Từ khi hòa mạng internet, không gian mạng Việt Nam đã thu
về nhiều thành tựu vượt bậc về tốc độ phát triển. Tuy nhiên, vì mục đích riêng,
vẫn có cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí cố tình phớt lờ mọi nỗ lực và thành tựu
của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do internet, đưa ra những
đánh giá phiến diện, định kiến, sai sự thật, bỏ qua những điểm sáng, mặt tích
cực để xếp Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do internet.
Điển hình là Báo cáo thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên mạng 2022)
được tổ chức Freedom House (FH) công bố ngày 18/10/2022, trong đó xếp hạng Việt
Nam là một trong năm quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới.
Tổ chức này đã không hề quan tâm đến những chính sách hiện
hành ở Việt Nam như: Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2008 về
Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet
đưa ra hàng loạt chính sách phát triển internet quan trọng như: khuyến khích
việc ứng dụng internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao
năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; đưa internet đến nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng
tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh,
quốc phòng; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2013 về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhấn mạnh người sử dụng
internet có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet trừ các dịch vụ bị cấm
theo quy định của pháp luật (khoản 1, Điều 10).
Hay từ những số liệu thự tế như: Báo cáo của Bộ Thông tin
và Truyền thông, trung bình cứ 100 người dân Việt Nam có 83 thuê bao internet
di động, trong khi thuê bao cố định là 21. Sách trắng Thương mại điện tử Việt
Nam 2022 của Bộ Công thương cho thấy người Việt dành 6 giờ 38 phút mỗi ngày để
truy cập internet. Đây đều là những thống kê cao hơn mức trung bình của thế
giới. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất
thế giới. Hiện tại, Việt Nam có 1.952 trang thông tin điện tử tổng hợp và 935
mạng xã hội trong nước đã được cấp phép hoạt động, là những diễn đàn trực tuyến
để người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân.
Thực tế nêu trên cho thấy quyền tự do trên internet tại
Việt Nam luôn được bảo đảm, phát huy, trái với luận điệu xuyên tạc của một số
cá nhân, tổ chức không thiện chí. Không những vậy Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ
và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức quốc tế có thể tìm hiểu, nghiên cứu
một cách trung thực, khách quan về công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam,
bao gồm quyền tự do trên internet, tự do ngôn luận, tự do báo chí trên không
gian mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét