Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Hiểu cho đúng về một nền tư pháp dân chủ xã hội chủ nghĩa

Nền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (trước đây là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) hình thành sau khi nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại chính quyền, thiết lập một nhà nước Việt Nam tự do, độc lập. Năm 1946, thể theo nguyện vọng của toàn dân, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Đây là văn bản luật đầu tiên của nước Việt Nam mới, thể hiện đầy đủ quyền tự do, dân chủ mà người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng và được Nhà nước bảo hộ. Cũng từ văn bản luật gốc này, từ thực tiễn cuộc sống, nhu cầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH), các văn bản luật khác dần được hình thành, ra đời.
Quá trình xây dựng các văn bản pháp luật (gọi chung là các luật) được tiến hành chặt chẽ, khoa học, được lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và được tiếp thu, chỉnh sửa một cách hợp lý theo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua. Điều đó thể hiện tính dân chủ rất cao trong quy trình xây dựng các luật. Trong số 230 bộ luật, luật đang có hiệu lực thi hành và sắp có hiệu lực thi hành thì có hai bộ luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc khởi tố, xét xử các vụ án hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, đó là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. Các điều, khoản trong hai bộ luật nêu trên vừa khái quát đầy đủ các lĩnh vực, vừa cụ thể hóa rõ ràng các hành vi, dấu hiệu vi phạm hình sự của mọi cá nhân, tổ chức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc áp dụng các điều, khoản trong quá trình tố tụng và xét xử được các cơ quan tư pháp tiến hành độc lập, theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, do đó về mặt nguyên tắc là rất chặt chẽ, không có chuyện vi phạm dân chủ như một số trang mạng cố tình đoán mò rồi dẫn lái dư luận. Trong điều kiện hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ nên thông tin được truyền đi nhanh chóng và rộng rãi. Trong lĩnh vực điều tra, xét xử các vụ án cũng có quy trình rất minh bạch, công khai, thông tin đầy đủ, điều đó không cho phép các cá nhân tham gia vào quy trình xử lý các vụ án có thể cố tình làm sai lệch kết quả điều tra, xét xử.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, có những vụ án rất phức tạp, nhiều tình tiết, chứng cứ khó có thể làm rõ trong một thời hạn nhất định, chính vì thế mới xảy ra các lỗi trong quá trình điều tra, xét xử dẫn đến hiện tượng lọt người, sót tội ở một vài vụ án trong số hàng nghìn vụ án mà các cấp tòa phải xét xử hằng năm. Thế nên có thể khẳng định, việc sai sót trong điều tra các tình tiết cụ thể, có thể xảy ra, nhưng đó là do sai sót của từng khâu, thuộc về từng cá nhân tham gia vào quy trình điều tra, xét xử. Còn về mặt nguyên tắc tổng thể của quá trình điều tra, xét xử các vụ án hình sự là hoàn toàn chặt chẽ, minh bạch, thể hiện rõ sự nghiêm minh, ưu việt của pháp luật XHCN. Thế nên, không thể lấy một vài sai sót từ một số vụ án để quy chụp và xuyên tạc cả nền tư pháp của Việt Nam. Đó là tư duy và cách hiểu của những người cố tình phủ nhận sạch trơn hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhằm vào những mưu đồ và lợi ích cá nhân.

Lấy mạng xã hội làm tấm bình phong

Công nghệ viễn thông phát triển là cơ hội để truyền thông lan tỏa, đó là một trong những điều kiện để mở rộng dân chủ. Thế nhưng hiện nay, một số cá nhân đã lợi dụng vấn đề này để tung tin thất thiệt, bịa đặt các tình tiết về các vụ án hòng "câu view", "câu like", hướng lái dư luận và mục đích cụ thể, thực dụng hơn cả là kiếm tiền từ trên mạng. Chẳng hạn khi mở trang Youtube, gõ từ khóa “vụ án Hồ Duy Hải”, người dùng sẽ thấy xuất hiện hàng trăm clip liên quan đến vụ án. Trong số ấy có nhiều video clip với những thông tin kiểu dựng chuyện, bịa chuyện, trộn lẫn thật với giả khiến cho người xem như lạc vào mê cung, không thể phân biệt được đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Cũng có những video clip lợi dụng các tình tiết của vụ án để bôi nhọ, nói xấu người này, chĩa mũi dùi vào người khác. Nghe các câu, từ bình luận trong clip, những người ít thông tin cứ ngỡ tác giả của video clip là những “nhà điều tra” tội phạm thực thụ, hoặc chí ít họ cũng có những “nguồn thông tin đáng tin cậy” như họ nói. Nhưng thực ra những người làm ra các video clip này hầu hết chỉ là những kẻ lừa bịp về truyền thông trên mạng xã hội. Tất cả thông tin mà họ đăng tải đều là do cóp nhặt trên mạng, kết hợp với sự bình luận bạt mạng, vô căn cứ, hoàn toàn theo ý chủ quan của bản thân người làm ra sản phẩm video clip. Hình ảnh trong các video clip này hầu hết là hình ảnh tĩnh mà họ nhặt nhạnh từ đâu đó, rồi gán ghép bằng những lời bình luận vô lối. Những trang mạng mang màu sắc phản động và có sự thù địch với Việt Nam, như: Việt Tân, BBC, RFA... thì có thêm các đoạn “phỏng vấn” truyền thanh một vài nhân vật đang có thiên hướng, hoặc đã từng thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, hòng làm ra vẻ sản phẩm của mình là “vô tư”, là “minh bạch”. Nhưng xâu chuỗi các video clip của họ lại thì thấy rõ, họ luôn hướng lái người nghe/xem đến mục tiêu chính trị, đó là xuyên tạc tính ưu việt của chế độ XHCN, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội Việt Nam. Hầu hết nhân vật trong các video clip của các trang mạng nói trên đều cố “bày trò”, ra vẻ “vì sự dân chủ, công bằng”, nhưng cuối các đoạn phỏng vấn, bao giờ họ cũng lòi “cái đuôi cáo” về chính trị của mình ra.
Cũng trong môi trường mạng, hiện nay còn tồn tại một dạng thông tin thất thiệt, biến không thành có, dựng đứng nhiều chuyện. Thậm chí trong một số vụ án hình sự, họ còn sẵn sàng bịa thêm các chi tiết, nhân vật, hòng làm cho vụ án thêm ly kỳ, mục đích cuối cùng là để trang của mình có nhiều người quan tâm, theo dõi. Điều tai hại là sự bịa đặt này được phát đi phát lại, kiểu “mưa dầm thấm lâu”, khiến cho người nghe/xem chuyển từ phân vân đến nghi ngờ, rồi tin tưởng vào những điều không có thật. Đối với các vụ án quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn, được dư luận quan tâm thì những thông tin giả này có thể sẽ làm cho xã hội nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn sai lệch về quy trình điều tra, xét xử, khiến cho các tầng lớp nhân dân hiểu không đúng về bản chất vụ án, từ đó biểu hiện thái độ thiếu tin tưởng vào sự công minh của nền tư pháp XHCN. Đó là điều mà thế lực thù địch và những kẻ giả mạo thông tin mong muốn, bởi họ sẽ đạt được hai mục đích, tức là vừa thực hiện được âm mưu xuyên tạc nền tư pháp XHCN, đồng thời lại đạt được một yếu tố có tính cốt lõi, đó là lấy được tiền của nhà mạng nhờ vào những trang, những sản phẩm có nhiều người theo dõi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều kẻ đã bất chấp đạo đức và luật pháp để bịa đặt thông tin hòng trục lợi, kiếm tiền từ sự tò mò, thiếu tỉnh táo của cộng đồng mạng.

Giải quyết nạn thông tin giả - cần sự quyết liệt

Sở dĩ thông tin bịa đặt, thông tin giả về các vụ án còn tồn tại trên không gian mạng và luôn phát triển với cấp số nhân là vì mấy vấn đề sau: Thứ nhất, còn nhiều người tin vào những sự “bịa như thật” trên mạng. Nói về vấn đề này, TS Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, từng nhận xét: Ở Việt Nam, tốc độ phát triển của internet khá nhanh và lượng người sử dụng rất cao (khoảng 64 triệu người), trong khi trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn có những hạn chế nên khó phân biệt được tin thật với tin giả lan truyền trên mạng. Vì vậy, việc nâng cao dân trí thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục... là rất cần thiết, đây chính là cái gốc sâu xa nhằm giải quyết vấn đề dư luận sẽ đi theo chiều cạnh nào khi tiếp nhận biển cả thông tin mênh mông. Đối với các vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến dư luận, tâm lý xã hội, nhất là các vụ án trọng điểm thì càng cần được định hướng, tuyên truyền sâu rộng để đông đảo các tầng lớp nhân dân được biết, được hiểu, từ đó tự xây dựng nhận thức đúng đắn khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Một quy luật tất yếu là nếu lúa tốt thì cỏ dại khó mọc và ngược lại.
Thứ hai, còn nhiều nhà mạng thiếu trách nhiệm với những thông tin mà mình cung cấp, điều nguy hại hơn là họ còn trả tiền cho cả những thông tin giả, thông tin bịa đặt. Với vai trò là cung cấp nền tảng hơn là vai trò của nhà xuất bản, các nhà mạng lớn trên thế giới hiện nay có vẻ không quan tâm đến độ chính xác của các thông tin, vì thế các thông tin thất thiệt hầu như không bị can thiệp, mặc sức hoành hành trên mạng. Thực tế hiện nay, mạng xã hội không khác gì "chợ truyền thông", trong đó lẫn lộn cả thông tin tốt lẫn thông tin xấu độc. Có lẽ đã đến lúc cần phải nghiên cứu xây dựng các đạo luật, hoặc các công ước có tính quốc tế nhằm quản lý tình trạng trên, không thể để tình trạng vì tiêu chí tự do ngôn luận mà xâm hại các quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thậm chí là quyền lợi chính đáng của một quốc gia. Mục tiêu của các nhà mạng là kiếm tiền từ thông tin thì dứt khoát phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin mà mình đóng vai trò hỗ trợ cung cấp. Trong một cái chợ thì ban quản lý chợ cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng trộm cắp, bất lương của cái chợ đó.
Thứ ba, việc cung cấp thông tin chính thống có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Về vấn đề này, có lần trao đổi với chúng tôi, nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương cho rằng: Cơ chế thông tin của Nhà nước ta là dân chủ và minh bạch, tuy nhiên đối với từng cơ quan cụ thể, có lúc chưa làm tốt vấn đề này, chính vì vậy mới tạo ra kẽ hở để một số tổ chức, cá nhân có dã tâm lợi dụng, hòng trục lợi và mưu đồ chống phá. Do đó, việc thông tin những vấn đề quan trọng có liên quan tới quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa... của các tầng lớp nhân dân cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện và sâu kỹ. Khi có thông tin đích thực, chính thống, có nghĩa là dư luận đã được định hướng, không còn sự ngả nghiêng, nghi ngờ giữa cái thật và không thật. Báo chí chính thống, cách mạng phải giữ vững vai trò chủ đạo trong thông tin chân thực, tuyệt đối không để lợi ích cục bộ che lấp bản chất cách mạng của các nhà báo, cơ quan báo chí.
Giải quyết được 3 vấn đề trên có nghĩa là chúng ta đã thực hiện được những yếu tố cơ bản, góp phần làm trong sạch môi trường truyền thông, tạo điều kiện tốt nhất để dư luận tiếp cận các thông tin đúng, chân thực, loại bỏ các thông tin xấu độc, giả mạo để người dân hiểu đúng bản chất sự việc, sự thật.

Chế độ xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân căn bản để Việt Nam chiến thắng dịch COVID- 19




Trong khi toàn thế giới đang căng sức chống chọi với sự lây lan của dịch COVID- 19 với tâm lý kinh hoàng kèm theo sự mất mát về người và của cải, thì ở Việt Nam, một đất nước với nền y học chưa tiên tiến bằng một số nước phát triển đã kiềm tỏa được dịch COVID- 19 (mặc dù trong mấy ngày gần đây, dịch COVID-19 đang lây lan ở Đà Nẵng và một số tỉnh, nhưng chỉ là những ca tự bùng phát, chưa rõ nguyên nhân). Nguyên nhân nào chúng ta chiến thắng được đại dịch. Đây là câu hỏi cho Đảng, Nhà nước, người dân Việt Nam, những cũng là câu hỏi cho nhiều nước trên thế giới rất đang muốn khống chế được dịch bệnh hiện nay. Theo tôi chúng ta chiến thắng được đại dịch bởi mấy nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ do một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng đó phải lấy nền tảng chủ nghĩa Mác- Lê nin soi đường. Việt Nam của chúng ta có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Cho nên trong dịch COVID- 19 vừa qua, Đảng đã phát huy được trí tuệ của mình trong lãnh đạo toàn dân chống dịch COVID- 19 (lãnh đạo nhanh, toàn diện, hiệu quả)
Thứ hai, chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nền dân chủ của dân, do dân, vì dân. Bản chất của chế độ là công bằng, bình đẳng, vì con người; mọi chính sách công bằng, không bỏ ai lại phía sau, cho nên khi dịch COVID- 19, chúng ta đã phát huy được niềm tin, nghị lực của toàn dân. Niềm tin, nghị lực của dân đã biến thành tính tự giác cao độ; thành lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết vô song. Những yếu tố đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để vượt qua đại dịch.
Thứ ba, Việt Nam có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Từ chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp với tình hình an ninh chính trị ổn định; nền kinh tế phát triển; con người nhân hậu…Việt Nam đã được bầu bạn quốc tế tin tưởng, giúp đỡ nhiều mặt, trong đó có chống dịch COVID- 19.
Từ những nguyên nhân trên có thể khẳng định do tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng là nguyên nhân căn bản để Việt Nam chiến thắng dịch COVID-19.

Bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị thường lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).


1. Những năm gần đây, vào dịp Ngày Tự do báo chí thế giới (3-5) hằng năm, hay kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6), trên nhiều trang mạng có nội dung xấu độc và trên trang tiếng Việt của một số cơ quan truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam thường xuất hiện các ý kiến, bài viết xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Trong đó, cái gọi là “Tổ chức phóng viên không biên giới” không những đưa ra bảng xếp hạng hết sức sai trái về tự do báo chí ở Việt Nam, mà còn công bố danh sách và trao giải thưởng “Anh hùng thông tin” cho một số đối tượng người Việt Nam đã lợi dụng tự do, dân chủ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. “Tiền hô hậu ủng” cho tổ chức phi chính phủ này là những đối tượng được dán mác “nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền”, “nhà báo tự do” trong nước tung ra nhiều bài viết, phát ngôn xuyên tạc trắng trợn tình hình tự do báo chí của Việt Nam.
Không chỉ vậy, vào những thời điểm các cơ quan chức năng, bảo vệ pháp luật của Việt Nam khởi tố vụ án, khởi tố các đối tượng lợi dụng tự do, dân chủ tuyên truyền, chống phá chính quyền Nhà nước, thì các thế lực thù địch bên ngoài và những người còn thù hằn với chế độ lại rêu rao đó là "hành động bóp nghẹt tự do ngôn luận", "triệt tiêu quyền tự do báo chí", hoặc "ra sức ngăn cản những người bất đồng chính kiến"...
2. Là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946 đã hiến định tại Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được hiến định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ngày càng được hiện diện trong thực tiễn cuộc sống, năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí. Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Điều 10 của luật này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được quy định tại Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 với 3 nội dung cụ thể, gồm: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân. Đặc biệt, Điều 13 luật này nêu rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.
Như vậy, về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam đã được quy định toàn diện, đầy đủ, với những nội dung cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống.
3. Trên thực tế, không riêng ở Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia tuy có cách tiếp cận không giống nhau về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng đều có một nguyên tắc cơ bản là việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải phù hợp với tình hình, điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ dân trí, thể chế chính trị của mỗi nước và không được phép lợi dụng quyền cơ bản này để xâm hại lợi ích quốc gia-dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác và ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, trật tự xã hội. Điều 11, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp đã quy định: “Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật”. Nước Mỹ tuy không ban hành luật riêng về báo chí, nhưng có nhiều điều luật khác của quốc hội, quy định có tính pháp lý của tòa án cũng đưa ra những giới hạn nhất định đối với báo chí, đối với quyền và trách nhiệm của công dân liên quan đến báo chí nhằm tránh xâm hại đến an ninh quốc gia. Khoản 2, Điều 29 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 nêu rõ: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra nhằm bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn”.
Thế giới từng có những bài học về việc báo chí đi quá giới hạn tự do cho phép, nên phải giá rất đắt. Tháng 9-2005, tờ báo Jyllands-Posten (Đan Mạch) đăng tải 12 bức tranh biếm họa về đấng tiên tri Muhammad của Hồi giáo. Sau đó, bức tranh biếm họa này tiếp tục xuất hiện trên nhiều tờ báo ở Pháp, Na Uy, Hà Lan, Italy, Tây Ban Nha. Vụ việc đã gây nên một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ của những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Tháng 7-2011, tờ News of the World (Tin tức thế giới) của nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm hoạt động vì bị công chúng cáo buộc nhiều phóng viên bản báo này đã đột nhập điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. Nhắc lại hai ví dụ trên để thấy, trên thế giới không có quốc gia nào cho phép tự do báo chí, tự do ngôn luận “đứng trên, đứng ngoài” luật pháp và xâm hại đến an ninh quốc gia. Nếu vi phạm điều này, báo chí sẽ bị công chúng tẩy chay và bị những chế tài xử lý thích hợp.
4. Mọi quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí đều phải có giới hạn nhất định. Giới hạn này đặt ra để bảo đảm quyền tự do chính đáng cho số đông mọi người, chứ không phải cho một nhóm ít người nào đó nói năng bừa bãi, phát ngôn bạt mạng, thích gì viết đấy, nói và viết chỉ vì động cơ cá nhân ích kỷ, thiên vị mà không vì sự ổn định, đồng thuận chung của xã hội, cộng đồng.
Chẳng hạn như trong đợt đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam không chỉ đối mặt với loại virus nguy hiểm này, mà còn phải đối mặt với vấn nạn tin giả tràn lan trên mạng xã hội. Phần lớn những tin giả này xuất phát từ những người lợi dụng tự do ngôn luận để lan truyền thông tin sai trái, thất thiệt, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội và an ninh truyền thông. Do đó, ngăn chặn, xử lý những đối tượng gây ra nạn “hoang tin” trên mạng xã hội chính là góp phần bảo đảm sự trong sạch của môi trường thông tin, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thành công của Việt Nam trong công tác phòng, chống, kiểm soát đại dịch Covid-19 được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, có một phần bắt nguồn từ việc Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cấp, các ngành đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời những thông tin sai trái về dịch bệnh trên mạng xã hội.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc bảo đảm, thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn có tinh thần cầu thị, tích cực tiếp thu, học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm tiến bộ của các quốc gia khác để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân.
Để bảo đảm quyền lợi, tự do chính đáng cho số đông công dân, chúng ta cũng không chủ quan, lơ là, mà phải luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, kiên quyết vạch trần, kịp thời bác bỏ mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị cố tình lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí nhằm đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc, tác động tiêu cực dư luận xã hội, xâm hại an ninh truyền thông quốc gia, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. 

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM CẦN THỰC HIEN THEO XU HƯỚNG QUAN HỆ DÂN TỘC, TÔN GIÁO



Khi nghiên cứu tôn giáo, nếu xem xét ở phương diện cấu trúc xã hội, tôn giáo là một thực thể xã hội, là một cộng đồng có đức tin vào các thế lực siêu nhiên. Tôn giáo là một hệ thống thu nhỏ của xã hội bởi nó không chỉ tồn tại như một hình thái ý thức mà còn có các thiết chế như tổ chức giáo hội cùng những con người có đức tin. Còn nói đến dân tộc là đ cập một cộng đồng chính trị- xã hội có đặc trưng riêng: ngôn ngữ, lãnh thổ, văn hóa, kinh tế, nhà nước. Vì vậy giữa tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ tương hỗ rt phức tạp, tác động ảnh hưởng lẫn nhau với những chiều thuận, nghịch khác nhau. Trong từng giai đoạn của lịch sử, ở những quốc gia khác nhau, quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo được biểu hiện dưới nhiều hình thức, khía cạnh khác nhau. Suy cho cùng, sự vận động biến đổi của tôn giáo gắn liền với sự vận động, biến đổi của dân tộc; ngược lại, mỗi cộng đồng dân tộc thường chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau bởi các tôn giáo. Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo có thể khái quát ở các xu hướng chủ đạo sau:
Một là, Dân tộc, quốc gia là cơ sở, nền tảng cho sự ra đời và tồn tại của tôn giáo
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và được xác nhận bởi lịch sử của nhân loại, tôn giáo không có nguồn gốc siêu nhiên mà tôn giáo có nguồn gốc từ xã hội hiện thực. Tôn giáo được hình thành từ 3 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên, KT-XH; nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý. Về nguồn gốc tự nhiên, KT-XH. Trong buổi bình minh của lịch sử loài người, con người đã từng sống một thời gian dài không tín ngưỡng, tôn giáo. Nhưng khi kinh tế hái lượm, săn bắt cùng với cuộc sống mông muội, hoang dã làm cho con người trong xã hội nguyên thủy rất gần gũi, gắn bó với tự nhiên. Song thiên nhiên bao quanh họ chứa đầy những huyền bí và thường xuyên đe dọa cuộc sống của họ, mà họ không thể nào lý giải và khắc phục được. Và thế là họ đã khoác lên tự nhiên một sức mạnh thần thánh. Lê nin đã khái quát: “…sự bất lực của con người dã man trong cuộc sống đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu”
Khi quốc gia dân tộc, có sự phân chia giai cấp, trong lòng xã hội bị phân hóa. Xã hội có kẻ giàu người nghèo, có sự áp bức bóc lột, trong xã hội có sự bất công, có sự đau khổ, sự cùng cực, con người hoài nghi về số phận, muốn tìm đến tôn giáo, cần một đấng siêu nhiên cứu rỗi, che trở.Về nguồn gốc nhận thức: từ thời kỳ nguyên thủy mông muội đến các giai đoạn lịch sử, nhận thức của con người còn hạn chế đối với sự bí ẩn của tự nhiên, xã hội, và chính bản thân con người, cho dù khoa học kỹ thuật của con người ngày càng hiện đại, nhưng vẫn còn nhiều điều của tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người chưa nhận biết được (chưa giải thích được).
Mặt khác nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, còn gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan- đó là quá trình phức tạp và đầy mâu thuẫn…Lê nin nói “ Nhận thức con người không phải là một đường thẳng, mà là một đường cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến một vòng tròn xoắn ốc. Bất cứ đoạn nào, khúc nào, mảnh nào của đường cong ấy cũng có thể chuyển hóa (chuyển hóa một cách phiến diện) thành một đường thẳng độc lập, đầy đủ, đường thẳng này ( nếu chỉ thấy cây mà không thấy rừng) sẽ dẫn đến vũng bùn, đến chủ nghĩa thầy tu”. Về nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Sợ hãi cũng tạo ra thần linh, sợ hãi trước những bí ẩn của thiên nhiên, sợ hãi trước những lực lượng thống trị xã hội, sợ hãi trước bệnh tật, tâm lý buồn đau, bất hạnh, khổ ải, cô đơn, và sợ hãi trước cái chết…đều là những nguồn gốc tâm lý để nảy sinh ra tôn giáo. Mặt khác tôn giáo được sinh ra cũng là để thỏa mãn khát vọng bất tử của con người, sợ hãi trước cái chết, con người tưởng tượng và hy vọng chết sẽ là chuyển sự sống sang một thế giới khác, thế giới của các thánh thần và thiên đường. Tôn giáo cũng là sự thay thế thế giới hiện thực bằng một thế giới mong ước. Con người đã gắn những ước vọng của mình cho thượng đế, vậy nên tôn giáo còn là kết quả của một xúc cảm khát khao, hy vọng.Như vậy từ ba nguồn gốc sinh ra tôn giáo, có thể khẳng định rằng, tôn giáo do hiện thực xã hội sinh ra, mà hiện thực xã hội có được là do mỗi quốc gia, dân tộc sinh ra. Chính vì vậy, trong phê phán triết học pháp quyền của Hê ghen, C.Mác khẳng định “Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo”[1]
Dân tộc, quốc gia là nơi dung dưỡng, cung cấp những chất liệu làm giàu đời sống tôn giáo
Không chỉ là cơ sở cho sự ra đời của tôn giáo, dân tộc, quốc gia, hay nói chung là mảnh đất hiện thực của xã hội loài người, cũng là nơi dung dưỡng, cung cấp những chất liệu làm giàu đời sống tôn giáo. Bằng chứng là, ở một quốc gia cổ đại, khi sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội vô cùng khắc nghiệt, Ân Độ đã sản sinh ra Phật giáo, một tôn giáo phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một thế giới bình đẳng giữa những con người. Ở khu vực Trung cận Đông, khi những người nô lệ thất bại trong cuộc khởi nghĩa do Spacrtacus lãnh đạo, khát vọng thực tại về một sự nhân từ, một sự cứu rỗi, một sự bác ái đã làm hình thành một đạo thế giới là đạo Kitô…
Hai là, quá trình ra đời, phát triển của tôn giáo gắn liền với sự biến động của cộng đồng tộc người, dân tộc, quốc gia trong lịch sử
          Tôn giáo chỉ ra đời khi trình độ nhận thức của con người và xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định. Nghĩa là khi con người sống cùng nhau với tư cách là một dân tộc.  PhĂng ghen viết: “Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thủy…Do đó những khái niệm tôn giáo ban đầu ấy, thường chung cho mỗi tập đoàn, những dân tộc cùng dòng máu”1. Sự xuất hiện của nhà nước quốc gia đã kéo theo sự thay đổi trong đời sống tôn giáo của cộng đồng, đánh dấu bằng sự ra đời của các tôn giáo dân tộc. Buổi ban đầu của thời kỳ này, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có chung một tôn giáo và coi nó như là chính thống, chi phối tâm linh, làm nền tảng tinh thần và góp phần xây dựng bản sắc riêng của cộng đồng. Phng ghen chỉ rõ: “Những vị thần được tạo ra…ở mỗi dân tộc là những vị thần dân tộc; lĩnh vực chi phối của các vị thần đó không vượt qua biên giới của lãnh thổ dân tộc mà các vị thần ấy phải bảo vệ, và ngoài biên giới đó thì do các vị thần khác tiến hành một sự thống trị không ai tranh giành được. Tất cả các vị thần ấy chỉ có thể tiếp tục tồn tại trong trí tưởng tượng chừng nào dân tộc tạo ra các vị thần ấy còn tồn tại; khi dân tộc đó tiêu vong thì các vị thần ấy cũng tiêu vong theo”2.
          Ví dụ: Sự ra đời của đạo Hindu, đạo Do Thái và nhiều tôn giáo khác.
          Khi lịch sử có những thay đổi lớn, đôi khi là do các cuộc chiến tranh, các cuộc di cư tìm miền đất hứa đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo nhân loại, lúc này dân tộc được mở mang. Khi dân tộc mở rộng, thì tôn giáo theo dân tộc, tôn giáo cũng mở rộng. Nhưng tôn giáo mở rộng không bó hẹp trong khuôn khổ quốc gia, mà quá trình mở rộng của tôn giáo bằng nhiều con đường: Từ chiến tranh, từ dân di cư, từ truyền đạo của các nhà truyền đạo, tôn giáo sẽ mở rộng phạm vi lãnh thổ (xét theo nghĩa đích thực: tôn giáo không có lãnh thổ cố định). Trong bối cảnh đó, đã hình thành các tôn giáo có tính khu vực và thế giới.
Ví dụ đạo Ki tô, đạo Phật. Ngược lại với những biến cố trên cũng đã làm mất đi nhiều quốc gia – dân tộc, kéo theo là sự lụi tàn tôn giáo của các quốc gia dân tộc đó.
Như vậy, theo dòng lịch sử, sự ra đời và tiêu vong của các hình thái tôn giáo gắn liền với số phận của các cộng đồng tộc người, dân tộc, quốc gia. Sự tiêu vong của các thị tộc, bộ lạc kéo theo sự tiêu vong hay biến dạng của các hình thái tôn giáo tương ứng và sự ra đời của các tôn giáo dân tộc. Đến lượt mình những tôn giáo dân tộc lại bị mất đi với sự tiêu vong của một số dân tộc, cùng với quá trình đó là sự bành trướng tôn giáo của một dân tộc thành tôn giáo khu vực hay thế giới.
Cho đến ngày nay xu hướng này vẫn không ngừng diễn ra. Các tôn giáo dân tộc, khu vực và thế giới vừa chung sống, vừa cạnh tranh, thậm trí tranh chấp, xung đột nhau, trong đó không ít là phục vụ mục đích chính trị, quân sự của các giai cấp thống trị. 
Ba là, sự tiếp biến tôn giáo diễn ra dưới tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nhất định của dân tộc
Lịch sử phát triển của các tôn giáo cho thấy, hầu hết các hình thức tôn giáo ra đời và phát triển đều phải biến đổi trên cơ sở kế thừa và vay mượn các chất liệu có sẵn trong đời sống của cộng đồng dân tộc, bởi vì tôn giáo có nguồn gốc từ xã hội hiện thực. Với các tôn giáo ngoại nhập cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Muốn du nhập và phát triển vào cộng đồng dân tộc nào đó, bản thân tôn giáo đó cũng phải tự biến đổi, tự thích nghi với đặc điểm, truyền thống văn hóa của dân tộc. Chính việc bị chi phối bởi văn hóa bản địa để tồn tại đã làm nảy sinh hiện tượng cùng một tôn giáo nhưng ở mỗi cộng đồng, dân tộc, quốc gia khác nhau lại có những hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn, sự biểu hiện đa dạng của đạo Phật, đạo Tin Lành trên thế giới là một ví dụ.
Trên cơ tầng văn hoá của mỗi dân tộc, nhiều tôn giáo khác nhau có thể cùng tồn tại mà ít xuất hiện những xung đột, thậm chí còn tồn tại trong thế “hoà nhi bất đồng” (chung sống hoà bình - như kiểu tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam”. Ví dụ Đạo Cao Đài ở Việt Nam. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, Đạo Cao đài xuất hiện ở Nam Bộ, trở thừnh tôn giáo có tính khu vực, với tên “Cao Đài Đại đạo Tam kỳ phổ độ” gọi tắt là đạo Cao Đài. Xuất phát từ nguồn gốc ra đời, trong hoàn cảnh nô dịch, bóc lột của Thực dân Pháp, làm cho đời sống nông dân đến cùng cực, đã xuất hiện nhiều đạo(đạo Lành, đạo Minh sư, đạo trưởng, đạo dừa, đạo ngồi…các đạo này mục đích cũng là cứu oan cứu khổ cho chúng sinh, tuy nhiên đều không giải thoát được nỗi khổ cho chúng sinh, từ đó đã thúc đẩy số đông nông dân ở Nam bộ tìm đén một tôn giáo mới. Cốt lõi của đạo Cao Đài là tín ngưỡng “cầu hồn, cầu tiên” của Lão giáo đã tồn tại từ trước ở vùng này, kết hợp với tín ngưỡng “thần linh học” từ phương Tây tràn sang, hình thành tín ngưỡng “Cầu cơ chắp bút”, gọi là “cơ bút”. Tín ngưỡng này phát triển trong một bộ phận trung lưu ở Nam bộ từ năm 1920, mạnh nhất vào những năm 1924-1926. (có khoảng 50 vạn tín đồ). Giáo lý đạo Cao đài là: “Cao đài đại đạo Tam kỳ Phổ độ”. Cao đài: Đài cao thờ phụng thượng đế (là biến tướng của quan niệm niết bàn ở Phật giáo, thiên đường ở Ky tô giáo). Trị vì cao đài là Cao đài tiên ông đại bồ tát Ma-ha-tát. Đại đạo:Là đạo lớn gồm tất cả các đạo: nhân đạo (khổng tử), thần đạo (thờ thần), Thánh đạo (giê su), Tiên đạo (lão tử), Phật đạo (thích ca). Ngày nay con người hiểu biết nhau và do các đạo xung khắc nên đấng tối cao phải tổng hợp các đạo lại trong một đạo lớn. Tam kỳ:Là khoảng thời gian đấng tối cao đưa các đạo lớn xuống cứu hộ con người (3 lần). Phổ độ: Danh giới giữa mê muội với giác ngộ. Trung tâm giáo lý của cao đài là “tam giáo ngũ chi” Phật giáo (từ bi), Nho giáo (công bằng), lão giáo (bác ái). Từ “tam giáo” đẻ ra “ngũ chi đạo” (Phật, tiên, thánh, thần, Nhân đạo). Tam giáo đồng nguyên có trước khi có đạo Cao đài. Về thờ phụng, trong điện thờ cao nhất là Thượng Đế, tượng trưng bằng con mắt (thiên nhãn), dưới thiên nhãn  tam giáo (phật, nho, lão) và ngũ chi đạo: Quan âm, Lý Thái Bạch, Quan Thánh, Giê su và Khương Thái Công.. Lễ phục của tín đồ màu trắng; chức sắc theo từng nghành (vàng- Phật), (đỏ- Nho), (xanh- Lão) được cắt may cầu kỳ theo phẩm phụch các vua quan phong kiến.
Nhưng cũng có thể biến thành các hình thái khác, tuy xuất phát từ một gốc nhưng lại có nhiều khác biệt kể cả trong tín lý, cách tu tập. Chẳng hạn đạo Phật vốn là một tôn giáo có tính nhập thế nhưng khi du nhập vào Việt Nam, do những đặc điểm yêu cầu của dân tộc, tôn giáo này lại có tính nhập thế cao hơn. Hay nho giáo, nếu xem nó là một tôn giáo, cũng thấy có những khác biệt khi nhập thế vào Việt Nam. Nhìn chung nho giáo ở Việt Nam ít khắt khe hơn Nho giáo ở Trung Quốc, nhất là trong cách nhìn nhận về vai trò của người phụ nữ.
Ngày nay bên cạnh xu hướng toàn cầu hoá về mọi mặt của đời sống xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, xu hướng đề cao lòng tự tôn dân tộc đang tác động đến đời sống tôn giáo thế giới. Toàn cầu hoá đã phá vỡ tính độc tôn của một tôn giáo trong từng quốc gia, kể cả quốc gia đã từng bị thống trị bởi một tôn giáo độc thần, do vậy, nó cũng đem đến cho nhiều tôn giáo giấc mơ bao trùm thế giới. Xu thế đó làm xuất hiện xu thế dân tộc hoá tôn giáo- trở về với tôn giáo truyền thống. Trong xu thế này, các tôn giáo truyền thống hay tôn giáo dân tộc được xem là chỗ dựa, là vũ khí để bảo vệ bản sắc dân tộc trước sự uy hiếp của các tôn giáo thế giới đang được các thế lực chính trị sử dụng như một vũ khí để đồng hoá văn hoá. Đứng ở vị trí này, các tôn giáo truyền thống hay tôn giáo dân tộc vẫn tiếp tục giữ vai trò làm “màng bọc” để dân tộc hoá các tôn giáo ngoại nhập.
Bốn là, suy cho cùng, tôn giáo chịu sự chi phối, quyết định của những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của dân tộc song tôn giáo tác động trở lại dân tộc, có thể đồng hành cùng dân tộc hoặc cản trở sự phát triển của dân tộc
Xu hướng tôn giáo đồng hành cùng dân tộc khi một tôn giáo nào đó có đường hướng hành đạo tiến bộ, có cách thức tu tập phù hợp truyền thống văn hoá của dân tộc, có đội ngũ tu trì chân chính…
Ví dụ: Trường hợp phật giáo ở Việt Nam thời Lý - Trần hay đạo do thái người Ixraen
Theo xu hướng đó, tôn giáo có thể làm giàu các chuẩn mực đạo đức, làm phong phú các giá trị văn hoá, góp phần hình thành nên một lối sống cao đẹp của dân tộc, thậm chí còn là những dự cảm, có thể nâng cao trình độ tư duy của một dân tộc nào đó.
Tôn giáo xung đột, cản trở sự phát triển của dân tộc, khi tôn giáo có đường hướng hành đạo không tiến bộ, hoặc các tôn giáo trong một quốc gia dân tộc mâu thuẫn với nhau.
Các tôn giáo có thể xung đột với dân tộc, cản trở sự phát triển của dân tộc. Vì sao? Vì ba lý do:
 Thứ nhất, suy cho cùng, thế giới quan tôn giáo không khuyến khích tư duy sáng tạo, tư duy khoa học; hơn thế nữa tôn giáo có vai trò cố kết cộng đồng cùng đức tin.
Thứ hai, phần lớn trên thế giới, các quốc gia, dân tộc là những quốc gia, dân tộc đa tôn giáo, do tính cục bộ vốn có, nếu như quốc gia dân tộc, không quản lý tốt các tôn giáo, có thể diễn ra xung đột, thậm trí chiến tranh giữa các tôn giáo, gây hậu quả tiêu cực cho con người, xã hội.
Thứ ba, trong một số trường hợp tôn giáo có thể bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng để chống lại dân tộc.
Như vậy, Trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ dân tộc và tôn giáo là vấn đề hết sức phức tạp. Việc giải quyết mối quan hệ này như thế nào có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo. Những xu hướng trên, được Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn vận dụng sâu sắc trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo. Với sự vận dụng sâu sắc đó, cho nên trong thời gian qua quan hệ dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam được thực hiện rất tốt; các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó; các tôn giáo luôn sống “tốt đời, đẹp đạo”, vừa thực hiện tốt bổn phận tu hành, vừa thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


[1] C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H2002, t1, tr59.

“Dân sự hóa quân đội” - mối nguy hại khôn lường

Gần đây, trên mạng xã hội, diễn đàn truyền thông và thậm chí ở một số nghị trường, cụm từ “dân sự hóa quân đội”, “dân sự hóa hoạt động quân sự” xuất hiện, gây ra không ít tranh luận đa chiều. Đáng lo ngại là việc nhận thức về nội hàm, bản chất của cụm từ này chưa đầy đủ, thậm chí còn sai lệch nghiêm trọng-được xem là dấu hiệu ban đầu nhưng khá rõ nét của biểu hiện “tự diễn biến” trong chính một bộ phận cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí, chức năng và đặc thù hoạt động của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Trước hết, đó là những “hiến kế” phiến diện về việc cân đối lại ngân sách quốc gia, theo hướng giảm tỷ lệ GDP đầu tư cho hoạt động quân sự và sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Các ý kiến này cho rằng, nên “dân sự hóa quân đội” theo “lối” phát huy đơn thuần các nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh mà không nên tập trung đầu tư xây dựng “đội quân chủ lực”, gây ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế.
Đây thực chất là cách nhìn thiển cận, phiến diện, chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (BVTQ). Hơn nữa, đặt trong mối quan hệ giữa “xây dựng” và “bảo vệ” Tổ quốc, thì yếu tố bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện cơ bản, tiên quyết để đất nước ổn định, phát triển về kinh tế và các lĩnh vực khác. Như vậy, nếu không đầu tư chăm lo, xây dựng quân đội thì cũng đồng nghĩa với việc xem nhẹ, hạ thấp nhiệm vụ BVTQ.
Với chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ, việc sử dụng ngân sách nhà nước cho hai nhiệm vụ này được Đảng, Nhà nước nghiên cứu, tính toán rất kỹ lưỡng, làm sao để bảo đảm trong điều kiện cụ thể có thể hoàn thành tốt hai nhiệm vụ chiến lược. Trên thực tế, do những khó khăn khách quan của tài chính quốc gia, việc đầu tư xây dựng quân đội vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu tiến nhanh lên chính quy, hiện đại của quân đội. Trong khi đó, với chủ trương chủ động phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, QĐND Việt Nam luôn sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả nhất cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Từ năm 1998 đến nay, Nhà nước đã nhiều lần công bố “Sách trắng về quốc phòng Việt Nam”. Đây là căn cứ quan trọng để nâng cao hiểu biết về quốc phòng đất nước cho công dân Việt Nam, góp phần làm cho mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn quyền lợi, trách nhiệm trong tham gia công cuộc củng cố quốc phòng, vì sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN.
Một biểu hiện “tự diễn biến” nghiêm trọng nữa là không ít cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận thức hời hợt, chưa đầy đủ về tính chất, yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới; chưa thấy rõ diễn biến phức tạp, mau lẹ của tình hình thế giới, khu vực, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nguy hại cả tiềm tàng lẫn trực tiếp đến nhiệm vụ BVTQ. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, QĐND Việt Nam-lực lượng nòng cốt BVTQ rất cần những đầu tư tương xứng, giúp có đủ tiềm lực, thực lực và sức mạnh bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó; nhất là bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Ở đây, cần hiểu rất đúng, đủ về chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) và đặt nhiệm vụ xây dựng quân đội-“công cụ bạo lực” bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ và nhân dân trong mối quan hệ tổng thể xây dựng 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Trong các LLVT, xét về chiến lược cũng phải từng bước được đầu tư để hiện đại hóa, chính quy hóa, nhưng trước tiên và trên hết phải đặc biệt ưu tiên xây dựng QĐND Việt Nam trong mối quan hệ với các bộ phận, lực lượng khác của nền QPTD.
Một đội quân với chức năng là công cụ bạo lực phải nhất thiết được xây dựng theo hướng tinh nhuệ, hiện đại; có đủ năng lực xử lý các tình huống phức tạp. Đó là lý do vì sao Trung ương, Quân ủy Trung ương luôn nhất quán xây dựng quân đội “cách mạng”, nhưng đồng thời chú trọng xây dựng tiến lên “chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Nghị quyết Trung ương khóa XI, XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX, X đều xác định phải đẩy nhanh tiến độ, chất lượng từng bước tiến lên hiện đại, ưu tiên xây dựng một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đó là mục tiêu khách quan, là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp BVTQ. Do đó, việc tập trung quan tâm, đầu tư nguồn lực cho xây dựng quân đội là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp cách mạng.
Như vậy, những nhận thức nêu trên là hoàn toàn sai lệch, gây nhiều nguy hại trong nhận thức và hành động. Đó là một cách đánh mất, hạ thấp chức năng, nhiệm vụ của quân đội, mà trước hết là chức năng đội quân chiến đấu. Không thể đánh đồng khái niệm “dân sự hóa quân đội” với chủ trương phát huy sức dân trong thực hiện nhiệm vụ BVTQ. Đây là "hướng tư duy" có nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết của một số cán bộ, đảng viên, nhưng thường bị các thế lực thù địch tận dụng, khai thác triệt để; dùng nhiều ngón đòn và các chiêu thức khác nhau, với nhiều giọng điệu khác nhau-khi thì đứng hẳn về phía đối lập ra sức và trực diện chống phá, khi thì như “người trong cuộc” thể hiện “thiện chí”, “tâm huyết” đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, cố gắng “khuyên nhủ” phải đẩy nhanh “dân sự hóa quân đội”.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Việt Nam không lựa chọn liên minh về vấn đề Biển Đông

Mấy ngày qua, truyền thông trong nước và quốc tế liên tục đưa tin về những căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc được cho là thẳng thắn và mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Xoay quanh vấn đề này, có ý kiến băn khoăn rằng “Việt Nam có chọn phe hay không, chọn phe nào trong cuộc so găng Trung - Mỹ?”
Thực tế, ngay sau khi Mỹ có tuyên bố chính thức, Việt Nam cũng đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Cụ thể, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng đã nói: “Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này”.
Như vậy, quan điểm của Việt Nam là mong muốn quốc tế đóng góp vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cở luật pháp quốc tế. Do đó, tuyên bố của Mỹ là cần thiết để phủ nhận và phản đối yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam lựa chọn liên minh hay phe phái như quan điểm của một số người trong cuộc so găng Mỹ - Trung.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam từ trước đến nay luôn là “không liên minh, liên kết, đồng minh với nước nào, không dùng nước thứ ba để chống lại nước khác”. Thực tế này đã được chứng minh bởi lịch sử dựng nước và giữ nước cua dân tộc Việt Nam, đó là tự lực, tự cường, vận mệnh dân tộc phải do nhân dân quyết định chứ không phải là một quốc gia khác. Vấn đề chủ quyền của quốc gia phải là độc lập, tự chủ chứ không phải là liên minh hay phe phái. Việt Nam coi trọng, ghi nhận ủng hộ của cộng đồng quốc tế về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nguyện vọng và lợi ích của các bên./.

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân


Làn sóng Covid thứ hai quay lại Việt Nam, uy hiếp Đà Nẵng và nếu không phòng chống tốt, có nguy cơ lan rộng. Thế giới lo lắng cho Việt Nam thì Việt Nam đã rất bình tĩnh, tự tin cho máy bay bay thẳng vào tâm dịch San Francisco, Mỹ đón 219 công dân Việt về nước.
Mà không chỉ bay sang Mỹ, Việt Nam cử chuyến bay đặc biệt, bay thẳng tới Guinea Xích Đạo để đón 219 công dân về nước, cách ly, chữa trị.
Tấm ảnh Bác, các bạn ôm vào lòng, mang theo cùng chuyến bay, nhìn tấm ảnh này gợi cho tôi nhiều cảm xúc khó tả.

Lúc này, trong cơn lốc đại dịch, tôi đã thấy bà con trao cho nhau từng kg gạo, nước, thức ăn. Tôi đã thấy một sự quyết tâm sắt đá từ trên, bằng mọi giá phải đưa đồng bào mình về nước. Tôi đã thấy những chiến binh thầm lặng, họ khoác vào người bộ đồ bảo hộ nóng đến nghẹt thở trong suốt quá trình tiếp cận, hướng dẫn cách ly và điều trị cho nhân dân vượt qua nguy khốn.
Một dân tộc mạnh mẽ, chưa chắc vì kinh tế hay bom hạt nhân được xem là dân tộc mạnh mẽ. Mà là, dân tộc ấy trước tiên mạnh mẽ ở giá trị cốt lõi về tinh thần. Trong những lúc gian nguy nhất, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân.
Tinh thần của người Việt Nam ta xứng đáng là Đức tin. Đức tin là tình yêu Tổ quốc mình, tình yêu Đồng bào rất mãnh liệt, rất thực tế. Phụng sự cho chính giống nòi người Việt Nam, chứ không hề là siêu nhân phụng sự đẩu đâu./.


Phản bác luận điệu “Covid-19 ở Đà Nẵng là do người Trung Quốc mang sang để đầu độc Việt Nam”


Hiện nay, nhiều người trên không gian mạng truyền tai nhau rằng: “Covid-19 ở Đà Nẵng là do người Trung Quốc mang sang để đầu độc dân Việt Nam”. Đó là vấn đề hết sức nhạy cảm và tiềm ẩn nguy cơ cao khi họ cố tình kích động nhân dân một cách cực đoan, thiếu lý trí. Thế giới ngày nay luôn phẳng và ở tầm quốc gia, đại sự thì phải biết phân biệt nhẹ, nặng, đúng, sai; cái cốt lõi vẫn là lợi ích của quốc gia, dân tộc. Sự việc người Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Đà Nẵng, có sự tiếp tay của một số người Việt. Chúng vì tiền mà bán rẻ lương tâm, bất chấp tất cả. Thật phẫn nộ và đáng lên án hành vi phản quốc của họ. Tuy nhiên, vụ việc đang được cơ quan chức năng Đà Nẵng tiến hành thủ tục điều tra, truy tố, xét xử.
Chuyện gì ra chuyện đó, không thể kết luận vội vàng, vô căn cứ là “Covid 19 ở Đà Nẵng là do người Trung Quốc cố tình gây ra”, khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền! Đây là hành vi hết sức nguy hiểm, gây hoang mang dư luận, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh, chính trị. Đề nghị cơ quan chức năng nên theo dõi, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời những kẻ tung tin đồn thất thiệt./.


NHẬN DIỆN PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN MỚI VỀ “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

         
Mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là không thay đổi. Nhằm tạo sự chuyển hóa từ bên trong nội bộ Đảng, Nhà nước ta, chúng tập trung chống phá cả về lý luận, quan điểm, đường lối, xóa bỏ nền tảng tư tưởng và đòi tước bỏ cơ sở pháp lý đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khuyến khích những quan điểm lệch lạc và những khuynh hướng xã hội “dân chủ”. Thực hiện ý đồ trên, chúng dùng các thủ đoạn, như: móc nối kích động để nhiều người, nhiều đối tượng cùng tham gia viết bài, tuyên truyền đi trái với đường lối, quan điểm của Đảng theo phương châm “mỗi người chỉ là một giọt nước” nhưng nhiều giọt nước sẽ ngấm dần, nhằm phân hóa nội bộ, chuyển hóa dần từ trong Đảng ra ngoài xã hội. Đồng thời, chúng đẩy mạnh tuyên truyền gieo rắc chủ nghĩa thực dụng, văn hóa phương Tây, tạo tâm lý hưởng thụ, lối sống tư sản,… qua đó từng bước chuyển hóa tư duy, nếp nghĩ, quan điểm của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là thế hệ trẻ.
Cùng với các thủ đoạn trên, các thế lực thù địch còn lợi dụng lòng yêu nước cực đoan, hay một số sơ hở, hạn chế của chính quyền cơ sở để tạo “sự kiện”, kích động những người nhẹ dạ, cả tin tuần hành, biểu tình trái luật tạo “điểm nóng” để kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài. Nhìn lại các cuộc biểu tình, đập phá, phá hoại có biểu hiện bạo loạn gần đây như ở tỉnh Bình Dương năm 2014, tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 và ở tỉnh Bình Thuận tháng 6-2018, Đồng Tâm (Hà Nội) tháng 01-2020, có thể thấy rất rõ các thế lực thù địch đã và đang âm mưu áp dụng những phương thức “bạo loạn chính trị” tại Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ban hành Luật An ninh mạng, chúng tiếp tục thổi phồng đạo luật này nhằm “lừa bịp nhân dân”, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống người dân và vi phạm chính bản Hiến pháp 2013. Từ đó, chúng kêu gọi người dân không chỉ dùng Facebook mà chuyển sang dùng nhiều mạng xã hội khác để “đấu tranh”. Chúng phát động cái gọi là phong trào “bất tuân dân sự” đối với Luật An ninh mạng và sự quản lý của Nhà nước, v.v. Những sự việc đó nếu không được kiểm soát và ngăn chặn thì các đợt biểu tình, gây rối này sẽ tiếp tục tái phát, thậm chí lây lan, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô trong xã hội. Động cơ, mục đích của các đối tượng gây ra các vụ việc trên là nhằm rối loạn an ninh chính trị để tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Từ những vụ việc trên cho thấy rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị của các thế lực thù địch; bộc lộ rõ lực lượng, phương tiện, phương thức, âm mưu thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm; có lúc công khai, trực diện, có sự hỗ trợ, tham gia của các đối tượng từ nước ngoài, v.v. Từ kích động tuần hành, biểu tình, tạo cớ đẩy lên thành bạo loạn; từ thăm dò phản ứng, hiệu quả ứng phó của cơ quan chức năng, chúng có thể tập dượt để đi tới tổng biểu tình đi kèm bạo loạn lật đổ chính quyền, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội, chúng rêu rao: quân đội nên “trung lập hóa về chính trị”, “quân đội đứng ngoài chính trị”, quân đội phi giai cấp, do đó quân đội chỉ phục tùng Nhà nước chứ không chịu phục tùng bất cứ chính đảng nào. Thực chất chính là làm cho Quân đội ta đứng ngoài chính trị, mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu; mưu đồ xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Thủ đoạn của chúng là lợi dụng tình hình chính trị, quân sự phức tạp trên thế giới và khu vực; những tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền,… để tác động vào nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ. Chúng lợi dụng triệt để mặt trái của công nghệ truyền thông và mạng xã hội để viết bài, thông tin tiêu cực, tán phát tài liệu sai trái về Quân đội, từ đó tác động, thẩm thấu vào nhận thức, tình cảm, niềm tin của cán bộ, chiến sĩ, gây hoài nghi về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước, làm cho bộ đội dao động tư tưởng, giảm sút ý chí, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với đó, chúng ra sức tìm mọi cách bôi nhọ, làm xấu hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân, chia rẽ mối quan hệ quân - dân, kêu gọi thanh niên không nên nhập ngũ. Thủ đoạn của chúng là thường trá hình, mặc quân phục giả danh bộ đội để làm việc xấu; lợi dụng các cuộc tuần hành, biểu tình gây rối, đánh nhân dân để chụp ảnh, ghi hình tung lên mạng xã hội. Gần đây, lợi dụng sự bất cập trong quản lý đất quốc phòng ở một số đơn vị, chúng thổi phồng sự việc và quy chụp rằng: nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là “do một đảng toàn trị, độc tài lãnh đạo quân đội nên quân đội được đặc quyền, đặc lợi mà không ai kiểm soát”. Việc làm của chúng không chỉ nhằm bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, mà còn làm cho người dân có cái nhìn thiếu thiện cảm về bộ đội, làm suy giảm uy tín, hình ảnh của Quân đội ta, từ đó tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với Quân đội.
 Nhận diện những chiêu trò mới về phương thức, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” nói chung, “phi chính trị hóa” Quân đội nói riêng, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng của các thế lực thù địch là một nhiệm vụ hết sức quan trọng; từ đó, kịp thời có biện pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là nhiệm vụ, nội dung trọng tâm, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hiện nay.
30.7.20 TMT


QUÁ KHỨ KHÉP LẠI NHƯNG CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN HÒA BÌNH THÌ KHÔNG THỂ QUÊN !

Con đường đi đến hòa bình trải qua bao gian khổ nhiều mất mát hy sinh, thấm đẫm máu nước mắt của bao thế hệ cha ông. Trong các cuộc trường chinh của dân tộc, lớp lớp thế hệ cha anh đã lên đường ra mặt trận, bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ... họ đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc, họ chiến đấu và mất đi một phần thân thể... độc lập tự do hôm nay được viết lên từ máu xương của bao lớp người đã ngã xuống.

Đất nước tôi suốt 4000 ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ, ngọn đuốc vì hòa bình biết bao người ngã xuống. Khát  khao hòa bình, khát khao chiến thắng thôi thúc bao con tim tự nguyện lên đường đi chiến đấu. Toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo Đảng - Bác Hồ vùng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, không kể phụ nữ chân yếu tay mềm, không kể chi tuổi tác già nua với khí thế sục sôi tất cả cho tiền tuyến. Cuộc chiến tranh thắng lợi tạo ra một bước ngoặc lịch sử vĩ đại mang tên thời đại Hồ Chí Minh .

Giờ đây nước nhà thống nhất Bắc Nam sum họp một nhà, dân tộc ta vừa xây dựng đất nước vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh,  các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá Đảng- Nhà nước ta. Dư âm của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn còn đó, nỗi đau nhức nhối của các anh thương bệnh binh, bao em bé nhiễm chất độc màu da cam có lớn mà không có khôn, bao cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con, nước mắt mẹ cạn khô cạn vì những người con thân yêu lần lượt ra đi mãi mãi không trở về. Khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam những nghĩa trang sừng sững minh chứng của cuộc chiến tranh tàn khốc. Không thể kể hết những mất mát đau thương mà cuộc chiến tranh đã để lại, nên chúng ta không được phép lãng quên...

Nhắc lại quá khứ không phải là gây thù chuốc oán mà để chúng ta và thế hệ trẻ hiểu rằng, để có được cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay ông cha ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt. Tháng 7 về mỗi người dân Việt Nam lại rưng rưng xúc động và tự hào về một thế hệ không biết cúi đầu. Một thế hệ mà chúng ta phải kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ và biết ơn. Mong rằng thế hệ trẻ  kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, phát huy nền tri thức trẻ để xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp./

Sức Mạnh Việt Nam

CẢNH GIÁC VỚI THUYẾT ÂM MƯU LÀM RỐI LOẠN XÃ HỘI

Hiện nay, nhiều người trên không gian mạng truyền tai nhau rằng: "Covid-19 ở Đà Nẵng là do người Trung Quốc mang sang để đầu độc dân Việt Nam". Tôi cho rằng, đó là vấn đề hết sức nhạy cảm và tiềm ẩn nguy cơ cao khi họ cố tình kích động nhân dân bài tàu một cách cực đoan, thiếu lý trí. Từ cuộc chiến biên giới 1979, câu chuyện biển, đảo...đã làm cho nhiều người Việt Nam hễ cứ nghe đến hai chữ Trung Quốc là họ ghét như muốn "xúc đất đổ đi". Đó là tâm lý chung của nhiều người Việt Nam.

Thế giới ngày nay luôn phẳng và ở tầm quốc gia, đại sự thì phải biết phân biệt nhẹ, nặng, đúng, sai; cái cốt lõi vẫn là lợi ích của quốc gia, dân tộc. Cha ông ta ngày xưa rất tinh anh là thế ! Một đất nước nhỏ bé, nằm bên cạnh gã hàng xóm khổng lồ, chịu hơn 1000 năm bắc thuộc nhưng không hề bị đồng hoá, bản sắc dân tộc vẫn vẹn nguyên, cương vực, lãnh thổ được bảo toàn, thậm chí là mở rộng. Các cụ đánh thắng tàu nhưng luôn nhận ra là ta và họ mãi mãi vẫn phải "núi liền núi, sông liền sông". Khi họ xâm lược, để giữ vững giang sơn của tổ tiên để lại, ta phải chiến đấu, nhưng đuổi được chúng rồi, ta phải chủ động cầu hoà vì suy cho cùng họ vẫn là nước lớn hơn ta.

Sự việc người Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Đà Nẵng, có sự tiếp tay của một số người Việt. Chúng vì tiền mà bán rẻ lương tâm, bất chấp tất cả. Thật phẫn nộ và đáng lên án hành vi phản quốc của họ. Tuy nhiên, vụ việc đang được cơ quan chức năng Đà Nẵng tiến hành thủ tục điều tra, truy tố, xét xử. Chuyện gì ra chuyện đó, không thể lấy "giỗ làm chạp", không thể kết luận vội vàng, vô căn cứ là "Covid 19 ở Đà Nẵng là do người Trung Quốc cố tình gây ra", khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền! Đây là hành vi hết sức nguy hiểm, gây hoang mang dư luận, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh, chính trị. Đề nghị cơ quan chức năng nên theo dõi, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời những kẻ tung tin đồn thất thiệt./.

MỌI NGƯỜI HÃY BÌNH TĨNH TRƯỚC DỊCH BỆNH COVID-19

Sau một thời gian khá dài Việt Nam chúng ta đã khống chế tốt dịch bệnh COVID- 19. Hiện nay dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp chưa có dấu hiệu dừng lại không phụ thuộc vào thời tiết và Việt Nam chúng ta hiện nay dịch bệnh đã quay trở lại ở một số tỉnh thành phố đã có người mắc do vậy mọi người dân cần hết sức bình tĩnh không được viết các tin về dịch bệnh không chính xác khi chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng, gây hoang mang trong dư luận, đề cao cảnh giác luôn đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, thực hiện sát khuẩn tay. Khi đi từ vùng có dịch phải nhanh chóng khai báo y tế và thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế. Với quyết tâm của các cấp các ngành và mọi người dân một lần nữa chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh.

MỌI NGƯỜI HÃY CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG MÀN KHỦNG BỐ TINH THẦN KHỦNG KHIẾP TỮ BẪY VAY TIỀN QUA APP



        Vay tiền qua ứng dụng, người vay không những phải chịu lãi suất “cắt cổ” mà còn bị gọi điện đe dọa, khủng bố tinh thần khi chưa trả được nợ.
Dịch vụ cho vay tiền trên các ứng dụng trực tuyến (vay qua app) đang bùng nổ và thu hút khách hàng khi người dân dễ dàng vay được tiền với thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
         Tuy nhiên, các app vay tiền thực chất là hình thức biến tướng của "tín dụng đen" với mức lãi suất lên đến gần 1.000%/năm. Với nhiều chiêu trò tinh vi, các app cho vay đã khiến khách hàng sập bẫy, để lại nhiều hệ lụy cho người vay và xã hội. Người vay tiền qua app thường xuyên nhận được những lời đe dọa nếu chậm trả tiền lãi vài ngày. Nếu không nghe máy, hàng ngày, người vay sẽ nhận được hàng trăm cuộc gọi; tiếp đến là những cách khủng bố tinh thần khác khủng khiếp hơn. "Gọi danh bạ không được họ sẽ ghép ảnh tôi với những hình gái mại dâm, sau đó ghi dòng chữ là nhận đi khách hay bán dâm để đưa lên các web sex" - một người vay tiền qua app nói. "Ví dụ mình có xin thời gian để mình thu xếp người ta cũng không đồng ý, người ta nói trong ngày hôm đấy - ngày mà người ta gọi điện, mình không thanh toán được người ta sẽ tiếp tục đăng những hình ảnh bêu xấu mình lên trên mạng" - một người vay tiền qua app khác cho biết. Các ứng dụng vay tiền yêu cầu người vay đồng ý cho truy cập danh bạ trên điện thoại di động. Điều này khiến những người trong danh bạ, mặc dù không liên quan, không vay tiền nhưng cũng bị bên cho vay đe doạ. Vay qua app rất đơn giản, chỉ vài thao tác trên điện thoại cung cấp thông tin cá nhân, sau khoảng 10 phút bên cho vay sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người vay. Cách thức để vay tiền rất nhanh gọn nên rất nhiều người dân bị dính bẫy. Với đủ chiêu trò mà nhóm cho vay bày ra như: Phí dịch vụ, phí phạt nộp chậm, tiền lãi sẽ lên đến gần 1.000%/năm. "Vì áp lực họ đánh vào tâm lý danh dự và xấu hổ của mình nên mình đi vay app khác để trả nên số tiền mình nhận được thực ra vẫn là nguyên số tiền ban đầu. 1 - 2 app ban đầu thôi nhưng tiền lãi phát sinh rất lớn", một người vay qua app cho biết. "Đến lúc gần trả app này thì app kia gọi điện đến mời và app này sẽ hối thúc app kia trả cho nên cứ thành một vòng xoáy vay app này để trả app kia. Đến khi không còn khả năng chi trả, các app đều gọi điện để đe dọa, gọi tất cả các số trên danh bạ, ghép hình ảnh các trang mạng xã hội gửi cho người thân, thực sự tôi thấy rất áp lực và mệt mỏi", một người vay qua app nói.
Áp lực từ việc sợ bị đe dọa, bị bôi nhọ danh dự, người vay thường sẽ chọn ngay phương án vay thêm app để kéo dài thời gian xoay sở. Tuy nhiên, thực tế không biết rằng các app đã liên thông thông tin với nhau và người vay đã bị cuốn vào cái bẫy lúc nào không hay.







PHÁT HIỆN TRANG GIẢ MẠO BÁO ĐIỆN TỬ CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN



Báo Nhà báo và Công luận vừa qua phát hiện một trang giả mạo có tên miền baocongluan.com.
        Trang giả mạo này không dẫn link nguồn từ báo mà tự sản xuất tin bài và sử dụng giao diện, măng-sét, logo của báo nhằm đánh lừa dư luận.
Hiện tại, Báo Nhà báo và Công luận đã gửi đơn lên Cục Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử đề nghị làm rõ vụ việc.
        Báo Nhà báo và Công luận xin thông tin đến đông đảo độc giả và khẳng định, báo Nhà báo và Công luận (cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam) chỉ có duy nhất một tờ báo điện tử với tên miền congluan.vn.






PHẢI CHĂNG "CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN ĐÃ LỖI THỜI, LẠC HẬU...”?


          
          Trên những trang mạng xã hội và các website không chính thống, các thế lực thù địch đang tập trung, ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam bằng những luận điệu sai trái, thù địch. Một trong những nội dung xuyên tạc, chống phá là cho rằng “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đã và đang cáo chung”.

MỘT QUỐC GIA KỲ LẠ!


Trong khi làn sóng Covid thứ hai quay lại Việt Nam, uy hiếp Đà Nẵng, Quảng Ngãi, thế giới lo lắng cho VN thì VN trong hai ngày 26 và 27/7 vẫn bình tĩnh, tự tin cho máy bay bay thẳng vào tâm dịch San Francisco, Mỹ đón 280 công dân Việt về nước.
Và sáng nay, một chuyến bay đặc biệt nữa bay thẳng tới Guinea Xích Đạo để đón 219 công dân VN về, trong đó hơn 1 nửa là đã nhiễm Covid!

Có đất nước nào như đất nước tôi không?

Chiến tranh không khuất phục, thiên tai không cúi đầu, dịch bệnh không run sợ!
Điều cốt lõi ở đây là tình người, là máu mủ đồng bào, là một chính phủ quyết không để một ai bị bỏ lại phía sau!
Chỉ có gắn bó với đất nước, máu thịt với đồng bàomới thấu hiểu được đạo lý "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"!
Đất nước tôi đẹp vô cùng, dù chưa giàu về vật chất nhưng riêng tình người, nghĩa đồng bào thì bao la như Biển cả...!
Hải Đăng st

CHUYẾN BAY ĐẶC BIỆT


Khoảng 15 giờ 10 phút ngày 29/7/2020, chuyến bay đặc biệt của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đón công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước đã hạ cánh an toàn xuống Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
Toàn bộ công dân và phi hành đoàn sẽ được làm xét nghiệm và đưa tới cơ sở cách ly y tế tập trung theo đúng quy định về phòng, chống COVID-19.



CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA, KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI


Trong những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội nêu trên, tuy mỗi loại có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là đều chĩa mũi nhọn trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, thách thức sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực cản con đường đưa nước ta hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Những biểu hiện đó của chủ nghĩa cơ hội cũng là “mảnh đất màu mỡ” để đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến", "tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên sớm thành hiện thực, là chất xúc tác thúc đẩy âm mưu “diễn biến hòa bình” ngày càng trở nên sâu sắc và nguy hiểm hơn.
          Vì vậy, nhận diện và đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, “vạch mặt, chỉ tên” những thứ cơ hội đột lốt “yêu nước, thương dân” là trách nhiệm không của riêng ai. Đây là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa một bên là những người yêu nước chân chính, có tâm đức với nhân dân, thủy chung và gắn bó với vận mệnh dân tộc, với một bên là những kẻ có cái nhìn a dua, thiển cận, xu thời, thực dụng, cơ hội, tiền hậu bất nhất, đục nước béo cò, sẵn sàng bán rẻ lương tâm vì tâm địa hẹp hòi.
          Chủ động không để chủ nghĩa cơ hội len lỏi vào các tổ chức tổ đảng, bộ máy công quyền các cấp là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của công tác tư tưởng chính trị hiện nay. Muốn vậy, trước hết các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên tìm hiểu, nắm chắc diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên để kịp thời ngăn ngừa, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc phát sinh, chủ động triệt tiêu mầm mống của chủ nghĩa cơ hội ngay từ khi manh nha. Cùng với vạch trần, tẩy chay với các loại chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, xét lại và những biểu hiện mơ hồ, dao động về tư tưởng chính trị, cần chú trọng làm tốt công tác giáo dục, bồi đắp nâng cao niềm tin cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân vào những giá trị tốt đẹp của Đảng và của chế độ xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng.
          Một vấn đề không kém phần quan trọng là các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng các cấp cần chú trọng công tác quản lý nội bộ, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật Đảng, giáo dục cán bộ, đảng viên (nhất là những người làm ở những vị trí nhạy cảm, phức tạp, có quan hệ xã hội sâu rộng) phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, không được tự ý nói năng, phát ngôn, bày tỏ ý kiến, kiến nghị của mình hay tán phát các tài liệu trên mạng xã hội có nội dung trái quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và không có lợi cho việc giữ vững đồng thuận xã hội, ổn định chính trị và an ninh tư tưởng-văn hóa.
          Trong bối cảnh xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, các cơ quan, đơn vị cần chủ động định hướng, hướng dẫn, giáo dục cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội; động viên, khuyến khích mọi người tiếp thu có chọn lọc và làm lan tỏa những thông tin tích cực, lành mạnh trên mạng xã hội, góp phần nhân lên những giá trị tiến bộ, nhân văn trong cuộc sống. Cùng với đó phải kịp thời nhận diện, kiên quyết sàng lọc, loại bỏ những thông tin lệch lạc, sai trái, tiêu cực, không để những thông tin này có cơ hội tán phát, lây lan trên không gian mạng dễ làm vẩn đục môi trường thông tin và gây nhiễu dư luận xã hội. Làm tốt việc này cũng là một cách góp phần ngăn ngừa, phòng, chống những tư tưởng cơ hội, lợi dụng mạng xã hội để thông tin sai lệch, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.