Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải gương mẫu thực hiện pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, quy định của địa phương, đơn vị, thực hiện tốt 10 lời thề danh dự của quân nhân; 12 điều kỷ luật. Nói cách khác, nếu buông lỏng kỷ luật, xa rời hoặc vi phạm nguyên tắc, quân đội không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
mình, quân đội nói chung, mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam nói
riêng phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi và bảo vệ Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời, xung kích, đi đầu
trong tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, pháp luật trong nhân dân, cùng nhân
dân, người thân, gia đình nghiêm túc thực thi Hiến pháp, pháp luật; trước hết
là Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Giáo dục quốc phòng – an ninh vừa được Quốc hội
khóa XIII thông qua.
Các
hoạt động cứu hộ, cứu nạn nhân đạo, góp phần gìn giữ hòa bình ở khu vực và trên
thế giới của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Lần này, trong bản Hiến pháp
năm 2013, Quốc hội bổ sung cụm từ mới và khẳng định rõ vai
trò của lực lượng vũ trang nhân dân là: “cùng toàn dân xây dựng đất nước và
thực hiện nghĩa vụ quốc tế”[1] (Điều
65). Đây là cơ sở để quân đội nhân dân và công an nhân dân triển khai các công
việc tham gia một số hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu hộ, cứu nạn nhân đạo, “góp
phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới”2 (khoản 2,
Điều 64). Cần khẳng định rõ hơn quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta về
vấn đề này: Quân đội nhân dân Việt Nam kiên quyết chống chiến tranh, cực lực
phản đối xâm lược và không cho phép bất cứ thế lực thù địch nào can thiệp vào
công việc nội bộ của mình hoặc có hành vi xâm lược độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia dân tộc Việt Nam, đe dọa nền hòa bình thế
giới. Tuy nhiên, trong điều kiện cho phép, quân đội ta có thể tham gia một số
hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu hộ, cứu nạn mang tính nhân đạo với mục đích góp
phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới, củng cố, phát triển tình đoàn
kết, hợp tác, hữu nghị vì lợi ích chung; không tham gia, không can thiệp vào
các công việc nội bộ của các nước khác.
Để làm tốt
việc này phải có bước đi, lộ trình thích hợp, bắt đầu từ việc nghiên cứu, có
hiểu biết luật pháp quốc tế, các vấn đề có liên quan, học tập ngoại ngữ, chuẩn
bị cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm và sau đó phải huấn luyện thật kỹ
chuyên môn nghiệp vụ. Về điều này, “Sách trắng quốc phòng Việt Nam” đã khẳng
định rất rõ. Đối với nhân dân ta, việc trải qua hai cuộc chiến tranh thần thánh
chống quân xâm lược, hy sinh gần hàng triệu người để có giang sơn gấm vóc ngày
nay, chúng ta thiết tha yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do. Vì vậy, sẽ làm hết
sức mình để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước và góp phần bảo vệ nền hòa
bình thế giới, bảo vệ giá trị Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét