Xác định rõ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của toàn
Đảng và
cả hệ thống chính
trị, trước khi Nghị quyết 35
NQ/TW ra đời, những nhiệm kỳ gần đây, từ Trung ương đến địa phương đã
triển khai thực hiện sâu
rộng Văn kiện Đại hội Đảng các
khóa và các chỉ thị, nghị quyết
chuyên
đề như Nghị quyết số 01-NQ/TW về
"Công
tác lý luận trong giai đoạn
hiện nay”(3/1992); Nghị quyết số 09-NQ/TW về "Một số định hướng lớn trong
công
tác tư tưởng hiện nay”
(2/1995); Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư về "Tăng cường cuộc đấu tranh chống các
luận điệu sai trái
và hoạt động tán
phát tài liệu chống Việt
Nam" (1/2002); Thông báo Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí
thư về "Tăng cường nhiệm vụ chống
âm
mưu “diễn biến hòa
bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa"
(12/2002); Chỉ thị số 34-CT/TW của
Ban Bí
thư về "Tăng cường cuộc đấu
tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá" (4/2009); Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí
Minh" (5/2011) và Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"(1/2012); Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ
Chính
trị khóa
XII về “Đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách
Hồ Chí
Minh”(5/2016) và Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII về
"Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi
sự suy thoái
về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" (10/2016)… để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thông qua đó, công tác tuyên truyền/bảo vệ và đấu tranh đã đạt được những kết quả quan trọng, không
chỉ bảo vệ Đảng, mục tiêu
và lý tưởng của Đảng, của
chế độ xã
hội chủ nghĩa trước âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa
bình” của các
thế lực thù
địch mà
còn đồng thời phòng,
chống, ngăn chặn và
từng bước đẩy lùi
sự suy thoái
về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, sự
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; làm cho công tác xây dựng Đảng đạt hiệu quả hơn, tính
chiến đấu, năng lực lãnh
đạo của Đảng ngày
được củng cố vững chắc hơn, góp
phần giữ vững an ninh chính
trị, ổn định xã
hội, củng cố niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà
nước và
chế độ.
Trong khi đó,
tình hình chính trị quốc tế (chủ
nghĩa dân
tộc cực đoan, chủ nghĩa dân
túy đang nổi lên,
các vấn đề an ninh phi truyền thống…);
đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu; đặc biệt sự mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc, nhất là âm mưu, thủ đoạn chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước là những yếu tố có tác động ngược chiều đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái,
thù địch. Cùng
với đó,
bên cạnh những kết quả đạt được của
công
tác xây dựng và
chỉnh đốn Đảng, thì
"một bộ phận cán
bộ, đảng viên
bản lĩnh chính
trị không
vững vàng,
suy thoái về tư tưởng chính
trị, còn
hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu,
lý tưởng của Đảng và
con đường đi lên
chủ nghĩa xã
hội ở nước ta; một số ít
hoang mang, dao động, mất lòng
tin; cá biệt còn
phủ nhận chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối đổi mới của
Đảng”[2] và “sự
chống phá
của các
thế lực thù
địch, tổ chức phản động ngày
càng tinh vi hơn; những biểu hiện
suy thoái
về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... còn diễn biến phức tạp”[3]…
Thực tế cho thấy, “sự suy thoái
về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các
thế lực xấu, thù
địch, phản bội lại lý
tưởng và
sự nghiệp cách
mạng của Đảng và
dân tộc”[4], không
chỉ gây
bức xúc,
mất lòng
tin của nhân
dân mà còn đe dọa sự tồn vong của
Đảng và
chế độ. Thực tế cũng cho thấy, càng
khó khăn, thử thách,
càng phải chú
trọng và
tăng cường công
tác xây dựng và
chỉnh đốn Đảng nói
chung, nhiệm vụ tuyên
truyền/bảo vệ và
đấu tranh nói
riêng để các
nhiệm vụ này
không đối lập nhau, không
phủ định nhau mà
luôn tác động, tương hỗ, ảnh
hưởng lẫn nhau, có ý nghĩa quyết định đến thành công của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái
thù địch hiện nay. Đặc biệt, một
quan điểm chỉ đạo quan trọng được nêu trong Nghị quyết số 35-NQ/TW chính là việc các cơ quan chức năng, các lực lượng chức năng cần phải chú
trọng sự gắn kết chặt chẽ giữa xây
và chống trong bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Trong đó, xây là giải pháp tập trung vào bên trong, nội tại để chống đạt hiệu quả hơn; còn
chống là
sự hướng vào
việc ngăn chặn những tác
động tiêu
cực từ bên
ngoài, để không
chỉ tiếp tục phát
huy những giá
trị và
những ưu thế đã
và đang có, mà còn từng bước ngăn
chặn, làm
thất bại mọi hoạt động làm
phương hại đến sự tồn vong
của Đảng, của chế độ để xây được ổn định và vững chắc hơn, để kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét