Đây là đặc trưng về phương diện kinh tế của xã hội xã
hội chủ nghĩa. Với tính cách là chế độ xã hội tiên tiến, là nấc thang sau chủ
nghĩa tư bản trong tiến trình phát triển tất yếu khách quan của lịch sử loài
người, chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn chín muồi nhất định phải có nền kinh tế
phát triển cao. Tất nhiên, đó phải là cơ sở kinh tế để chủ nghĩa xã hội phát
triển trên cơ sở của chính nó. Điều này được xác định trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội, cần tập trung phát triển lực lượng sản xuất, khoa học công
nghệ hiện đại, lấy phát triển kinh tế là trung tâm; do đó, chủ nghĩa xã hội là
xã hội có nền kinh tế phát triển cao, làm ra nhiều của cải, không ngừng nâng
cao mức sống của các tầng lớp nhân dân.
Nền kinh tế phát triển cao đòi
hỏi phải dựa trên lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại; đồng thời, phải có
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu
chỉ nói một chiều rằng chủ nghĩa xã hội là xã hội có lực lượng sản xuất phát
triển cao mà không nói đến quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu, phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì như vậy sẽ phiến diện, không
phân biệt được chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản.
Sự phát triển của quan hệ sản xuất
là một tất yếu của toàn cầu hóa, một mặt, mở rộng hoạt động của nó thông qua
ngoại giao phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng,… đồng thời, khẳng định
được uy tín, vị thế, tiềm lực, cơ đồ của quốc gia – dân tộc trên trường quốc
tế. Phát triển quan hệ sản xuất phù hợp không chung chung mà phải có bước đi, hoàn
thiện thích hợp được cụ thể hóa vào các chiến lược quốc gia, vừa bảo đảm vừa
tạo điều kiện phát triển đất nước, vừa bảo đảm tính dẫn dắt làm sáng tỏ con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét