Một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên đó là: “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”.
Đây
là một biểu hiện suy thoái không thể xem nhẹ. Vì vậy, việc nhận diện, đấu
tranh, đẩy lùi biểu hiện suy thoái này ra khỏi mỗi con người cán bộ, đảng viên
là góp phần củng cố sức chiến đấu và tăng cường năng lực lãnh đạo của các cấp
ủy, tổ chức đảng hiện nay.
Không
có khí khái, thái độ “ươn hèn, yếu ớt”
Xét một cách tương đối, trong một tổ chức thường có ba hạng
người: Hạng người tích cực, hạng người chậm tiến và hạng người “ba phải”. Hạng
người tích cực chính là lực lượng đầu tàu có vai trò dẫn dắt cơ quan, đơn vị,
tập thể phát triển, trưởng thành. Hạng người chậm tiến do trình độ, năng lực
hạn chế và không có chí tiến thủ, thì luôn là lực cản sự phát triển vững mạnh
của tập thể. Cả hạng người tích cực và hạng người chậm tiến đều dễ nhận diện.
Tuy nhiên, đáng nói nhất hiện nay là hạng người “ba phải”, thấy đúng không bảo
vệ, thấy sai không đấu tranh. Đây là hạng người ẩn chứa sự khó lường cả về nhận
thức, tư tưởng, thái độ và hành vi. Nói là “khó lường” vì nhận thức của họ tuy
không đến mức nông cạn, nhưng dễ lắt léo; tư tưởng tuy không hẳn lệch lạc,
nhưng hay bấp bênh; thái độ chưa đến mức lạnh lùng, vô cảm, song hay nửa vời,
lá mặt lá trái; hành vi chưa đến mức tồi tệ nhưng cũng thiếu sự đứng đắn, chuẩn
mực cần thiết của một nhân cách chân chính. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc” của Bác Hồ viết cách nay tròn 70 năm (tháng 10-1947), Người gọi đó là
“bọn thứ ba”, chỉ biết “theo gió bẻ buồm, không có khí khái”, “thái độ thứ
ba, ai mặc kệ ai”. Người khẳng định: “Đó là thái độ của những đảng viên và cán
bộ ươn hèn, yếu ớt”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét