Một
là, quán triệt đầy
đủ, sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phòng, chống “diễn biến
hòa bình” trong xây dựng pháp luật. Cần quán triệt đầy đủ và sâu sắc hơn nữa
các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp theo
Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về “Tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Tiếp
tục hoàn thiện thể chế, pháp luật, hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,… gắn với chủ động
phòng ngừa các nguy cơ đe dọa xâm hại an ninh quốc gia, đẩy mạnh đấu tranh làm
thất bại âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chú trọng công
tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tiếp tục thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong đó, hoàn thiện đồng bộ
thể chế, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được xác định là một trong những đột phá chiến lược; bổ sung, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về quốc phòng, an ninh và liên quan đến quốc phòng, an ninh
trong điều kiện mới.
Hai là, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp
đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong xây dựng pháp
luật. Tham mưu cho các cơ quan, ban, ngành trong việc soạn thảo, ban hành các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan
đến công tác xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp. Tham mưu, đề xuất sửa đổi,
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong hợp tác với nước
ngoài trong lĩnh vực pháp luật, quản lý hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước
ngoài,… và kiên quyết loại bỏ những chương trình, dự án có dấu hiệu vi phạm,
xâm phạm đến an ninh quốc gia. Tham mưu nội dung về bố trí, sử dụng nhân sự đối
với các cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách, pháp luật và đại biểu các cơ
quan dân cử có chức năng xây dựng, sửa đổi pháp luật. Chủ động kiến nghị các cơ
quan có thẩm quyền loại bỏ các yếu tố có thể trở thành điều kiện để các thế lực
thù địch gia tăng hoạt động móc nối, tác động, can thiệp vào quá trình xây
dựng, sửa đổi pháp luật ở nước ta. Đồng thời, các cơ quan tư pháp, cơ quan tham
mưu, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cần chú trọng nắm tình hình
những yếu tố liên quan tới dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “chệch
hướng tư tưởng” của một số cán bộ, đảng viên trong nội bộ, vấn đề “dân chủ nghị
trường”, “phản biện chính sách” để kịp thời tham mưu lãnh đạo các cấp có các
biện pháp phòng ngừa, răn đe, chấn chỉnh, xử lý, tránh gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh chính trị nội bộ, ảnh hướng đến công tác xây dựng pháp luật.
Ba là, chú trọng công tác vận động quần chúng, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về
âm mưu, hoạt động, phương thức, thủ đoạn, sự nguy hiểm của “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch trong xây dựng pháp luật ở nước ta. Thời gian tới, các
cơ quan chức năng cần phối hợp chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân về chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng. Tăng cường phổ biến giáo dục pháp
luật, nhất là phổ biến rộng rãi các dự thảo luật đang được xây dựng, định hướng
dư luận xã hội về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của các văn bản luật đối
với xã hội, với người dân; đồng thời, vạch trần âm mưu, ý đồ của các thế lực
thù địch lợi dụng quá trình xây dựng, sửa đổi pháp luật để thực hiện “diễn biến
hòa bình” đối với Việt Nam. Chú trọng việc tổ chức tập huấn, tọa đàm, sinh hoạt
chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cho cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ, đảng viên làm việc tại các cơ quan lập pháp, tư pháp; cơ
quan tiếp nhận, thụ hưởng các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về xây
dựng pháp luật; cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật; cơ
quan tiến hành hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật; luật sư trong các liên
đoàn luật sư, hội luật gia... Tích cực phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên
và nhân dân trong công tác phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong xây dựng
pháp luật.
Bốn là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
trong xây dựng pháp luật, đặc biệt là về hợp tác quốc tế trong xây dựng pháp
luật. Các cơ quan, ban, ngành hữu quan cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà
nước về an ninh, trật tự trong xây dựng pháp luật. Quản lý chặt chẽ hoạt động
của các tổ chức nước ngoài, nhất là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và
trong nước đã, đang hoặc chuẩn bị đầu tư thực hiện các dự án, chương trình về
xây dựng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng cần phối hợp, tham gia
thẩm định các dự án, chương trình có dấu hiệu phức tạp trong việc hỗ trợ xây
dựng pháp luật, cảnh báo, khuyến nghị kịp thời âm mưu, hoạt động của các thế
lực thù địch đến các cơ quan, đơn vị hoạch định chính sách. Quản lý chặt chẽ
công tác hợp tác quốc tế trong xây dựng pháp luật, các hội nghị, hội thảo quốc
tế, các chương trình tài trợ, dự án liên quan đến xây dựng pháp luật tại Việt
Nam. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư và các tổ chức nghề
nghiệp, nhất là số đối tượng khoác áo “cấp tiến” trong nước có mối quan hệ,
tiếp xúc với cá nhân, tổ chức nước ngoài; các đối tượng xấu, có quan điểm sai
trái, thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét