Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

CHỦ NGHĨA XÉT LẠI LÀ NGUY CƠ TRỰC TIẾP ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TỒN VONG CỦA CHẾ ĐỘ

 

Ở quốc gia nào cũng vậy, tham nhũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự tồn vong của chế độ chính trị, nhưng chủ nghĩa xét lại còn nguy hiểm hơn.

Một thí dụ rõ nét là sự xụp đổ của Nhà nước Xô viết kéo theo sự xụp đổ hệ thống XHCN ở châu Âu. Rất may mắn, những năm 1980 và 1990 Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng phát hiện nguy cơ đó và hành động một cách cương quyết. Nhưng sau đó, trào lưu „xét lại“ lại trỗi dậy, có lúc yếu ớt, có lúc mạnh mẽ, tùy theo tình hình trong nước và thế giới.

Với cá nhân tôi, "chủ nghĩa xét lại“ là một chủ đề được quan tâm đặc biệt. Trong gần 3 thập kỷ làm việc với tư cách là chuyên viên cao cấp trong một cơ quan trực thuộc Bộ nội vụ liên bang Đức, tôi có đủ thời gian và cơ hội để nghiên cứu kỹ các tài liệu viết về tình hình VN. Đó là các bản báo cáo mà Đại sứ quán Đức ở Hà Nội thường xuyên gửi về nước. Các tài liệu đó đã giúp tôi có một cái nhìn thấu đáo về các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước của các thành phần "xét lại“. Họ chính là những người phò Mỹ, nâng bi phương Tây.

Do ý thức được nguy cơ đó cho Tổ quốc, tôi rất muốn đưa ra một tín hiệu cảnh báo. Vì vậy, 10 năm về trước, tôi đã đề nghị ban biên tập của Báo Nhân dân đăng bài trong mục Bình luận-Phê phán: "Những quan điểm sai trái trong nghiên cứu lịch sử. Để không bị mất cái "cần câu kiếm cơm", lúc đó tôi phải viết rất cẩn thận, câu từ được cân nhắc kỹ càng. Ngày 20/03/2014, bài báo được công bố với tên thật của tôi Hồ Ngọc Thắng và sau đó Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã đưa bài báo này vào sách in.

Càng vui mừng với thành công này với tư cách một nhà báo tự do, tôi càng buồn và thất vọng khi đọc các phát biểu của một số trí thức và xem những hình ảnh được công bố trên mạng. Đó là các phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Nguyễn Duy … các thành phần "dân chủ cuội“, những "nhân sĩ“ thuộc "Nhóm 72“... hy vọng - cái thời mà các tác nhân của "chủ nghĩa xét lại“ làm mưa làm gió đã qua đi...

Dù động cơ trong sáng thì khi xét lại lịch sử vẫn phải thận trọng, cần nhìn nhận vấn đề trong hoàn cảnh cụ thể, có quan điểm lịch sử, cái nhìn khách quan, tôn trọng sự thật. Với người đọc cũng vậy, cần tỉnh táo để nhận biết đúng sai, để không bị chi phối rồi hoài nghi về quá khứ, hoang mang về tương lai đất nước. Riêng với luận điệu của các thế lực thù địch, và các hành vi lợi dụng "xét lại lịch sử" để kích động hận thù dân tộc, tôi nghĩ Nhà nước và các nhà nghiên cứu cần có biện pháp thiết thực, kịp thời lên tiếng phê phán quan điểm sai trái để vừa giữ gìn sự lành mạnh của môi trường tri thức, vừa điều chỉnh nhận thức chung của xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét