Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những cơ hội, điều
kiện để các quốc gia dân tộc tiếp cận, vận dụng và phát triển xây dựng hệ quản
trị quốc gia, hệ thống dữ liệu về thiết chế, luật pháp, cơ chế, chính sách để
quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách thống nhất, nhanh, độ chính
xác cao theo mục tiêu, ý chí của giai cấp cầm quyền. Với những ưu thế vượt trội
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các nhà lãnh đạo, quản lý của quốc
gia, cũng như lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở thiết lập hệ
thống các nội dung dữ liệu phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của các đảng
cầm quyền, các nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội một cách khoa học,
thuận tiện, bảo đảm việc lưu giữ, kết nối, chia sẻ thông tin trong hệ thống
quản trị kịp thời, thông suốt, tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực, ngân sách cho
quản lý xã hội, cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp.
Sự phát triển Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư tạo điều kiện, cơ hội để các quốc gia xây dựng Chính phủ
điện tử, Chính phủ thông minh, Chính phủ số mang lại nhiều
lợi ích quốc gia dân tộc. Đối với Việt Nam, đã tận dụng thành tựu Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư để xây dựng Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử
hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với nội
dung cơ bản là: Phát triển Chính phủ số
một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực,
huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá,
mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ
điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025. Năm nhóm
mục tiêu đến năm 2025 được đề ra trong Chiến lược gồm: Cung cấp dịch vụ chất
lượng phục vụ xã hội; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; vận hành tối ưu
các hoạt động của cơ quan nhà nước; giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội; thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, với các chỉ
tiêu cần đạt được là đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu cả về chỉ số tổng
thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở. Trong đó, người dân,
doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc
đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn
giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không
yêu cầu.
Bên cạnh những tác động tích cực, cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư có
những tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý xã hội cả tầm vĩ mô và vi mô. Chính
phủ các nước ngày càng đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận của mình
để hoạch định và thực hiện chính sách. Sự phụ thuộc của hệ thống quản lý xã hội
vào khoa học, công nghệ hiện đại tạo sức ỳ của nhà lãnh đạo, đội ngũ cán bộ
quản lý, thiếu tính sáng tạo, tính nhân văn trong ứng phó với các tình huống
lãnh đạo, quản lý con người, cộng đồng xã hội. Đặc biệt, đối với các nước xã
hội chủ nghĩa đặt ra trong quản lý xã hội là phải
kết hợp một cách hữu cơ những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với
tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng hệ thống quản
trị điện tử, thông minh, hướng tới
quản trị số đòi hỏi đào tạo nguồn nhân lực quản lý, điều hành chất lượng cao,
cùng với nguồn tài chính lớn mới là những thách thức không nhỏ đối với các nước
đang phát triển và chậm phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét