Bối
cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường đặt ra nhiều thách thức cho
con đường phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên
thế giới, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục
diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro
đối với môi trường chính trị, an ninh quốc tế. Tình trạng xâm phạm chủ
quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc,
tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh
mạng... vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực và đang đặt ra
những thách thức to lớn cho Việt Nam trên con đường phát triển. Hơn
nữa, khu vực Đông Nam Á - là trung tâm địa kinh tế - chính trị chiến
lược ngày càng quan trọng trên thế giới, do vậy, có nhiều nhân tố dễ
gây mất ổn định làm ảnh hưởng lớn đến sự ổn định phát triển của
Việt Nam.
Những thay đổi lớn trong quan hệ quốc tế - dân tộc
hiện đang tác động mạnh mẽ, làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia - dân tộc.
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực
dụng, chủ nghĩa dân tuý trong quan hệ quốc tế gia tăng. Những diễn biến
phức tạp tại Biển Đông đang làm ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc và trực tiếp đe
dọa an ninh và chủ quyền quốc gia - dân tộc... Một khi lợi ích quốc gia - dân
tộc không được đảm bảo, bảo vệ thì lợi ích giai cấp và mục tiêu chủ nghĩa xã
hội cũng không thể thực hiện được.
Trước tác động của đại dịch Covid - 19, kinh tế thế
giới lâm vào khủng hoảng, suy thóai nghiêm trọng có tác động ảnh hưởng lớn đến
nền kinh tế Việt Nam. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành
thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các
nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn
cầu, từ đó tác động mạnh đến Việt Nam.
Thách
thức đặt ra từ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự
cạnh tranh trên trường quốc tế cả về kinh tế và chính trị đang là
một thách thức lớn, bởi vì trong không ít trường hợp, các nước lớn
lợi dụng vấn đề kinh tế để tạo sức ép về kinh tế và cả chính
trị, hoặc phân biệt đối xử, từ đó gây khó khăn cho sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nếu không vượt qua được
những thách thức từ bên ngoài thì tụt hậu xa hơn về kinh tế là nguy
cơ hiện hữu.
Các
thế lực thù địch tiếp tục thực hiện “diễn biến hòa bình”. “Diễn biến hòa bình”,
kết hợp với bạo loạn lật đổ và sẵn sàng gây chiến tranh khi cần thiết của chủ
nghĩa đế quốc vẫn thường trực. Đặc trưng chủ yếu của “diễn biến hòa bình”,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch ở Việt Nam là tuyên truyền xuyên tạc
nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm
suy yếu hệ thống chính trị, tiến tới làm sụp đổ chế độ chính trị xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
Hiện
nay, “diễn biến hòa bình có biểu hiện mới”. Phương thức chuyển từ tác động
bên ngoài sang thúc đẩy các hoạt động chống đối ngay trong nội địa,
nội bộ là chính. “diễn biến hòa bình” tận dụng tối đa gây sức ép
về kinh tế - tài chính và tấn công mạng thông tin; triệt để sử dụng
các trang mạng xã hội và vai trò của các tổ chức phi chính phủ để
gieo mầm, kích động các phần tử chống đối trong nước và quần chúng
nổi dậy biểu tình, gây bạo loạn lật đổ chế độ. Nhận diện những
biểu hiện và tính chất nguy hiểm của “diễn biến hòa bình” để thấy
rõ đây là một thách thức rất lớn đối với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời để chúng ta chủ
động, kiên quyết đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” vì mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét