Hiện nay, các thế lực phản động, thù địch đang lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ và ưu thế của mạng xã hội để tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Việc nhận diện rõ và tổ chức đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trên mạng xã hội có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy có hiệu quả mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh hội nhập và kỷ nguyên
số như hiện nay, mạng xã hội có tầm quan trọng và tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội. Mạng xã hội là công cụ để các cá nhân, nhóm xã hội trực tiếp tham
gia chia sẻ, tương tác với nhau. Bên cạnh những tác động tích cực thì mạng xã hội
cũng là công cụ được các thế lực phản động, thù địch lợi dụng để tuyên truyền,
chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Trước tình
hình đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhận diện các luận điểm sai
trái, thù địch trên mạng xã hội là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa to lớn cả về
lý luận và thực tiễn.
Muốn đấu tranh hiệu quả với các thế lực
thù địch, phản động trên mạng xã hội, trước hết chúng ta cần nhận rõ nội dung
các luận điểm sai tráimà các thế lực thù địch, phản động thường xuyên xuyên tạc,
tuyên truyền trên mạng xã hội.
Một là, những luận điểm sai trái,
xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong những năm gần đây, các thế lực
thù địch không ngừng sử dụng mạng xã hội để xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm gây mất ổn định để chống phá Đảng và Nhà nước
ta, chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng.
Với chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng thường
xuyên đưa lên mạng xã hội những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bịa đặt, cố tình
phủ nhận những giá trị khoa học và cách mạng mà dựa vào đó Đảng Cộng sản Việt
Nam đã làm nên những thắng lợi và khẳng định vai trò không thể thay thế trong sự
nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Để thực hiện được âm mưu này, chúng thường
xuyên đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc về học thuyết giá trị thặng dư; hình
thái kinh tế – xã hội; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; về giai cấp, đấu
tranh giai cấp và cách mạng xã hội; về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản…
Đây là những vấn đề lý luận cốt lõi,có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng
Cương lĩnh, hoạch định đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước ta.
Với tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng đưa
lên mạng xã hội những thông tin sai lệch, xuyên tạc thông qua việc đối lập tư
tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin, hoặc phủ định, hạ thấp giá trị tư
tưởng của Người đối với cách mạng Việt Nam. Để thực hiện những hoạt động này,
các thế lực thù địch, chống đối đã tìm cách luận chứng Hồ Chí Minh là người dân
tộc chủ nghĩa, đã sai lầm khi đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Chúng cố
tình lờ đi những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng con người đã soi đường cho dân tộc ta và ảnh hưởng đến nhiều
dân tộc khác trên thế giới trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc… Do đó, để
đấu tranh phản bác có hiệu quả với những luận điệu xuyên tạc, sai trái này,
chúng ta phải tổ chức, tập hợp được một lực lượng có trình độ chuyên môn cao,
nghiên cứu sâu, có tính hệ thống về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Hai là, những luận điểm sai trái,
xuyên tạc về cương lĩnh, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước
và những thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Âm mưu của các đối tượng chống đối là
đưa lên mạng xã hội ngày càng nhiều thông tin xuyên tạc, sai lệch hòng làm giảm
uy tín của Đảng, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Âm mưu sâu
xa của chúng là làm cho người tiếp nhận thông tin từ chỗ giảm sút niềm tin dẫn
đến tâm trạng hoài nghi, thất vọng, rồi đi đến xa rời Đảng, không ủng hộ con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã dày công vun đắp.
Ba là, những quan điểm sai trái,
xuyên tạc về lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng; về uy tín, danh dự của cá nhân
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm chia rẽ khối đoàn kết trong Đảng,
trong nhân dân.
Bốn là, những quan điểm sai trái, thù
địch trên mạng xã hội về vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền; về tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… của đất nước.
Các thế lực thù địch, phản động đưa lên
mạng xã hội những thông tin vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân
quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho dân chủ tư sản phương Tây,
chúng đòi Việt Nam phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng
cho rằng “Việt Nam phải đa đảng đối lập để có dân chủ thực sự”; chúng đòi Việt
Nam phải xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam…
Các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng
mạng xã hội để thông tin xuyên tạc, sai lệch, bịa đặt về vấn đề dân tộc, tôn
giáo ở nước ta để phá hoại khối đoàn kết dân tộc, gây rối loạn xã hội. Bên cạnh
đó, chúng còn lợi dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để liên lạc,
truyền bá, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi; chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc
thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, giữa đồng bào theo các tôn giáo
khác nhau… hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hơn nữa, chúng còn
kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ, chức sắc tôn giáo chống lại chính sách
dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự
lãnh đạo của Đảng, tìm cách vô hiệu hóa sự quản lý của Nhà nước đối với các
lĩnh vực của đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị – xã hội, nhất là ở
vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo…
Ngoài ra, lợi dụng sự nhanh nhạy của
mạng xã hội, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, chống đối đã đưa thông
tin sai lệch, suy luận võ đoán về các vụ việc xuất hiện trong đời sống xã hội để
dẫn dắt dư luận xã hội theo hướng tiêu cực. Đặc biệt, chúng lợi dụng những vụ
việc, vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc
phòng, đối ngoại… để xuyên tạc, bóp méo với mục đích chống phá sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý của Nhà nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét