Thời gian vừa qua, tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở lên căng
thẳng, tiềm ẩn nguy cơ đụng độ trực tiếp dẫn đến đối đầu quân sự. Sự xung đột
giữa hai bên trở nên nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc đã điều máy bay trực thăng
bay tầm thấp, quạt gió gây nguy hiểm và bị thương cho một đoàn chuyên gia của
Philipines đang ở trên bãi đá Sandy Cay (Việt Nam gọi là Đá Hoài Ân) thuộc quần
đảo Trường Sa.
Ngay sau khi sự việc trên
được giới truyền thông chia sẻ, đám kền kền “việt tân” đánh hơi được tính chất
phức tạp của vụ việc liền “mượn gió bẻ măng”, quay sang chỉ trích Việt Nam chỉ
biết “quan ngại” về vấn đề xung đột này mà không có một hành động cụ thể.
Luận điệu của đám “vong nô
luôn là thế, ngồi phòng máy trở thành anh hùng bám phím đâu có khó, chỉ cần
nghĩ ra mấy thứ vụn vặt công kích chính sách ngoại giao của Việt Nam và nhấn
enter để tạo sóng trên dư luận là “sở trường” của những kẻ “bán trời không văn
tự” như “việt tân”.
Giải quyết vấn đề xung đột
biển Đông đâu phải câu chuyện nay làm mai xong mà là cả một quá trình, nhất là
việc phải đối đầu với một nước lớn, mặt dầy như Trung Quốc. Sự kiên quyết bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ phải kết hợp với bình tĩnh, xử lý trên cơ sở tôn trọng sự
thượng tôn của pháp luật quốc tế, đối thoại giải quyết xung đột như câu nói
“giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng”.
Quay trở lại những xung đột
gần đây giữa Trung Quốc và Philippines, có nhiều lý giải cho việc Trung Quốc
chủ động đẩy cao căng thẳng với Philippines trên Biển Đông. Một phần do chính
sách cứng rắn với Trung Quốc của tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos
Jr, đồng thời xích lại gần hơn với Mỹ thông qua việc công bố thêm 4 địa điểm
mới mà quân đội Mỹ được tiếp cận trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng
nâng cao giữa hai nước.
Tuy nhiên, những căng thẳng
này cũng có thể được lý giải bởi “truyền thống” của Trung Quốc là khi tình hình
chính trị nội bộ bất ổn, giới lãnh đạo Trung Quốc có khuynh hướng đẩy căng
thẳng với bên ngoài để xoa dịu các bất ổn bên trong.
Chính vì vậy, trong tình
huống này ứng xử của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp theo đúng đường lối ngoại
giáo “Cây tre”. Mọi hành động cứng rắn đáp trả những vấn đề xung đột đều gây
bất lợi với các nước nhỏ, vì vậy, một mặt Việt Nam cần duy trì mối quan hệ hữu
hảo với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng đã và đang làm tốt vai trò hòa giải
xung đột trên biển Đông thông qua tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên
Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các lực lượng
vũ trang của Việt Nam cần đề cao cảnh giác, bám sát các diễn biến trên thực địa
nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, không để bị động
bất ngờ trong mọi tình huống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét