Thời gian qua, lợi dụng việc các hành vi tham nhũng, tiêu cực của một số cán bộ, đảng viên bị phát hiện, xử lý, các thế lực thù địch lại được “dịp” gia tăng các hoạt động chống phá, đẩy mạnh chiến dịch “tuyên truyền đen” tung tin giả, tin thất thiệt để công kích, bôi lem cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của hệ thống chính trị và nhân dân ta. Do đó, cần nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực qua những nội dung sau:
Các thế lực thù địch cho rằng:
“Đảng Cộng sản Việt Nam không chống tham nhũng, lãng phí và suy thoái thành
công nếu không đa nguyên, đa đảng”. Từ đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ
hội chính trị kêu gọi “Việt Nam phải đa nguyên, đa đảng đối lập mới chống tham
nhũng, thành công”. Đây là chiêu bài được các thế lực thù địch diễn đi diễn lại
nhiều lần trong nhiều năm qua.
Chúng còn vu cáo rằng: “Chính quyền hạn chế quyền người dân
trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực”. Từ đó quy kết “xã hội thiếu
dân chủ trong chống tham nhũng, tiêu cực”; thậm chí họ còn tung tin sai trái
“càng chống tham nhũng, tiêu cực thì càng tham nhũng, tiêu cực”. Đan xen với
đó, các thế lực thù địch ca ngợi thuyết “Tam quyền phân lập”, ra sức rêu rao tư
tưởng “Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” giống như ở một số nước phương Tây
mới có “dân chủ” trong chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, khi các vụ án liên
quan đến tham nhũng, tiêu cực được điều tra, khởi tố, xét xử thì các đối tượng
phản động, cơ hội chính trị lại suy diễn là do “đấu đá nội bộ”. Khi các bản án
được công bố, họ lại vu cáo rằng “quan chức tham nhũng, tiêu cực bị bắt thì
được nhẹ án”, “có tiêu chuẩn kép” trong các bản án. Từ đó, vu cáo “công cuộc
phòng chống tham nhũng chỉ là hình thức, sẽ không có kết quả”, “đâu lại vào
đó”… Họ tung ra nhiều quan điểm, luận điệu xuyên tạc hết sức tinh vi, xảo trá
nhằm làm giảm sút nhận thức, xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân trong
công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta lãnh đạo. Từ đó, đòi phủ
nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, kích động tâm lý bất mãn trong
một bộ quận quần chúng, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trước hết cần thấy rằng, tham
nhũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện, nó ra đời và gắn liền với sự tồn
tại, phát triển của xã hội, là hiện tượng mà chế độ nào, quốc gia nào cũng có;
đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực”. Do đó, cần phải có cơ chế kiểm soát
quyền lực, không để quyền lực bị “tha hóa”. Bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm
đến phòng, chống tham nhũng.
Về quan điểm “Đảng Cộng sản Việt
Nam không chống tham nhũng, tiêu cực thành công nếu không đa nguyên, đa đảng”
của các thế lực thù địch, đây là luận điệu sai trái, xuyên tạc. Bởi, khi đảng
nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của nhà nước đều là
người của đảng đó; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường
lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay
nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, tiêu cực vẫn thường xảy ra, kể cả các nước
phát triển có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế - xã
hội cao. Như vậy, thực tế nền chính trị các quốc gia trên thế giới và lịch sử
chế độ chính trị Việt Nam hiện nay đã chứng tỏ chế độ một đảng cầm quyền không
phải là nguyên nhân sinh ra tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.
Ngay như ở nước Mỹ (điển hình
của dân chủ tư sản phương Tây) dù là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa thay nhau
cầu quyền thì nạn tham nhũng vẫn cứ xảy ra, dư luận thế giới cũng từng trấn
động trước một số vụ tham nhũng. Gần đây, báo chí của nước Mỹ đưa tin, bản cáo
trạng đối với Thượng nghị sĩ Bob Menendez về tội tham nhũng trong việc giúp đỡ
chính phủ Ai Cập, buộc ông Menendez tạm thời rời khỏi vị trí người đứng đầu Ủy
ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ từ hôm 22/9/2023 sau khi bị tòa án khu vực phía
Nam New York truy tố về một loạt tội danh tham nhũng, hối lộ.
Trong cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, tiêu cực, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều
kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia như: chế độ tiếp dân, số điện
thoại đường dây nóng để nhân dân trực tiếp phản ánh, tố cáo những hành vi quan
liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, kịp thời biểu
dương gương người tốt, việc tốt. Nhiều công dân kịp thời phản ánh, tố giác
những hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, chính
quyền,... góp phần tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh này; nhiều vụ tham
nhũng, tiêu cực đã được xử lý, xét xử kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước nghiêm
minh. Do đó, luận điệu vì xã hội ta thiếu dân chủ nên không thể chống tham
nhũng thành công là thiếu căn cứ, không thuyết phục.
Việc phòng chống, tham nhũng,
tiêu cực được Đảng ta thực hiện rất quyết liệt, trên tinh thần thượng tôn pháp
luật và không có vùng cấm, không có ngoại lệ; công tác điều tra, giám sát,
thanh tra, kiểm tra tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ,
đồng bộ, hiệu quả, tạo bước tiến mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí.
Tham nhũng là kẻ thù bên trong
rất nguy hiểm. Cuộc chiến này không phải làm trong một sớm, một chiều, cũng
không phải làm một lần là xong. Chống tham nhũng là cuộc chiến chống “giặc nội
xâm” đòi hỏi phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, bền bỉ với ý chí, quyết tâm
chính trị cao nhất của cả hệ thống chính trị, mọi cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét