Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc - Minh chứng phản bác các luận điệu đả kích đất nước

 


 

Hạnh phúc là một trong 3 trụ cột phản ánh bản chất tươi đẹp của xã hội Việt Nam được khẳng định và kiên định phấn đấu kể từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945). Đó là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 - báo cáo thường niên lần thứ 11 - vừa được công ty Gallup International công bố, Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát, tăng 11 bậc so với xếp hạng năm 2023. Mặt khác, Việt Nam được xếp hạng cao về bình đẳng khi mà khoảng cách giữa một nửa dân số cảm thấy hạnh phúc hơn và nửa dân số ít hạnh phúc hơn rất nhỏ. Ở tiêu chí này, Việt Nam là nước châu Á duy nhất lọt vào top 20 thế giới.

Điều đó phản ánh bản chất tươi đẹp của xã hội mặc dù thu nhập trung bình thấp nhưng hạnh phúc được vun đắp không ngừng, không ai bị bỏ lại phía sau. Sự thăng hạng nhanh chóng cho thấy những nhân tố hay lực lượng đi ngược với hạnh phúc nhân đang giảm xuống so với các nhân tố hay lực lượng phục vụ hạnh phúc nhân dân. Chỉ số hạnh phúc tăng cho thấy lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý cao của Chính phủ, sự đồng lòng, đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, sự ủng hộ quốc tế, hài hòa lợi ích, tình nghĩa đồng bào được duy trì và phát huy.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động vẫn kiểu “mũ ni che tai”, phớt lờ không nghe, không thấy, tiếp tục bôi đen đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, lấy cớ đả kích Đảng, Nhà nước “kéo lùi lịch sử”, “làm dân vất vả, cơ hàn”… Chúng sử dụng không gian mạng, các báo, đài phản động ở nước ngoài để xuyên tạc quan điểm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện của Đại hội toàn quốc lần thứ XIII, cho rằng đây là quan điểm duy tâm chủ quan, một khẩu hiệu trống rỗng, phản khoa học, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn, rơi vào chủ quan, duy ý chí. Họ lồng ghép các nội dung vu cáo, xuyên tạc khác vào như phủ nhận lịch sử và thành quả đấu tranh cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng Đảng đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng để lãnh đạo khiến đất nước ngày càng yếu thế và lạc hậu so với các nước trên thế giới. Hùa theo những luận điệu đó, số phần tử cơ hội, phản động, bất mãn chính trị trong nước đã tích cực móc nối với các thế lực bên ngoài đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc với nhiều hình thức khác nhau nhằm gây nên sự hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân, kích thích tâm lý bi quan, chán chường của một bộ phận người dân; hạ thấp uy tín của Đảng, của đất nước trên trường quốc tế.

Thực tế đã chứng minh, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Quy mô GDP đã tăng hơn 100 lần, từ con số 4 tỷ USD lên 406 tỷ USD (năm 2022). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước; GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm.

Với những thành tựu nêu trên, có thể khẳng định rằng, dù thời cuộc có nhiều biến động, thế giới có nhiều đổi thay nhưng vai trò Đảng Cộng sản Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc đã, đang và tiếp tục là lực lượng chính trị duy nhất có đủ vị thế, trí tuệ, năng lực, uy tín để lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới, bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn lấy độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu, động lực phấn đấu, Đảng đã đưa đất nước tiến lên, giành được thành quả rất to lớn. Khát vọng ấy chính là sợi chỉ đỏ, là cội nguồn sức mạnh để Đảng ta phát huy nội lực sẵn có, tận dụng ngoại lực vượt qua những khó khăn, thử thách, đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt gần 40 năm đổi mới./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét