lớn chúng sẽ chui vào túi của các nhân viên USAID với âm mưu, ý đồ riêng của chúng.

Đừng thấy ngon ăn mà tưởng bở, đừng vì lợi ích trước mắt mà mờ mắt, tin vào sự tử tế của người Mỹ.

#gabaothuc

ĐẶNG HỮU NAM TIẾP TỤC XUYÊN TẠC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA DÂN TỘC TA.

Vào lúc 23h, tối 30/4/2020 Đặng Hữu Nam đã tham gia trả lời phỏng vấn trực tuyến cùng với một số đối tượng chống cộng cực đoan trong và ngoài nước, live stream trên trang Facebook về cái gọi là "45 năm tháng tư đen". Tại diễn đàn này, linh mục Nam cho rằng: "Ngày 30/4 là ngày tang thương trong lịch sử dân tộc, là ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do, ngày mà người dân Việt Nam không có quyền để làm người, ngày đã làm cho đất nước Việt Nam tan hoang, ngày đã đưa đất nước trở thành lạc hậu, nghèo đói, ngày mà Việt Nam mất đi cơ hội phát triển, ngày đã tạo nên những bất công trên mọi miền đất nước, ngày mà đánh dấu dân tộc Việt Nam chuẩn bị bước vào vòng nô lệ cho ngoại bang". Linh mục này còn xuyên tạc về vấn đề biển đông cho rằng chính quyền hèn nhát và bí thế trong vấn đề Biển Đông.

Vai trò là công dân Việt Nam, cần khẳng định rõ rằng, Đặng Hữu Nam là tên phản động đội lốt linh mục. Nam là công dân Việt Nam nhưng đã rất nhiều lần vi phạm pháp luật, kích động giáo dân chống phá chính quyền, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc ta. Hắn thường xuyên xúc phạm lãnh tụ, phỉ báng các vị lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, bôi nhọ, xuyên tạc về tình hình đất nước. Cấu kết với đám phản động ở trong và ngoài nước để tuyên truyền lật đổ chế độ và chính quyền nhân dân.

Vai trò là Linh mục, Nam đã làm trái ý chúa và lòng dân. Đó là các phát ngôn, việc làm hoàn toàn không tương xứng với điều Giáo hoàng Francesco, Tòa thánh Vatican khuyến khích cộng đồng Công giáo ở Việt Nam “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Các phát ngôn, việc làm đó cũng hoàn toàn không tương xứng với điều đã được Giám mục răn dạy. Rõ ràng là chúng ta đã quá nhân nhượng để rồi một số linh mục được đà lấn tới. Khẳng định rõ là Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng tự do tôn giáo, tuy nhiên không một tôn giáo nào có thể đứng trên pháp luật Việt Nam. Đặng Hữu Nam cần phải bị trừng trị trước pháp luật. Đặng Hữu Nam không xứng làm linh mục, không xứng làm công dân Việt Nam. Để nghị chính quyền Nghệ An xử lý nghiêm minh./.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI TÀI THAO LƯỢC XUẤT CHÚNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ


Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu diễn ra cách đây đã 65 năm, nhưng “Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp” luôn là cụm từ được người dân cất lên với lòng tự hào, kính trọng mỗi khi nhắc tới sự kiện lịch sử trọng đại này. Trong lòng nhân dân, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn.”

• Nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng tư lệnh.
Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị, thời gian chiến dịch dự kiến diễn ra trong 45 ngày, đã được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Do còn giải quyết một số công việc, Đại tướng ra mặt trận sau. Đoàn cán bộ đi trước có thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch. Vào giữa tháng 12-1953, tham mưu chiến dịch của ta đã cơ bản xây dựng xong kế hoạch tác chiến chiến dịch.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (áo đen) cùng các tướng lĩnh quân đội
Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký: “Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sỹ ta đã được chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm... Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã chọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. Ở đây có cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng.
Bộ đội ta sẽ phải tiến hành nhiều trận đánh với quân cơ động có máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ trên địa hình bằng phẳng giống như ở đồng bằng. Nếu kẻ địch chấp nhận trận đánh ở Điện Biên Phủ, thì đây cũng là chiến trường do chúng lựa chọn... Trận đánh này ta không được phép thua. Phần lớn tinh hoa của bộ đội chủ lực trong tám năm kháng chiến đều tập trung ở đây. Những vốn liếng vô cùng quý giá, nhưng cũng thực ít ỏi. Từ năm 1950 bắt đầu mở chiến dịch lớn tới mùa xuân này, vẫn là những đơn vị ấy, những con người ấy.
Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sỹ đã lập công xuất sắc. Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộc chiến lâu dài...” (Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, NXB QĐND, H, 2006, tr.913, 914).
Ngày 5-1-1954, trước khi lên đường ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ ở Khuổi Tát.
Bác hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?” Đại tướng trả lời: Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Bác động viên: “Tổng tư lệnh mặt trận, “tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.”
Khi chia tay, Người dặn dò Đại tướng: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Vị tư lệnh chiến dịch “cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng nề.”
• Thay đổi phương án tác chiến - Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời vị chỉ huy
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ và có lẽ trong suốt cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” được coi là quyết định khó khăn nhất - như chính ông cũng từng thừa nhận. Quyết định đó thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân; nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng;” thể hiện tính nhân văn của một vị tướng “dĩ công vi thượng,” luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể vì lợi ích chung.
Ngày 12/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và một số cán bộ cùng đến sở chỉ huy thì được biết phía ta và cố vấn đã thống nhất sẽ nổ súng mở màn chiến dịch vào ngày 20/1, với phương châm là “Đánh nhanh giải quyết nhanh” trong vòng 3 đêm 2 ngày.
Lúc này, dù chưa đồng tình với cách đánh nhanh nhưng tại hội nghị phổ biến nhiệm vụ, Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp vẫn ân cần căn dặn mọi điều để cán bộ biết phương hướng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ theo phương hướng kế hoạch đã phổ biến. Còn ông xác định cần tiếp tục suy nghĩ để nắm chắc tình hình thực tế hơn nữa và tìm thêm những yếu tố có thể dẫn đến giành thắng lợi bằng cách đánh nhanh hay không.

Điều Đại tướng trăn trở không chỉ vì những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn “chiến dịch này rất quan trọng, chỉ được đánh thắng, không chắc thắng thì không đánh,” mà còn vì trách nhiệm trước xương máu của chiến sỹ. Ba phần tư lực lượng cơ động chiến lược của Bộ Thống soái đã dồn lên chiến trường. Nếu chiến dịch không thắng, hơn bốn đại đoàn chủ lực bị thương vong lớn thì tiền đồ cuộc kháng chiến sẽ ra sao, vị thế của đoàn ngoại giao ta tại Geneva sẽ thế nào!
Sau này, những băn khoăn này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện trong hồi ký: “Từ hội nghị Thẩm Púa tới khi đưa pháo vào trận địa đối với tôi là một thời gian rất dài. Nhiều đêm thao thức. Suy tính, cân nhắc rất nhiều lần, vẫn chỉ tìm thấy rất ít yếu tố thắng lợi. Tôi căn dặn các phái viên đi nắm tình hình, thấy bất cứ điều gì đáng chú ý đều phải báo cáo kịp thời. Mọi người đều phản ánh tinh thần chuẩn bị chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sỹ. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói với tôi trong quá trình chiến đấu, sẽ phải đột phá liên tục ba lần mới vào được trung tâm.
Nhưng đây chỉ là sự tính toán công việc phải làm. Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ, đảm nhiệm mũi thọc sâu, hoàn toàn giữ im lặng. Sang ngày thứ chín, hai ngày trước khi nổ súng, đồng chí Phạm Kiệt, Cục phó Cục Bảo vệ, theo dõi việc kéo pháo ở phía Tây, đề nghị gặp tôi qua điện thoại. Anh Kiệt nhận xét: “Pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa” (Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr. 921, 922).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp ra thực địa quan sát, chỉ đạo chiến dịch
Sau khi lùi thời gian mở màn chiến dịch đến ngày 25-1-1954, rồi lùi thêm một ngày đến 26-1 với lý do khó khăn trong việc kéo pháo vào, chưa đảm bảo sức khoẻ…, sáng ngày 26-1, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - đã nêu rõ quyết định của mình: tạm hoãn cuộc tiến công, kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại từ đầu để đánh theo phương châm “Đánh chắc tiến chắc”.
Thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc” được coi là sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời chỉ huy của mình.
Trải qua vài giờ trao đổi, với tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao, cuối cùng tập thể Đảng ủy cũng tán thành với sự thay đổi này và nhất trí cho rằng, thay đổi phương châm tác chiến là một quyết tâm rất lớn, là thể hiện cụ thể sự quán triệt tư tưởng chỉ đạo đánh chắc thắng của Trung ương.
Và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này.

Có thể thấy, những gì đã diễn ra ở Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa cho thấy, hai yếu tố khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành công trong việc cùng tập thể đi tới sự đồng thuận về cách đánh chiến dịch trước hết là trách nhiệm chính trị trước Đảng và nhân dân, trước xương máu của chiến sỹ và cùng với đó là phong cách sâu sát thực tế, dùng thực tế mà thuyết phục tập thể tiếp nhận yêu cầu cao nhất, đó là bảo đảm đánh chắc thắng.
• “Đánh chắc” và chiến thắng
Triển khai kế hoạch đánh chắc, tiến chắc, với lực lượng dân công trên 260.000 người, bằng đủ loại phương tiện chuyển chở và quyết tâm cao hơn núi, ta đã khắc phục được khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được, đảm bảo cung cấp đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men cho 50.000 bộ đội và hàng vạn dân công tại mặt trận, mở hàng chục km đường để đưa pháo vào tận trận địa.
Bước vào trận chiến, với ba đợt tiến công, bộ đội ta đã phá tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt, làm bị thương và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch đồn trú tại đây, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thực dân Pháp, đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh đối phương, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Geneva ngày 21-7-1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương.
Lá cờ Quyết thắng tung bay giữa Điện Biên Phủ
Trải qua hơn 100 ngày ở mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với toàn quân lập nên chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, mà còn để lại cho cán bộ và chiến sỹ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ./.

SỨC MẠNH CỦA LÒNG YÊU NƯỚC



          Hiện nay, Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chính trong công cuộc đổi mới và hội nhập, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam được khơi dậy và phát huy cao độ.

LỜI BÁC DẠY NĂM XƯA!




Lời căn dặn của Chủ tịch trong bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục vào tháng 5 năm 1957. 
“Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng
không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung, cán bộ quân đội nói riêng về “đức” và “tài”; trong đó, Bác luôn lấy “đức” làm gốc và đề cao đức tính khiêm tốn. Bởi khiêm tốn là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Người khiêm tốn luôn là người biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công, thành tích của cá nhân, cũng không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi người. Khiêm tốn sẽ giúp mỗi người có được sự tỉnh táo, để nhận thức chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi người. Khiêm tốn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với người cán bộ, đảng viên, những người lập được thành tích, công trạng lớn.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn đề cao và thực hành đức tính khiêm tốn trong sinh hoạt, học tập, công tác và chiến đấu, trở thành một nét đẹp văn hóa ẩn sâu trong nhân cách người quân nhân cách mạng, trở thành lời thề danh dự “… thắng không kiêu, bại không nản” được nhân dân luôn tin tưởng, yêu mến, dành tặng cho danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” cán bộ, chiến sĩ toàn quân nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thi đua “rèn đức, luyện tài”, tích cực “tự soi, tự sửa”, “Làm việc theo chức trách, nêu gương trong hành động”, đoàn kết tốt, khiêm tốn, học hỏi, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đối với đội ngũ cán bộ chủ trì, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị học và làm theo Bác luôn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, đề cao tính khiêm tốn, học hỏi, rèn luyện tác phong lãnh đạo, chỉ huy dân chủ, quần chúng, luôn tôn trọng và chân thành lắng nghe, tiếp thu sự phê bình từ cấp dưới và quần chúng. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tự kiêu, tự đại, độc tôn chân lý, cửa quyền, hách dịch, thờ ơ, vô cảm…

Nhận diện nguy cơ “diễn biến hòa bình” về văn hóa

Trong những năm gần đây, lợi dụng chủ trương hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới của Đảng, Nhà nước Việt Nam, các thế lực thù địch càng có cơ hội đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, nhằm phủ nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam, thay đổi theo chiều hướng tiêu cực nền tảng tinh thần của xã hội.
Từ đó, hướng tới âm mưu tạo ra những cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng nhung” nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Hơn lúc nào hết, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội cần được đẩy mạnh, củng cố niềm tin cho nhân dân vào con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà dân tộc Việt Nam đã lựa chọn.
Giữ gìn bản sắc văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội 
Khi nền văn hóa bản địa bị xâm thực, nền tảng tinh thần xã hội bị lung lay, đổ vỡ thể chế chính trị là diễn trình tất yếu…
Từ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, cùng với âm mưu xâm lăng nước ta bằng quân sự, các nước đế quốc còn thực hiện âm mưu xóa bỏ những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Cuộc đấu tranh này ở nước ta, theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội ngày càng diễn ra rất phức tạp, gay go và quyết liệt.
Nguy cơ “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng diễn ra từ hai góc độ: Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và xu hướng “tự chuyển hóa” của những đối tượng yếu kém bản lĩnh chính trị trước sự biến động của xã hội.
Ở góc độ chống phá của các thế lực thù địch, biểu hiện rõ nét nhất là hoạt động xuyên tạc, bôi đen giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống XHCN, ra sức du nhập văn hóa, đạo đức, lối sống tư sản thực dụng, trụy lạc, tôn thờ đồng tiền là trên hết, sống ích kỷ, phi đạo đức. Cùng đó, các thế lực thù địch luôn khuyến khích khuynh hướng đòi văn hóa, văn nghệ hoạt động độc lập với chính trị, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này.
Trong nhiều năm qua, đã có không ít văn nghệ sĩ lạc đường, từ bỏ lợi ích của quốc gia, dân tộc, chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng văn hóa, nghệ thuật phương Tây, hạ thấp, coi rẻ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, khuyến khích các giá trị văn hóa cá nhân cực đoan, đề cao giá trị dân chủ, tự do tư sản. Thậm chí, đã xuất hiện những sáng tác miêu tả cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta mang một màu đen tối, chết chóc, bi kịch, vô nghĩa; phủ định những sáng tạo văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ chiến tranh, coi đó là “minh họa”, là tô hồng, là cao hơn, là đứng trên hiện thực. Chúng ta không phủ nhận những hạn chế lịch sử của mảng văn học, nghệ thuật trong chiến tranh nhưng không thể nhân danh đổi mới để bôi nhọ cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc bằng việc chỉ miêu tả mặt đen tối, sự chết chóc và tha hóa con người trong chiến tranh. Khuynh hướng này chỉ là phiến diện, chưa trung thực với lịch sử. Với vai trò văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, những sản phẩm đội danh văn hóa này đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ làm tha hóa thế hệ trẻ, tạo ra một thế hệ “mất gốc”, phủ nhận các giá trị truyền thống dân tộc, thích đua đòi, ăn chơi hưởng lạc, kích thích các tệ nạn xã hội phát triển.
Ở góc độ chủ quan những người “tự chuyển hóa”, khi đất nước mở cửa sâu rộng với thế giới, những yếu tố có khả năng tác động tới sự biến đổi về xã hội ùa vào theo là vấn đề tất yếu. Đó bao gồm hai sản phẩm cơ bản: Văn hóa và tiêu dùng. Cả hai sản phẩm này, dù được nhập khẩu chính ngạch nhưng đều mang tính hai mặt, đặc biệt với sản phẩm văn hóa. Những sản phẩm văn hóa được phép lưu hành đều mang những giá trị nhất định về chân-thiện-mỹ, cổ vũ lối sống lành mạnh, tốt đẹp. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là việc phổ biến những giá trị văn hóa, hình ảnh xã hội khác biệt, thậm chí đi ngược với những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Dưới góc độ hội nhập, chúng ta không thể không tiếp thu những tinh hoa của văn hóa thế giới nhằm bổ sung, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nếu việc tiếp thu thiếu chủ động, không đủ bản lĩnh, năng lực để chỉ lựa chọn cái tốt, cái có ích cho đời sống văn hóa thì quá trình hội nhập về văn hóa sẽ trở thành nguy cơ làm “biến màu” nền văn hóa bản địa.
Đối với sản phẩm tiêu dùng, là những thứ vô cùng gần gũi trong cuộc sống mỗi người, như: Cái ăn, cái mặc, cái làm đẹp, sự tác động về văn hóa diễn ra âm thầm nhưng không kém phần mạnh mẽ. Bởi lẽ, bất cứ lĩnh vực nào, sản phẩm gì trong xã hội đều ẩn chứa yếu tố văn hóa. Một chiếc quần Jean gắn với hình ảnh chàng Cowboy miền Tây nước Mỹ. Một chiếc ô tô Mercedez gắn với văn hóa Đức. Một sản phẩm tiêu dùng tốt, bền, giá cả phải chăng thường gắn với hình ảnh đất nước Mặt trời mọc… Khi quen thuộc với những sản phẩm tiêu dùng ấy, đồng nghĩa với việc người sử dụng trở nên “thân thiết” với nền văn hóa làm ra chúng. Từ đó, tâm lý sùng bái hàng ngoại có thể tiếp biến thành sùng bái văn hóa ngoại.
Những tác động của văn hóa lên nền tảng tư tưởng xã hội thường không mang tính chất tức thời mà là một quá trình “mưa dầm thấm lâu”. Tuy nhiên, sự chuyển biến chậm rãi đó lại có khả năng thay đổi bền vững tư duy, tình cảm của mỗi người. Vì thế, nếu thiếu cảnh giác, để những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai du nhập, thẩm thấu sâu vào đời sống xã hội Việt Nam, chúng ta sẽ phải trả cái giá rất đắt. Thậm chí, có thể là cả việc lạc mất con đường tiến lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân đã lựa chọn...

Bộ mặt phía sau hình ảnh "bồ tát từ thiện" của vợ chồng đại gia Đường Dương



Vợ chồng Đường Nhuệ biết cách tận dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh mỗi lần làm thiện nguyện như một vỏ bọc hoàn hảo để che đậy những việc làm vi phạm pháp luật của mình.
Lật tẩy bộ mặt phía sau hình ảnh "bồ tát từ thiện" của vợ chồng Đường Nhuệ
Những ngày qua vụ án Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, tức Đường "Nhuệ") bị khởi tố, bắt giam đang là tâm điểm của dư luận địa phương. Đến lúc này, nhiều người mới vỡ lẽ về chân tướng bấy lâu nay của vợ chồng được xem là đại gia quê lúa, thậm chí còn được ngợi ca có tấm lòng "bồ tát" chuyên làm từ thiện.
Quả thực, trước khi bị bắt, vợ chồng Đường "Nhuệ" được mọi người biết đến là doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực bất động sản, hoạt động từ thiện. Nhưng ngoài đời, vợ chồng đối tượng cùng đàn em bị tố cáo hành hung, đe dọa những ai cản đường làm ăn, kinh doanh hay những cá nhân, công ty nào cạnh tranh với gia đình Đường trong mỗi lần đấu giá đất. Theo đó, vợ chồng này thường huy động đàn em đến địa điểm đấu giá. Nếu có ai mua hồ sơ, sẽ đe dọa người mua để họ tự rút lui, còn không chịu thì sẽ khủng bố tinh thần, hành hung nếu cần thiết. Đáng chú ý, vợ chồng đối tượng đã biết cách tận dụng mạng xã hội, tài khoản Facebook cá nhân đưa những hình ảnh mỗi lần đi làm thiện nguyện đó đây như một vỏ bọc hoàn hảo để che đậy những việc làm vi phạm pháp luật. Theo chuyên gia tâm lý tội phạm, hiện nay xu hướng tội phạm có tổ chức hoạt động dưới vỏ bọc doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hợp pháp. Trong quá trình hoạt động, các đối tượng tạo dựng các mối quan hệ để thuận lợi trong công việc làm ăn hay che dấu những hành vi phạm tội của mình. Để làm được điều này, các đối tượng thường tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo để quảng bá hình ảnh bản thân, thể hiện mình là người có trách nhiệm với xã hội, tạo thiện cảm, lòng tin với cộng đồng; đồng thời khuếch trương thanh thế mở ra nhiều quan hệ mới hỗ trợ công việc.







Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5



Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Vậy lịch sử của ngày 1/5 như thế nào?
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác. Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. 
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn
 Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy". Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.  Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.



Ý NGHĨA NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4/1975



Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Hay đánh giá của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái móc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”. Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bốn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”. Cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, bao giờ cũng quanh co phức tạp nhưng không ngừng phát triển. Gần bốn thập kỷ qua, trong cục diện quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới mà nhân dân tiến bộ gọi là “thời kỳ sau Việt Nam”. Việt Nam - ngọn cờ tiên phong, ngọn cờ vẫy gọi những người lao động nghèo khổ và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đầy rẫy bất công và bạo ngược.


Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ, CẢNH SÁT BIỂN SÁT CÁNH CÙNG NGƯ DÂN BÁM BIỂN


Ngày 1/5/2020 Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp nói trên bắt đầu được áp dụng từ 12 giờ ngày 1.5 đến 12 giờ ngày 16.8. 

Kỳ thực đây cũng là 1 trong số "những mưu hèn kế bẩn", là kịch bản của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông, những mưu đồ được Trung Quốc toan tính từ bao đời nay. Nhưng muốn là một chuyện còn được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác và thực tế đó là nhiệm vụ bất khả thi đối với Trung Quốc. 

Chẳng việc gì phải lo lắng cả biển của ta ta cứ căng buồm giông khơi, bà con ngư dân hoàn toàn yên tâm bên cạnh bà con ngư dân luôn có lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển hùng hậu lúc nào cũng sát cánh cùng ngư dân ra khơi bám biển. 
Cảnh sát Biển tuần tra, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Coi chừng COVID-19 phản công bất ngờ


Mấy ngày nghỉ lễ, lại được dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội, nên người dân đi chơi rất đông. Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, chiều 1.5, bãi biển Cửa Lò, Sầm Sơn... du khách đổ về lên tới hàng vạn người, các ngả đường tắc cứng, bãi biển đông nghịt người.
Hình ảnh tại bãi biển Sầm Sơn chiều 1/5/2020
Chính lúc người dân coi thường nhất, chủ quan nhất, là lúc dịch có nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, khi người dân không chấp hành nghiêm các quy định về hạn chế tiếp xúc xã hội.
Quy định đeo khẩu trang và không tập trung hơn 20 người gần như "phá sản".
Các địa chỉ du lịch khác như Vũng Tàu, Đà Lạt cũng đông khách, hàng quán mở cửa đón khách trở lại bình thường. Trong đầu mọi người, hình như không còn tồn tại hai chữ "COVID". Đây chính là điều rất nguy hiểm.
Hình ảnh đường phố Đà Lạt trong những ngày nghỉ lễ
Chỉ cần một người trong đám đông đó bị nhiễm bệnh, thì coi như công sức phòng chống dịch mấy tháng qua đổ sông đổ biển. Chính lúc người dân coi thường nhất, chủ quan nhất, là lúc dịch bùng phát.
Thử nhìn lại mấy tháng dịch bệnh vừa qua, Việt Nam kiểm soát tốt là vì không chủ quan, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", khoanh vùng, cách ly, dập dịch quyết liệt.
Còn các nước dịch bùng phát mạnh, ca bệnh nhiều và tử vong cao là do chủ quan, người dân không chấp hành các quy định về phòng chống dịch của chính quyền.
Vậy thì, liệu chúng ta có quá chủ quan khi mới qua 16 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng, tính đến ngày 2.5. Với loại virus nguy hiểm này, với những ca đã âm tính trở lại dương tính, thì không ai dám chắc 16 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng là an toàn tuyệt đối.
Truyền thông về năng lực dập dịch tốt của Việt Nam cũng cần thiết, nhưng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến lơ là "khinh địch". Coi chừng “địch” sẽ phản công bất ngờ.
Thành quả phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam phải được giữ vững, vấn đề không chỉ là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, mà là sức khỏe và "sự sống" của nền kinh tế.
Hãy hình dung, nếu để một vài ổ dịch bùng phát, phải tập trung khoanh vùng, cách ly, phải tốn sức người sức của để dập dịch, phải tạm dừng các hoạt động đi lại, kinh doanh, thì sẽ nguy hiểm cho nền kinh tế như thế nào.
Nếu để dịch phản công, thì đó là đòn bồi vào một cơ thể đã kiệt sức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.
Hãy đề cao cách giác, thận trọng trong mọi hoạt động, chấp hành các quy định về phòng dịch cho đến khi chính thức tuyên bố không còn dịch COVID-19 trên toàn quốc.Chúng ta phải phòng thủ trước dịch bệnh thật chắc chắn, khi đó mới có thể phản công trên mặt trận kinh tế.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ THỪA NHẬN 11 SAI LẦM CỦA MỸ TRONG CUỘC CHIẾN Ở VIỆT NAM


Đã 45 năm trôi qua từ ngày 30/4/1975 - Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước kết thúc cuộc chiến tranh đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, một chiến thắng đã mang lại ý nghĩa lịch sử to lớn của Quân và Dân ta và nhờ vào đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta; chiến thắng bắt nguồn từ truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam. Không thể phủ nhận kết quả cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là sự tiếp nối cuộc Cách mạng tháng Tám, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Về phía Mỹ, nguyên nhân thất bại của họ bắt nguồn từ giới cầm quyền hiếu chiến thời kỳ đó đã đánh giá sai nội dung của thời đại ngày nay và bản chất chính trị. Đó là thời đại, các dân tộc đã nhận thức được quyền dân tộc tự quyết, về quyền lựa chế độ xã hội, lựa chọn con đường phát triển của mình mà không có bất cứ một thế lực nào có thể cản trở. Về bản chất chính trị; Mỹ đã lẫn lộn mục tiêu cuộc đấu tranh bảo vệ giá trị dân tộc ta với vai trò của ý thức hệ. Chính Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, kiến trúc sư” của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ viết trong cuốn hồi ký mang tựa đề “Hồi tưởng” xuất bản năm 1995 thừa nhận 11 sai lầm mà Mỹ đã vấp phải như sau:
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara

1. Chúng ta (Mỹ) đã đánh giá sai khi đó (và từ đó đến nay) những chủ đích địa chính trị của các đối thủ... và chúng ta đã phóng đại những mối nguy hại từ hành động của họ đối với nước Mỹ.
2. Chúng ta xem xét nhân dân và lãnh đạo của miền Nam Việt Nam chỉ bằng trải nghiệm của chúng ta... Chúng ta đánh giá sai hoàn toàn những lực lượng chính trị trong đất nước đó.
3. Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của tinh thần dân tộc có thể huy động nhân dân đấu tranh và hy sinh vì đức tin và giá trị của họ.
4. Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hoá và chính trị của nhân dân Việt Nam, cũng như về nhân cách và tập quán của các nhà lãnh đạo của họ.
5. Chúng ta đã thất bại khi đó (và từ đó đến nay) trong việc nhận ra những hạn chế của khí tài, lực lượng và học thuyết quân sự công nghệ cao, hiện đại... Chúng ta cũng thất bại trong việc điều chỉnh chiến thuật quân sự của chúng ta cho phù hợp với nhiệm vụ thu phục nhân tâm của người dân thuộc một nền văn hoá hoàn toàn khác biệt.
6. Chúng ta đã thất bại trong việc lôi kéo Quốc hội và nhân dân Mỹ vào cuộc thảo luận toàn diện và cởi mở, tranh luận những điều nên và không nên xung quanh việc đưa quân đội tham chiến trên diện rộng... trước khi chúng ta lên kế hoạch hành động.
7. Sau khi sự việc diễn ra và những sự kiện không như dự đoán khiến chúng ta đi chệch đường lối đã hoạch định... thì chúng ta đã không giải thích đầy đủ những điều đang diễn ra và tại sao chúng ta lại phải làm như đã làm.
8. Chúng ta không chịu thừa nhận rằng kể cả nhân dân lẫn lãnh đạo của chúng ta đều không thông suốt mọi sự. Đánh giá của chúng ta về cái gì là lợi ích tốt nhất của đất nước và dân tộc khác cần phải được đưa ra sát hạch thông qua bàn luận cởi mở tại những diễn đàn quốc tế. Chúng ta không được Thượng đế ban phát quyền nhào nặn mỗi dân tộc theo hình ảnh của chúng ta hay theo cách mà chúng ta lựa chọn.
9. Chúng ta không tuân thủ nguyên tắc về việc hành động quân sự của Mỹ, chỉ nên được thực thi trong sự phối hợp với lực lượng đa quốc gia được cộng đồng quốc tế ủng hộ hoàn toàn (về thực chất, chứ không chỉ nhìn từ bên ngoài).
10. Chúng ta đã không chịu thừa nhận rằng trong các vấn đề quốc tế, cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống, có thể có những vấn đề không tìm được giải pháp tức thời... Đôi khi chúng ta phải sống trong một thế giới không hoàn hảo, không ngăn nắp.
11. Những sai sót căn bản trên khiến chúng ta không tổ chức được bộ máy chóp bu của chính quyền hành pháp trong việc xử lý hữu hiệu tổng thể những vấn đề chính trị và quân sự bất thường.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta đã làm thức tỉnh lương tri của nhân loại, nhiều cựu chiến binh tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã trở lại Việt Nam với những tâm trạng khác nhau với sự thức tỉnh lương tri của nhân loại tiến bộ, cũng như lòng ăn năn day dứt của chính họ, cùng với thời gian giúp họ gác lại quá khứ, hướng tới tương lai…

LỜI BÁC DẠY NĂM XƯA!




Ngày 02/5/1959:
“Đảng và Chính phủ lúc nào cũng chú ý đến đồng bào vùng cao và càng ngày càng hết sức 
chú ý giúp đỡ đồng bào nhiều hơn nữa”.
​Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi nói chuyện với Đoàn đại biểu các dân tộc ít người về dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, ngày 01 tháng 5 năm 1959 tại Thủ đô Hà Nội.
Đây là giai đoạn miền Bắc đang đẩy mạnh phong trào tổ đổi công, tiến dần lên hợp tác xã; trong đó, đồng bào các dân tộc ít người là lực lượng chủ yếu trong phát triển phong trào ở miền núi. Lời khẳng định của Bác thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, nhất là đoàn kết với đồng bào các dân tộc ít người và trách nhiệm của Đảng, Chính phủ đối với việc thực hiện chính sách đó, góp phần cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng cao.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã quan tâm với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn đối với đồng bào vùng cao, vùng dân tộc ít người; trong đó: Chú trọng phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể từng vùng, đảm bào cho đồng bào các dân tộc phát huy thế mạnh của địa phương, làm giàu cho mình và cho xã hội; ưu tiên phát triển giáo dục, coi trọng việc đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số; tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc…
Học tập và làm theo lời Bác dạy, Quân đội đã thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đào tạo, tuyển dụng con em các đồng bào dân tộc ít người với việc mở các lớp đào tạo thiếu sinh quân tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào học tập và công tác trong quân đội. Các đơn vị có bộ đội với nhiều dân tộc khác nhau, luôn lãnh đạo tốt việc xây dựng mối đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ người kinh với người dân tộc; làm tốt công tác phân loại đối tượng huấn luyện, giáo dục để nâng cao chất lượng huấn luyện đối với bộ đội là con em dân tộc ít người. Đặc biệt, thực hiện chức năng đội quân công tác, các đơn vị quân đội luôn chủ động phối hợp tốt với cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tích cực tham gia triển khai các chương trình, dự án xây dựng đơn vị kinh tế quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”, chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Tết Biên phòng, ấm lòng dân bản”… góp phần xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống cho đồng bào, củng cố, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, thế trận quốc phòng toàn dân góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, thực hiện điều mong muốn của Người “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”.

MỘT QUỐC GIA ĐOÀN KẾT ĐÃ CHIẾN THẮNG MỌI KẺ THÙ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.

Xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử  dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại bang với nền kinh tế hùng mạnh, vũ khí tối tân, nhưng tinh thần yêu nước cùng với sự đoàn kết đã làm nên sức mạnh, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, không những không chịu khuất phục mà còn đương đầu, chiến đấu và chiến thắng.  Không có kẻ thù nào có thể ngăn nổi bước ta đi, cho đến hôm nay một Việt Nam nhỏ bé lại một lần nữa  làm cho thế giới phải kinh ngạc trong cuộc chiến chống dịch,  thứ kẻ thù vô hình mang tên COVICD -19 .

Trong  cuộc chiến chống giặc COVCD-19 chúng ta cơ bản đã đi  đến chiến thắng. Chiến thắng  này là chiến thắng của cả một quốc gia đoàn kết. Là chiến thắng từ các quyết sách đúng và dứt khoát của Đảng, Nhà nước và từ sự đồng lòng hưởng ứng, nỗ lực hợp tác của nhân dân ta, của đội ngũ y Bác sỹ tài tình, tận tâm, tận lực bón từng thìa cháo cho bệnh nhân, khiến họ xúc động đến rơi nước mắt .

Trải qua hơn 4 tháng chúng ta đã chứng kiến một Việt Nam kiên cường, đoàn kết với tinh  thần tương thân tương ái, của ít lòng nhiều, từ mẹ già đến em nhỏ, từ tỷ phú đến những gia đình khó khăn đều chung tay góp sức. Hình ảnh những người chiến sỹ ăn cơm hộp ngủ lán rừng, bà  mẹ già lặn lội từ xa đóng góp từng bó rau bát gạo, khiến cho mỗi chúng ta đều cảm thấy rưng rưng xúc động, chúng ta cảm thấy tự hào thêm yêu đất nước, yêu chế độ hơn bất cứ lúc nào .

Thật diệu kỳ biết bao nhiêu trong những ngày đất nước ta kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước  30/4/1975- 30/4/2020 cũng là ngày Việt Nam cơ bản đã đẩy lùi được dịch bệnh, có niềm vui nào hơn thế, chúng ta hãy cùng cất cao tiếng hát để chào mừng ngày đất nước vang khúc Khải hoàn. Nhưng dù vui thế nào chúng ta cũng không được chủ quan, bài học của các nước vẫn còn đó ..!/