PHÒNG, CHỐNG "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HÓA" ÁNH
SÁNG SOI ĐƯỜNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY
Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, các lực lượng tham gia cần kết hợp nghiên cứu khoa học để nắm vững nguồn gốc, bản chất của các trào lưu tư tưởng sai trái, cơ hội, xét lại để vạch trần cho quần chúng nhân dân nhận diện rõ bản chất và tác hại của chúng trên các phương tiện thông tin. Đồng thời, bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.
Tấm gương mẫu mực trong nghiên cứu khoa học
C.Mác, Ph.Ăngghen đã khắc phục được
những hạn chế của các đại biểu tư tưởng trong lịch sử và đương thời, có phương
pháp nghiên cứu thực sự khoa học. Với sự hội tụ đầy đủ các nhân tố chủ quan
trong chuyển đổi lập trường giai cấp, cùng với trí tuệ uyên bác của mình,
C.Mác, Ph.Ăngghen đã kế thừa thành tựu khoa học tự nhiên, tiền đề lý luận một
cách chọn lọc. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã gạt bỏ
hiện tượng bên ngoài để tìm ra bản chất, những mâu thuẫn kinh tế-xã hội nảy
sinh trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nghiên cứu thực tiễn, tìm ra
nguyên nhân do chưa có hệ tư tưởng độc lập, tiên tiến; chưa được giác ngộ ý
thức giai cấp, còn bị ảnh hưởng nặng nề của trào lưu tư tưởng cơ hội, xét lại
nên cản trở, dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở những nước
tư bản phát triển, như: Đức, Anh, Pháp bị thất bại.
Sự vĩ đại trong nghiên cứu khoa học
của các ông đã đạt được thành quả là sáng lập, phát triển nên học thuyết thực
sự khoa học, cách mạng-vũ khí tư tưởng, lý luận của giai cấp công nhân. Ở mỗi
giai đoạn lịch sử cụ thể, C.Mác và Ph.Ăngghen, sau này là V.I.Lênin đã vừa bảo
vệ, vừa phát triển các nguyên lý cách mạng và gắn với đấu tranh quan điểm sai
trái để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của những trào lưu tư tưởng cơ hội, xét
lại, đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Tác phẩm “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản” ra đời là văn kiện đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, đánh dấu
sự ra đời Chủ nghĩa Mác, công khai về mục tiêu, lý tưởng, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân quốc tế. Trước đó, C.Mác, Ph. Ăngghen đã phải mất nhiều năm
nghiên cứu thực tiễn để tìm hiểu vai trò của giai cấp công nhân-lực lượng xã
hội tương lai giữ vai trò lãnh đạo lật đổ xã hội tư bản và xây dựng xã hội mới.
Ở thời kỳ V.I.Lênin, ông có sự kết
hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu thực tiễn với phát triển lý luận, tiêu biểu như
các tác phẩm: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết”; “Quyền dân
tộc tự quyết”, “Nhà nước và cách mạng”... Ở mỗi tác phẩm đều kết cấu nội dung
logic, sử dụng hiệu quả các phương pháp khoa học là so sánh, phân tích,
logic-lịch sử. Trong bối cảnh sau khi Ph.Ăngghen qua đời thì Quốc tế II bị lũng
đoạn (ngoại trừ Đảng Xã hội-Dân chủ Nga), còn lại các đảng khác đều bị phân hóa
thành ba phái nên V.I.Lênin đã thấy rõ sự cần thiết phải đấu tranh, với bút
chiến rất mẫu mực để vạch trần bộ mặt thật của nó. Các tác phẩm của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin để lại là những di sản khoa học đồ sộ, có giá trị lý luận
và thực tiễn, mẫu mực về đấu tranh tư tưởng nên mãi mãi trường tồn trong thời
đại hiện nay.
Gắn kết nghiên cứu khoa học với đấu tranh tư tưởng, lý luận
Tấm gương mẫu mực trong gắn kết
nghiên cứu khoa học với đấu tranh tư tưởng, lý luận của các ông thể hiện ở nội
dung, hình thức, phương pháp, kỹ năng và kết quả thực tế.
Về nội dung thể hiện sự gắn kết giữa
nghiên cứu khoa học với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, cơ hội, xét
lại dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, xuất phát từ những nguyên
lý gốc đã được chỉ ra trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”; bám sát
những biến đổi mới của thực tiễn, của cơ sở kinh tế, lựa chọn trọng tâm, trọng
điểm, nắm vững bản chất sai trái về khoa học và phản động về chính trị của
những quan điểm sai trái ở mỗi thời điểm cụ thể. Ở tác phẩm: “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản”, với kết cấu 4 chương thì dành riêng chương 4 để đấu tranh phê
phán quan điểm sai trái và các chương khác đều lồng ghép nội dung phê phán.
Về hình thức thể hiện, C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trong nhiều tác phẩm dù không đặt tên hoặc có một số ít
tác phẩm sử dụng từ “đấu tranh” hoặc “phê phán” ở tên tác phẩm nhưng nội dung
đều phản ánh rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với phê phán quan điểm sai
trái, cơ hội, xét lại rất thuyết phục.
Về phương pháp thể hiện rất toàn diện, nhuần
nhuyễn, như: Khái quát, phân tích, diễn giải, logic-lịch sử, so sánh để chỉ ra
tính chất sai trái của các luận điểm mà những đối tượng cơ hội, xét lại đưa ra
và chứng minh tính đúng đắn của các nguyên lý cách mạng.
Về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khoa học
của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trong các tác phẩm thể hiện tính đanh thép,
“rõ danh tính đối tượng cần phê phán”, sắc sảo về bút lực, bảo đảm tính luận
chiến, luận cứ, luận chứng và có thái độ chính trị kiên quyết.
Khi thực tiễn có sự thay đổi, cần bổ
sung các nguyên lý cho phù hợp và xuất hiện quan điểm đối lập thì C.Mác và
Ph.Ănghgen lại kết hợp nghiên cứu khoa học, chỉ rõ nguồn gốc và mục đích chính
trị, tính chất sai trái về khoa học của quan điểm cơ hội, xét lại để tuyên
truyền, giác ngộ giai cấp công nhân tránh bị ảnh hưởng tiêu cực. Tiêu biểu như
tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô ta”, nhằm vạch trần quan điểm cơ hội, xét lại
của chủ nghĩa Látxan sai trái về khoa học, với mục đích chính trị đưa ra “luật
sắt về tiền công” nhằm bênh vực, che đậy bản chất bóc lột của giai cấp tư sản
đối với giai cấp công nhân... Với phương thức đấu tranh kiên quyết, không khoan
nhượng của C.Mác, Ph.Ăngghen thì tư tưởng của Látxan đã bị vạch trần, phá sản
và qua đó khẳng định vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Ở thời kỳ V.I.Lênin, sau khi
Ph.Ăngghen mất và Quốc tế II bị lũng đoạn thì ông cho rằng tất yếu cần đấu
tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, xét lại, bởi: “Chủ nghĩa cơ hội là kẻ thù
chính của chúng ta. Chủ nghĩa cơ hội trong tầng lớp trên của phong trào công
nhân, đó là chủ nghĩa xã hội tư sản chứ không phải là chủ nghĩa xã hội vô sản”.
Công lao to lớn
của V.I.Lênin là đã bổ sung, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác, bảo vệ bản chất
khoa học và cách mạng nên với tên gọi mới là “Chủ nghĩa Mác-Lênin”. Ở mỗi tác
phẩm, mà tiêu biểu như: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết”,
“Nhà nước và cách mạng”, “Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky”, “Bệnh ấu
trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”... V.I.Lênin cũng kết hợp chặt chẽ
giữa nghiên cứu thực tiễn để phát triển lý luận và gắn nghiên cứu khoa học với
đấu tranh chống lại quan điểm cơ hội, xét lại, chủ nghĩa chống cộng. Kết quả,
các đối tượng có tư tưởng cơ hội, xét lại đã từng bước bị vô hiệu hóa, giảm sự
ảnh hưởng tiêu cực đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Ý
nghĩa soi đường trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Thứ nhất, về giá trị gắn kết giữa nội
dung nghiên cứu khoa học với đấu tranh tư tưởng, lý luận không được tách rời
nhau. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã để lại chìa khóa giải quyết các vấn đề
khoa học là phải có tư duy biện chứng, nắm vững tính quy luật khách quan của
cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản là rất quyết
liệt, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Trong những năm qua, xuất hiện rất nhiều
luận điểm sai trái, nhiều thế lực, đối tượng tham gia và kết hợp sử dụng các
loại phương tiện với số lượng ngày càng gia tăng, như: Huy động các đài phát
thanh, hãng thông tấn, báo chí, nhà xuất bản ở nước ngoài, nhiều trang web,
blog cá nhân tham gia chống phá Đảng, Nhà nước và thành tựu của nhân dân ta đã
đạt được sau gần bốn thập niên thực hiện công cuộc đổi mới.
Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai
đoạn hiện nay, các lực lượng tham gia cần kết hợp nghiên cứu khoa học để nắm
vững nguồn gốc, bản chất của các trào lưu tư tưởng sai trái, cơ hội, xét lại để
vạch trần cho quần chúng nhân dân nhận diện rõ bản chất và tác hại của chúng
trên các phương tiện thông tin. Đồng thời, bảo vệ, phát triển học thuyết
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện
thực tiễn hiện nay.
Thứ hai, kế thừa phương pháp, kỹ năng
sử dụng bút chiến của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trong đấu tranh với những
quan điểm sai trái, thù địch. Với tác phẩm “Chống Đuyrinh” của Ph.Ăngghen,
“Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky” của V.I.Lênin... là những tác phẩm
mẫu mực thể hiện rõ phương pháp bút chiến. Các lực lượng tham gia cuộc đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay cần kế thừa để đấu tranh bác
bỏ những quan điểm sai trái, phản khoa học, nhằm bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới. Mỗi bài viết cần
sử dụng tổng hợp các phương pháp, các luận cứ, luận chứng, tận dụng thành tựu
khoa học kỹ thuật-công nghệ hiện đại để góp phần đấu tranh, vô hiệu hóa những
luận điệu cơ hội, xét lại nhằm phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng trong hệ
tư tưởng của Đảng ta.
Thứ ba, kế thừa giá trị về lựa chọn
giải pháp trụ cột trong kết hợp giữa nghiên cứu khoa học với đấu tranh tư
tưởng, lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin để bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng trong giai đoạn hiện nay. Việc làm thường xuyên là giáo dục nâng cao nhận
thức, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng ta về sự cần thiết đấu tranh chống
lại các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Bên
cạnh đó, cần nhận diện kịp thời về bản chất, mục đích chính trị và tính chất
phi khoa học của các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận nền tảng tư tưởng và
đường lối đổi mới của Đảng ta.
Cần phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
các nhà khoa học, lực lượng đấu tranh chuyên sâu ở các bộ, ngành, cơ quan, địa
phương, đơn vị, cơ sở giáo dục-đào tạo, cơ sở nghiên cứu thực hiện tốt giải
pháp gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học; tổng kết thực tiễn và phát
triển lý luận với đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch để bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cùng với đó, cần phát huy tính tích cực chính
trị của các lực lượng xã hội, nhất là cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học làm
nòng cốt trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận. Trong mọi điều kiện, hoàn
cảnh, chúng ta phải luôn kiên định với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới và các
nguyên tắc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét