Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt. Song chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch cùng những “viên đạn bọc đường” đang trực tiếp tác động mạnh mẽ đến con đường ấy.
Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng khẳng
định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH…”. Chủ nghĩa xã hội và
đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn, quan điểm nhất quán, xuyên suốt
của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Con đường hoàn toàn đúng đắn
Độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản và xuyên suốt của cách mạng Việt
Nam. Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn khẳng định: CNXH là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và của Nhân
dân Việt Nam; đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách
mạng Việt Nam.
Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, vị thế và uy tín của nước
ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Thực
tiễn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mang đặc thù riêng từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến, sau khi giành độc lập đã bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ
nghĩa để tiến thẳng lên CNXH. Đây là sự lựa chọn đúng đắn, mang tính thời đại,
phù hợp với xu thế và thực tiễn lịch sử.
Năm
1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh trên thế giới chủ nghĩa tư
bản đang phát triển chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tăng cường áp bức,
bóc lột nhân dân các nước thuộc địa và nhân dân lao động chính quốc. Lúc này
với Liên Xô, công cuộc xây dựng CNXH đạt nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt.
Trong bối cảnh ấy, ngay từ khi ra đời trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng
ta đã xác định, làm cách mạng tư sản dân quyền giành độc lập dân tộc đi tới chủ
nghĩa cộng sản, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sự lựa chọn
này phù hợp với xu thế phát triển và mang tính thời đại sâu sắc.
Năm
1945, sau khi giành độc lập, Đảng ta lựa chọn xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đây là sự lựa chọn đúng
đắn và phù hợp xu thế thời đại và yêu cầu thực tiễn. Bởi sau chiến tranh thế
giới thứ 2, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã hình thành và phát
triển. Sự lựa chọn đúng đắn ấy đã tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam kiên
cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ “9
năm làm một Điện Biên” chống thực dân Pháp và 21 năm kháng chiến “đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào” giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Việt
Nam đã trở thành tấm gương mẫu mực trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên CNXH. Đây là sự độc đáo, sáng tạo
về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là cơ sở bảo đảm vững chắc
cho nền độc lập, tự do của dân tộc, là đường lối cơ bản, xuyên suốt và nhất
quán của cách mạng Việt Nam, khẳng định sự đúng đắn của Đảng và Bác Hồ trong
nhận thức về CNXH và lựa chọn con đường đi lên CNXH phù hợp với xu thế thời
đại, khẳng định bản lĩnh, sự sáng tạo của Đảng trong lựa chọn con đường đi lên
CNXH mang đặc thù riêng của dân tộc Việt Nam.
Trở
ngại, khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài
Để chống phá con đường đi lên CNXH ở nước ta,
các thế lực thù địch thường xuyên rêu rao rằng học thuyết Mác-Lênin là
"lạc hậu", là "sai lầm". Họ tỏ ra tiếc nuối, hối hận vì đi
theo "con đường CNXH” của Mác và phát đi những tiếng kêu lạc lõng kêu gọi
xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Những người có quan điểm đối lập với Đảng ta còn cho rằng,
“Việt Nam không thể có độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; việc
“níu kéo mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” chứng tỏ Đảng
Cộng sản Việt Nam “bảo thủ, trì trệ”, là “sai lầm nghiêm trọng” trong việc xác
định con đường phát triển của dân tộc trong bối cảnh thế giới ngày nay rất khác
xưa...
Ngoài ra, chúng lợi dụng một số sai phạm của cán
bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ cấp cao, rồi hồ đồ lớn tiếng vu khống, dựng
chuyện. Khi có những sự kiện ở khu vực, thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, chúng
lại lên mạng xã hội, tập hợp những phần tử cơ hội, bất đồng chính kiến kêu gọi
tuần hành phản đối, gây sức ép đối với hệ thống chính trị các cấp, làm rối loạn
trật tự, an toàn xã hội...
Những
việc làm, thủ đoạn trên của các thế lực thù địch trước hết nhằm tìm mọi cách
xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng ta
để thay thế bằng tư tưởng tư sản. Chúng xác định rõ, chính trị, tư tưởng là mặt
trận hàng đầu, là khâu đột phá của chiến lược "diễn biến hòa bình” chống
phá cách mạng Việt Nam trong tình hình hiện nay. Do vậy, đây là mục tiêu nhất
quán của chiến lược "diễn biến hòa bình” chống CNXH mà các thế lực thù
địch hướng tới.
Với
đội ngũ cán bộ, đảng viên, chúng tác động vào những cán bộ, đảng viên thiếu rèn
luyện, tu dưỡng, từng bước làm tha hóa, biến chất họ, dùng "cộng sản diệt
cộng sản”, "cộng sản con diệt cộng sản cha”. Chúng không tiếc công sức và
tiền bạc để thực hiện những hành vi lén lút, lôi kéo những người có chính kiến
bất đồng, chống CNXH, chống sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dùng họ như
một "con rối chính trị” trong tay để thực hiện mưu đồ về chính trị.
Với
nhân dân, chúng kích động những vấn đề "dân chủ”, "nhân quyền”,
"dân tộc”, "tôn giáo”, tạo tâm lý hoài nghi, giảm dần niềm tin vào
Đảng và hệ thống chính trị ở nước ta, gây mâu thuẫn nội bộ, làm mất sự đồng
thuận xã hội.
Thâm
độc hơn, chúng âm mưu xóa bỏ nền văn hóa, đạo đức, lối sống của chế độ XHCN,
nhường chỗ để văn hóa, đạo đức, lối sống tư sản của phương Tây xâm nhập vào. Từ
đó làm tha hóa phẩm chất, đạo đức con người, làm lu mờ nhiều giá trị truyền
thống của dân tộc ta, dẫn đến rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội.
Trên các phương tiện thông tin, nhất là mạng xã hội, các thế lực thù
địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị tung ra đủ mọi “lý lẽ”, “cơ sở”
của việc đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Chúng kết hợp bên trong
với bên ngoài, tập trung tiến công trực diện vào những quan điểm cơ bản của
chúng ta về chính trị của lực lượng vũ trang, của Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân. Chúng giương lên ngọn cờ: bảo vệ "nhân dân, Tổ quốc, lãnh
thổ", yêu cầu cần phải "bỏ hẳn cách hiểu lực lượng vũ trang chỉ cần
trung thành với Đảng Cộng sản và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa".
Vững bước trên con đường Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn
Trong bài viết Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu
trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn
phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có CNXH và chủ nghĩa
cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể
đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho
các dân tộc”.
Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục có nhiều diễn
biến phức tạp, các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích
ứng với tình hình mới, các thế lực thù địch tăng cường chống phá, tình hình
tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn ra phức tạp, biến đổi khí
hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác ngày càng
tác động mạnh, nhiều mặt, đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền
vững của đất nước ta. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đất nước ta đang mở cửa, hội nhập
kinh tế sâu rộng, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của
Đảng đem lại cho đất nước ta, nhân dân ta những thành tựu to lớn. Nhưng mặt
trái của nền kinh tế thị trường khiến không ít cán bộ, đảng viên của Đảng sa
ngã, đánh mất mình.
Nhận rõ nguy cơ này là "mảnh
đất màu mỡ” để các thế lực thù địch thực hiện thành công chiến lược "diễn
biến hòa bình”, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, Đảng ta chỉ rõ những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống và
"tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”. Nghị quyết chỉ rõ suy thoái về tư
tưởng chính trị trong đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến”, "tự
chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có
thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực thù địch, phản bội lại lý
tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã
ban hành Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống
chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy
thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” và Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm với nhiều
điểm mới nổi bật.
Thật đau xót, thời gian qua, Đảng,
Nhà nước ta phải kiên quyết xử lý những cán bộ thoái hóa, biến chất, trong đó
có cả “cán bộ cấp cao”, dẫu chúng ta vô cùng đau xót khi đồng chí mình bị kỷ
luật. Song vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, sự thượng tôn pháp luật của Nhà
nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng và ý nguyện của nhân dân,
Đảng, Nhà nước ta phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng,
pháp luật của Nhà nước với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại
lệ”.
Để phòng,
chống chiến lược “diễn biến hòa bình” hiệu quả, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ
được những “viên đạn bọc đường” đang cản trở con đường đi lên CNXH thì Đảng ta
phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”; làm tốt công tác dự báo, nắm chắc diễn biến thông tin, chủ động
định hướng tư tưởng trong mọi tầng lớp nhân dân; lấp những “khoảng trống” thông
tin trên mạng xã hội, đặc biệt là ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa theo phương châm “nơi
nào nhân dân tiếp cận thông tin, nơi đó có cán bộ định hướng thông tin”. Lênin-nhà
tư tưởng vĩ đại, người sáng lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới đã căn dặn
những người cộng sản: Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai
lầm của bản thân chúng ta.
Nói chuyện
với cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954, nhiều người thắc mắc
không biết về dưới xuôi rồi thì lương bổng thế nào, công tác sau này ra sao ?
Bác Hồ đã bổ sung thêm một điều đáng thắc mắc mà không ai nêu ra: Khi về xuôi
thì đạo đức và nhân cách của mình phải thế nào ? Người căn dặn: Bom đạn của
địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó làm hại mình mà mình không
trông thấy.
Vì vậy,
cuộc chiến chống “viên đạn bọc đường” phải bắt đầu từ công việc “tự soi, tự sửa”,
giống như việc đánh răng, rửa mặt hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên; phải
phòng ngừa, ngăn chặn ngay những cám dỗ danh vọng, quyền lực xung quanh mình,
giữ cho mình thực sự trong sạch. Khi Đảng ta đã lựa chọn, xây dựng được một Ban
Chấp hành Trung ương mạnh, Bộ Chính trị mạnh, cán bộ chủ chốt mạnh, được nhân
dân tin tưởng, ủng hộ thì chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch, phản động không đạt mục đích, đây là điều kiện tiên quyết để đất nước
vững bước trên con đường đi lên CNXH, giữ vững và kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét