Tổng Bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Thực tế, sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, đến nay Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện... đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.
Từ
cuối những năm 70 thế kỷ XX, đất nước lâm vào khủng hoảng KT-XH ngày trầm trọng
kéo dài, sản xuất đình trệ cả trong nông nghiệp và công nghiệp năng suất lao động
và hiệu quả kinh tế bị giảm sút nhiều mặt bị mất cân đối. Nghiêm
trọng là các công cụ đòn bẩy kinh tế chính sách
giá cả, tiền tệ, tài chính, tiền lương...đều không phát huy tác dụng dẫn đến lạm
phát gia tăng (trên 300% năm 1985 và lên tới 774,7% năm 1986).
Nguyên nhân chủ yếu là: về khách quan, tình hình
thế giới và khu vực có những mặt tác động không thuận lợi; sự chống phá quyết
liệt của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị. Về chủ quan, công tác
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, chưa được quan tâm đúng mức; đổi mới tư
duy lý luận chưa kiên quyết, mạnh mẽ, có mặt còn lạc hậu, hạn chế so với chuyển
biến nhanh của thực tiễn. Nhận thức, phương pháp và cách thức lãnh đạo, chỉ đạo
tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Một số chính sách không phù hợp thực
tiễn, chậm được sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh
đó, chính sách bao vây, cấm vận của Hoa Kỳ và các thế lực thù địch, đặc biệt là
bao vây cấm vận về kinh tế tiếp tục gây ra những khó khăn thách thức đối với nước
ta. Cùng với đó, lợi dụng những khó khăn của Việt Nam, các thế lực thù địch ra
sức kích động, lôi kéo người vượt biên trái phép và chống phá, kích động đòi
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trước những yêu cầu cấp thiết của
thực tiễn cách mạng, rút kinh nghiệm cải cách, cải tổ ở các nước XHCN, Đại hội
lần thứ VI (1986) Đảng cộng sản Việt Nam biểu thị quyết
tâm của Đảng, giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác -
Lênin, tiến bước theo con đường do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra, động viên toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu hết sức mình vì độc lập, tự do và chủ nghĩa
xã hội; đánh dấu bước ngoặt trong sự lãnh
đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đại hội đã chỉ ra những hạn
chế, khuyết điểm như: tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt: sản xuất
tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông có nhiều rối
ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt
hơn; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao
động còn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi và có nơi
nghiêm trọng”.
Đại hội nghiêm khắc chỉ ra rằng nguyên nhân chủ quan của tình hình
trên là do “những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và
Nhà nước”; “đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết;
vừa nóng vội, vừa buông lỏng trong công tác cải tạo XHCN; chậm đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế không còn phù hợp”, “buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản
lý kinh tế, xã hội, trong đấu tranh tư tưởng, văn hoá, trong việc chống lại những
âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù”.
Đại hội đề xướng chủ trương đổi mới đường lối xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta với những
nội dung cơ bản sau: Đổi mới tư duy lý luận; Đổi mới cơ cấu kinh
tế; Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Đổi mới chính sách đối ngoại, Đổi
mới về vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước; Đổi mới nội dung và phong cách
lãnh đạo của đảng. Đảng chủ trương tập trung làm tốt đổi mới kinh tế; thực hiện nhất
quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường, song kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo; bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu
tư theo hướng coi trọng nông nghiệp, tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế
lớn; coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ
quá độ ở nước ta; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển sang hạch toán kinh
doanh XHCN, theo cơ chế thị trường.
Đồng thời
với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị; kiên trì mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH; kiên trì CN Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững vai trò
lãnh đạo của Đảng...Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: lấy việc
phục vụ con người làm mục đích cao nhất; thực hiện công bằng xã hội phù hợp với
điều kiện thực tế. Nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản
sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác y tế đáp ứng tốt hơn nhu
cầu bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Thực hiện tốt chính sách dân
tộc của Đảng, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc. Trên lĩnh quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng, quốc phòng với kinh tế, đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây
dựng quân đội nhân dân chính quy và ngày càng hiện đại. Tăng cường tổ chức bảo vệ
chủ quyền, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Phát huy
vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng, thể chế hoá đường lối, chính sách của
Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh. Trên trên lĩnh vực đối ngoại: Đấu tranh giữ vững hoà bình ở khu
vực và trên thế giới. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng
tồn tại hoà bình. Thực hiện đa phương
hoá, đa dạng hoá trong quan hệ đối ngoại trên cơ sở nguyên tắc: độc lập, thống
nhất và CNXH
- Những
thanh tựu đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập
trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Tăng trưởng kinh tế khá; phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN với những nhận thức rõ và đầy đủ hơn vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Dân chủ XHCN được
phát huy và ngày càng mở rộng. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp
quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Nhận
thức về mô hình xã hội XHCN và con đường phát triển đất nước ngày càng rõ hơn,
có cơ sở khoa học và hiện thực. Thực hiện các chính sách xã hội ngày càng tốt hơn, nhất
là chính sách xóa đói giảm nghèo. Phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con
người được chú trọng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày cang được
nâng cao. Quốc
phòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Thực hiện nhất quán và thành công “đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”; vị thế và uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đã cho thấy, đất nước
ta, dân tộc ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, có ý nghĩa lịch sử
trên tất cả các lĩnh vực; điều đó khẳng
định một chân lý, ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài
Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng
lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của
dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những thời cơ và
thách thức đan xen; đòi hỏi trong quá trình đổi mới Đảng ta phải vận dụng
sáng tạo Chủ nghĩa Mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt mục tiêu độc lập
dân tộc gắn liền CNXH; nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây
dựng Tổ quốc ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét