Hiện nay, vấn đề quan hệ đối tác được vận dụng khá
phổ biến trong quá trình hợp tác quốc tế, vấn đề này xuất hiện trong nhiều văn
kiện hợp tác quốc tế, các công trình nghiên cứu cũng như trên các phương tiện
truyền thông.
Tuy nhiên, cùng với các dạng quan hệ đối tác nhằm thúc
đẩy sự phát triển của từng nước, khu vực và thế giới, cũng không ít đối tác mà
ở đó, một số quốc gia lợi dụng quan hệ này để buộc các đối tác phải phụ thuộc,
nhằm tranh giành lợi ích. Do đó, nhận diện quan hệ đối tác giữa các quốc gia là
vấn đề hệ trọng cần được quan tâm, nghiên cứu.
Đối tác: Những nước nào, những tổ chức
nào, những ai tôn trọng độc lập,chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu
nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta.
Có thể hiểu các đối tác thành ba nhóm
chính:
1. Đối tác tin cậy: Là những đối tác
về cơ bản song trùng với lợi ích nước ta, không có ý đồ chống phá ta. Đây là
đối tác có tầm chiến lược và có thẻ thúc đẩy quan hệ toàn diện, đi vào chiều
sâu, đôi bên cùng có lợi.
2. Đối tác có quan hệ tốt về kinh tế
nhưng cũng có những khía cạnh gây khó khăn với ta về chính trị. Với nhóm đối
tác này, cần tăng cường khai thác những yếu tố tương đồng, hạn chế những yếu tố
bất đồng trong quan hệ hợp tác.
3. Đối tác đồng thời là đối tượng: Là
những nước có quan hệ hợp tác, giao lưu về kinh tế nhưng lại có âm mưu xâm phạm
chủ quyền lãnh thổ hoặc có những hành động chống phá nước ta. Đối với nhóm đối
tác này, chúng ta vừa có quan hệ hợp tác làm ăn kinh tế nhưng luôn đề cao cảnh
giác sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu chống phá nước ta của họ
phao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét