Chúng ta chẳng lạ gì dân chủ, nhân quyền là vấn đề mà các thế lực thù địch, phản động và một số trang mạng, đài báo thiếu thiện chí thường xuyên lợi dụng để chống phá Việt Nam. Nhưng dù bằng luận điệu, chiêu trò gì đi chăng nữa, họ cũng không thể phủ nhận được thực tế, không thể xuyên tạc được sự thật.
Đối
với Đảng, Nhà nước Việt Nam, tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong
đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do biểu đạt là
quan điểm xuyên suốt, nhất quán. Không chỉ là quyền cần phải bảo đảm mà Việt
Nam còn xác định đó là một động lực cho sự phát triển của xã hội. Việt Nam tôn
trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin, tự do
biểu đạt của người dân. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã nêu rõ: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cùng với đó
quyền tự do ngôn luận trên báo chí được Luật Báo chí năm 2016 quy định, công
dân có quyền: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý
kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo
chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác... Luật Báo chí năm 2016 và Luật Tiếp cận
thông tin năm 2016 cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo
điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử
trong việc thực hiện quyền… Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản
trở báo chí, nhà báo hoạt động... Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in,
phát sóng”… Có thể khẳng định rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam về báo chí,
phát thanh, truyền hình ngày càng được hoàn thiện theo hướng bảo đảm ngày càng
tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do biểu đạt
của nhân dân.
Thực
tế cho thấy báo chí ở Việt Nam đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức
xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự
do của nhân dân; là lực lượng quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát việc
thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước. Báo chí đã đóng vai trò quan
trọng trong phát hiện, đưa tin nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, góp phần vào
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội, xây dựng
bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh. Mọi người dân đều có quyền đề đạt
nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các vấn đề chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chủng
loại thông tin trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình ở Việt Nam ngày càng
phong phú và cập nhật hơn do nguồn cung cấp thông tin nhiều và đa dạng hơn.
Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng cởi mở, sôi động.
Các phiên họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nhất là các buổi chất vấn được
truyền hình trực tiếp trên truyền hình. Nhiều chương trình đối thoại, tranh
luận, trả lời, thăm dò ý kiến… với nội dung phong phú, đa dạng về mọi vấn đề đã
được đăng tải, truyền thanh và truyền hình rộng rãi.
Sự
phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung và các
phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam là một minh chứng về tự do ngôn
luận, tự do báo chí và thông tin ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có 808 cơ quan
báo chí (bao gồm 138 báo và 670 tạp chí); 72 đài phát thanh, truyền hình; 666
cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện; 9.812 đài truyền thanh cấp xã…
Người
dân Việt Nam ngày càng được tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại,
đặc biệt là Internet. Chính phủ Việt Nam chủ trương khuyến khích và tạo mọi
điều kiện để người dân tiếp cận, khai thác và sử dụng rộng rãi thông tin trên
mạng Internet… Đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet,
chiếm 79,1% tổng dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội để bày tỏ
chính kiến, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng… cũng
đạt con số hơn 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số… Sự phát triển nhanh của
các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, mạng xã hội cho thấy, quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã có sự phát triển
mạnh mẽ.
Thế
nhưng bất chấp những thành quả ấy, các tổ chức, cá nhân thù địch và một số
trang mạng, đài báo thiếu thiện chí vẫn cố tình xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi
phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đáng lưu ý họ ngộ nhận rằng quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet, tự do biểu đạt là quyền tuyệt đối.
Họ cố tình lờ đi trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong quá trình thực thi quyền
con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet, tự
do biểu đạt.
Cũng
như mọi quốc gia trên thế giới, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet,
tự do biểu đạt ở Việt Nam không phải là quyền tự do vô hạn định, vô tổ chức mà
phải theo khuôn khổ pháp luật. Pháp luật Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do
ngôn luận, tự do Internet trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước về các
quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy
tín, danh dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn công
cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội. Những trường hợp “có tiếng nói
đối lập, ôn hòa…” mà các thế lực thù địch, phản động ra sức tung hô thực chất
họ đã lợi dụng, lạm dụng quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt để tuyên truyền
xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước;
phát tán những luận điệu, tài liệu phản động gây hoài nghi, hoang mang trong dư
luận, kích động gây rối, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân... nhằm phá hoại
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Họ bị các cơ quan
chức năng của Việt Nam bắt giữ, điều tra và truy tố là do đã vi phạm pháp luật.
Thực
tế sự phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam thời gian
qua đã cho thấy những cáo buộc rằng các cơ quan chức năng của Việt Nam “vi phạm
quyền tự do ngôn luận”, “giới hạn” quyền tự do biểu đạt của người dân mà các
thế lực thù địch, phản động rêu rao là hồ đồ, vô căn cứ. Những giọng điệu lạc
lõng bóp méo, xuyên tạc sự thật ấy là nhằm mưu đồ xấu. Thế nhưng họ sẽ không
thể làm gì được. Hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, dân chủ,
phát triển và là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế đã bác
bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái đó./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét