Với những người lính mang quân hàm xanh trên vùng biên cương Cao
Bằng, Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia là sự ghi nhận xứng đáng cho những việc
làm nhân văn khi họ đã chắp cánh ước mơ và hiện thực hóa mong muốn được đến
trường của các cháu nhỏ ở khu vực biên giới. Theo đó, thông qua việc triển khai
mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”, năm 2022, BĐBP Cao Bằng đã nhận nuôi 31 cháu
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi trên địa bàn biên giới. Nguồn kinh phí
chăm lo, hỗ trợ, nuôi dưỡng các cháu học sinh do cán bộ, chiến sĩ tự nguyện
đóng góp và trích từ quỹ tăng gia, sản xuất của các đơn vị. Ngoài ra, BĐBP Cao
Bằng vận động các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ, tặng quà, mua quần áo, đồ dùng
sinh hoạt, học tập cho các cháu với số tiền trên 470 triệu đồng.
Theo Thượng tá Lương Tuấn Long, Phó Chính ủy BĐBP Cao Bằng,
ngoài việc quan tâm bố trí nơi ăn, ở, sinh hoạt, học tập cho các con nuôi, các
đồn Biên phòng còn đảm bảo vật chất sinh hoạt, đồ dùng học tập, quần, áo... cho
các cháu. Đồng thời, cử cán bộ trực tiếp kèm cặp, động viên, hướng dẫn các cháu
học tập và đưa các cháu đến trường, cuối tuần đưa về thăm gia đình.
Sống trong môi trường Quân đội, được sự quan tâm, chăm sóc tận
tình của những người lính, các cháu có điều kiện phát triển toàn diện về mọi
mặt. Hằng ngày, ngoài giờ đến trường học tập và thời gian ôn bài tại đồn, các
cháu còn tham gia các hoạt động chung của đơn vị như tăng gia sản xuất, văn
hóa, thể thao... Điều đó không chỉ giúp các cháu có cơ hội rèn luyện bản thân,
phát triển thể chất, mà còn tạo ra sự gần gũi, gắn kết với những người bố nuôi
ở đồn.
“Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, chỉ huy các đơn
vị cử cán bộ thường xuyên đến các gia đình, nhà trường trao đổi về kết quả học
tập của các cháu. Đồng thời, bằng sự gần gũi, ân cần và trách nhiệm, các cán
bộ, chiến sĩ luôn động viên, khích lệ các cháu xác định rõ ý thức tự giác trong
học tập, tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nỗ lực đạt thành tích
cao trong học tập. Nhờ đó, tổng kết năm học 2021-2022, có 12 cháu đạt danh hiệu
học sinh tiên tiến, 5 cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc” - Thượng tá
Lương Tuấn Long chia sẻ.
Chợ phiên Phìn Hồ ở xã vùng cao, biên giới Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, được mở vào ngày Chủ Nhật hằng tuần, là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Nậm Pồ và người dân nhiều xã thuộc các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét