Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng về giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

 


Sức mạnh lãnh đạo của Đảng trước hết thể hiện ở đường lối, phương hướng chính trị đúng đắn. Đường lối đó phải là sự kết tinh giữa bản lĩnh chính trị và năng lực, trí tuệ, biểu hiện ở trình độ tư duy lý luận khoa học; sự kết hợp sức mạnh giai cấp công nhân, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đảng phải luôn giữ vững nền tảng tư tưởng của mình là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động.

Đảng đã có Nghị quyết Trung ương 6 khóa X (năm 2008) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trên cơ sở đánh giá toàn diện tình hình giai cấp công nhân qua hơn 20 năm đổi mới, Nghị quyết đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục xây dựng, phát huy vai trò, địa vị của giai cấp công nhân, tạo điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn một thập kỷ qua, Nghị quyết Trung ương 6 khóa X vẫn còn nguyên giá trị định hướng, dẫn dắt quá trình tiếp tục xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới.

Đảng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương về giai cấp công nhân Việt Nam với các khía canh: Một là, tiếp tục khẳng định địa vị chính trị, kinh tế, xã hội của giai cấp công nhân. Về địa vị chính trị, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; Về địa vị kinh tế, giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; lực lượng đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế; Về xã hội, giai cấp công nhân là lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển; là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hai là, những định hướng lớn về hoạch định và thực thi chính sách giai cấp, chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân tạo động lực cho họ phát triển toàn diện, từng bước trưởng thành trở thành giai cấp công nhân hiện đại cùng với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Ba là, bổ sung, hoàn thiện chủ trương về phát triển các tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, nhất là các tổ chức đại diện với những mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế, chính sách phù hợp, thực sự là “những cánh tay nối dài” giữa Đảng với giai cấp công nhân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét