Hòa bình,
hợp tác và phát triển đang là xu thế lớn.
Các nước muốn có
hòa bình, ổn định, tăng cường hợp tác đang trở thành nhu cầu lớn để tập trung
nguồn lực cho phát triển. Đây là cơ hội lớn mà Việt Nam cần tranh thủ để tiếp
tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đi vào chiều sâu.
Đồng thời, xu thế này tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng
hóa quan hệ quốc tế, hội nhập thành công.
Toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển
tạo điều kiện giao lưu trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ, hoạt động văn hóa… Chúng ta có thể tiếp cận đến
các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, trình độ khoa học và công nghệ,
nhân lực trình độ cao v.v...), đồng thời là cơ hội để tiếp thu những
giá trị mới, tiến bộ của thế giới, phù hợp với Việt Nam để phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự
phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên
nhiều lĩnh vực và mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Việc tiếp cận nhanh đến
những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại để ứng dụng vào một số lĩnh
vực mà Việt Nam có lợi thế nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, năng suất
lao động cao tạo được giá thành hợp lý đủ sức cạnh tranh theo cơ chế thị trường
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Điều này vừa khai
thác hiệu quả nguồn lực sẵn có, vừa cải thiện giá trị xuất khẩu và gia tăng
năng lực sản xuất trong nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét