Chính sách của Đảng, Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng. Chính sách đúng là nguyên nhân dẫn đến những thắng lợi, thành công của cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng vào tháng 2-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Điểm lại từ ngày thành lập đến nay, nói chung chính sách của Đảng ta đúng. Không đúng sao lập được những thành tích lớn lao như vậy?”, Đến tháng 12-1958, trong bài Đạo đức cách mạng đăng trên Tạp chí Học tập, Hồ Chí Minh viết: “Sở dĩ Đảng ta có thể lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn dân tiến lên CNXH, là vì Đảng ta có chính sách đúng đắn và lãnh đạo thống nhất”.
Nhưng
làm thế nào để có chính sách đúng là vấn đề cốt tử, cần phải được Đảng, Nhà
nước và nhân dân quyết trí, đồng tâm triển khai tiến hành.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn có chính sách đúng thì yếu tố hết sức quan
trọng đặt ra là khi đặt chính sách phải hiểu rõ, biết rõ tình hình. Chỉ hiểu
rõ, biết rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng; ngược lại, không nắm rõ,
hiểu rõ tình hình mà đặt chính sách thì sẽ là “Nồi vuông úp vung tròn, không ăn
khớp gì hết”. Để hiểu rõ, nắm rõ tình hình rồi từ đó đặt chính sách cho đúng, Hồ
Chí Minh chỉ ra: Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và làm đến nơi
đến chốn; cán bộ, đảng viên phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình từng xã,
từng huyện, từng tỉnh, từng khu.
Mục
đích chính sách của Đảng, Nhà nước cũng chỉ vì phục vụ nhân dân, như Hồ Chí
Minh đã xác định: “Tất cả những việc Đảng ta và Chính phủ đề ra đều nhằm cải
thiện đời sống cho nhân dân. Làm gì mà không nhằm mục đích ấy là không đúng”.
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết
tâm của toàn thể quần chúng nhân dân và đoàn kết thống nhất quần chúng nhân dân
cùng hăng hái thực hiện đầy đủ, đúng đắn chính sách của Đảng, Chính phủ. Chính
vì vậy, để có chính sách đúng về nội dung cũng như cách thức tổ chức thực hiện
thành công thì phải quan tâm nắm rõ, hiểu rõ tình hình thực tế, tâm tư, nguyện
vọng, mong muốn của nhân dân. Trong bài viết Sửa đổi lối làm việc, tháng
10-1947, Hồ Chí Minh viết: “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và
làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh
nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó
mà định cách làm việc, cách tổ chức, có như thế, mới có thể kéo được quần
chúng”. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong mọi việc, việc gì cũng
phải bàn bạc với nhân dân và giải thích cho nhân dân.
Đồng
thời, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những căn bệnh có hại cần phải phòng, tránh, sửa
chữa, khắc phục, như quan liêu, mệnh lệnh. Người cho rằng trong công việc mà
dùng cách quan liêu, mệnh lệnh là tạo ra bức tường ngăn cách, tách rời Đảng,
Chính phủ với nhân dân và lợi ích của nhân dân với Đảng, Chính phủ.
Trong
suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, nhất là thời kỳ đổi mới
vừa qua, tư tưởng, lời dạy, chỉ đạo thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được
Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt, tiếp thu và triển khai tích cực. Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng bằng cương lĩnh, chiến lược, bằng các định hướng về chính sách và chủ
trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm
tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên của Đảng. Và
cùng với nỗ lực đồng tình ủng hộ, đồng hành của nhân dân mà các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước luôn phù hợp với thực tiễn, được nhanh chóng đi
vào cuộc sống đạt kết quả to lớn, toàn diện.
Bên
cạnh đó, Đảng cũng chỉ rõ một số hạn chế khuyết điểm trong xây dựng và triển
khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước. Đáng chú ý là tình trạng quan
liêu, xa rời thực tế, xa rời nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên, như
Đảng đã xác định: “Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu
kiểm tra đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình;
thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính
đáng của nhân dân”.
Tiếp
tục phát huy những thành công đã đạt được, kiên quyết khắc phục, sửa chữa những
hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng và thực hiện chính sách vì dân, vì nước,
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang chung sức, đồng lòng thực hiện
nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, hiệu quả. Đặc biệt, chúng ta kiên quyết,
kiên trì thực hiện những chỉ đạo sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được
thể hiện rất sinh động trong cuốn sách: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”.
Có
thể thấy rõ, nhiều vấn đề, nội dung cơ bản, quan trọng trong xây dựng và thực
hiện chính sách của Đảng, Nhà nước mang tính lý luận và thực tiễn cao, đã được
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện hết sức đúng đắn, sinh động và thuyết
phục. Xin nêu một số vấn đề, nội dung quan trọng dưới đây của Tổng Bí thư:
Tổng
Bí thư nhấn mạnh: Trong chế độ chính trị XHCN, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước
và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích;
mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì
lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, phát
triển. Tổng Bí thư nêu rõ: Đảng ta lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định
phương hướng chính trị cũng như đề ra các quyết sách, không thể chỉ xuất phát
từ thực tiễn của đất nước và dân tộc Việt Nam, mà còn phải nghiên cứu, tham
khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới, của thời đại. Tổng Bí thư cũng nhắc
nhở: Đảng cần phải tiếp thu cũng như bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh
thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để
chủ nghĩa và học thuyết của Đảng luôn luôn tươi mới và được tiếp thêm sinh lực
mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với
cuộc sống. Tổng Bí thư chỉ đạo: “Bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối
đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng
tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và
nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng
đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của
thắng lợi, của phát triển”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét