Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

 Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho Đảng, cho Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nhân tài, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ là công việc gốc của Đảng.

Từ khi chuẩn bị thành lập Đảng,  năm 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Phải "bồi dưỡng nhân tài để đem vào đảng cộng sản"15 Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp mở các lớp huấn luyện lý luận cách mạng tại Quảng Châu Trung Quốc trong những năm 1925-1927 để huấn luyện những thanh niên yêu nước Việt Nam ưu tú, đưa họ vào hoạt động thực tiễn, từng bước chuyển họ trở thành những người cộng sản đầu tiên ở nước ta. Năm 1941, Người trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị, quân sự cho cán bộ ở Cao bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên và cán bộ ở miền xuôi lên để phục vụ cuộc vận động giải phóng dân tộc, dẫn đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, ở cương vị Chủ tịch nước, Người ký Sắc lệnh Quyết định mở Trư­ờng huấn luyện cán bộ Việt NamNgười hết sức quan tâm chỉ đạo hoạt động của hệ thống trường Đảng nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán của Đảng từ Trung ương đến cơ sở; quan tâm chỉ đạo hệ thống giáo dục quốc dân từ tiểu học đến đại học nhằm đào tạo những công dân tốt và cung cấp nguồn cán bộ tốt, chuyên gia giỏi, nhân tài cho đất nước.

Không chỉ trực tiếp đào tạo, hoặc chú trọng đào tạo nhân tài, cán bộ ở trong nước. Hồ Chí Minh hết sức chú trọng việc cử người đi học kinh nghiệm cách mạng và khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Ngay từ tháng 7-1926, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một số thanh niên ưu tú Việt Nam sang Liên Xô để học tập và rèn luyện trở thành các cán bộ ưu tú của Đảng. Năm 1951, trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa lớp cán bộ đầu tiên sang Liên Xô đào tạo nhằm chuẩn bị đội ngũ “hiền tài” cho công cuộc kiến thiết đất nước khi chiến tranh kết thúc. Trong kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhiều thế hệ thanh niên ưu tú sang đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế, sau năm 1975, chúng ta có trên 30.000 cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, họ trở thành những nhà khoa học đầu đàn, là đội ngũ cốt cán của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Về Mục đích, nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ hệ thống trường đào tạo cán bộ của Đảng có trách nhiệm  dạy và người học có nhiệm vụ: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể*, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư"16. Thực hiện được triết lý giáo dục, đào tạo đó, Đảng đã và sẽ tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thành công những cán bộ Đảng, Nhà nước, Đoàn thể có đủ tài đủ đức, trong đó đức là gốc và nhiều người trở thành những chính khách tài năng, những nhà chính trị chuyên nghiệp ngang tầm nhiệm vụ của đất nước và thời đại.

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ cần chú trọng quán triệt sâu sắc những quan điểm cốt lõi quý báu Hồ Chí Minh.

Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ  phải nhằm đúng nhu cầu của thực tiễn.

Lý luận liên hệ với thực tế. Học đi đôi với hành. Khắc phục một khuyết điểm trong nền giáo dục của chúng ta là còn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người; còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.

Theo Hồ Chí Minh, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ "Cốt thiết thực chu đáo hơn tham nhiều". "Quý hồ tinh bất quý hồ đa", "Thà ít mà tốt".

Nâng cao và hướng dẫn việc tự học tập suốt đời của cán bộ, đảng viên. Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ cần phải được trao cho những người có tài năng đảm nhiệm. "Các cơ quan cần phải rất chú ý đến việc huấn luyện cán bộ. Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó. Những người lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy. Không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện"17.

Khi đề bạt cán bộ cần phải xem xét tinh thần, thái độ, kết quả học tập như với các mặt công tác khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét