Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày nay

 


Ở nước ta đã có nhiều quan niệm khác nhau về công nhân và giai cấp công nhân. Tuy khác nhau về cách diễn đạt, song đều thể hiện những thuộc tính đặc trưng của nó: Công nhân Việt Nam là những người lao động chân tay và trí óc làm công, hưởng lương trong các lĩnh vực công nghiệp hoặc sản xuất bằng phương thức công nghiệp ở các trình độ kỹ thuật khác nhau. Công nhân là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và tham gia cải tạo các quan hệ xã hội. Trong chế độ thực dân, phong kiến, công nhân Việt Nam là những lao động làm thuê cho tư bản nước ngoài. Khi đất nước giành được độc lập, thống nhất toàn vẹn, họ là lực lượng đi đầu trong cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa; là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ phương pháp tiếp cận về khái niệm giai cấp công nhân theo quan điểm học thuyết Mác, dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình cách mạng, Nghị quyết Trung ương 6 khóa X của Đảng ta đã nêu khái niệm mới về giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp[1].



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương, khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.43.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét