Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2025

 

 ÂU DƯƠNG THỆ - LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CẦN LÊN ÁN

      Vừa qua, trên Bloger của Doithoaionline.com Âu Dương Thệ có bài viết: “NHÂN VÀ QUẢ Ở HOA KÌ VÀ VIỆT NAM KHÁC NHAU Ở NHỮNG ĐIỂM NÀO?” và cho rằng, “lãnh đạo Việt Nam thâu tóm quyền lực, khống chế các phe phái, duy trì chế độ độc đảng dựa trên học thuyết Mác – Lênin, Hồ Chí Minh lỗi thời, lạc hậu cùng với chính sách ngoại giao đi đêm, bắt cá hai tay với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc để đưa ra bánh vẽ “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” chỉ là trò lừa bịp, ru ngủ nhân dân”. Thực tế, Âu Dương Thệ đang cố tình xuyên tạc chế độ chính trị ở Việt Nam.

  1. Điều 4, Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và cả xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, toàn thể nhân dân Việt Nam khẳng định và thừa nhận: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng, nhất thiết không cần và không thể chấp nhận đa đảng đối lập như các thế lực thù địch mong muốn”.
  2. Chủ nghĩa Mác – Lênin là thành tựu tư tưởng, lý luận vĩ đại của nhân loại, là học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn nhất đề ra mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người và chỉ rõ lực lượng, con đường, phương pháp nhằm đạt được mục tiêu đó. Hiện nay, những nguyên lý, quy luật, khái niệm, phạm trù và phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin tiếp tục là chìa khóa giải đáp những vấn đề tư tưởng, soi sáng những nhiệm vụ lịch sử của nhân loại, đó là giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, mọi sự tha hóa; có giá trị bền vững và tính thời đại bởi bản thân nó là một học thuyết phát triển, học thuyết mở và nhân văn, luôn hướng tới sự tiến bộ của xã hội loài người. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục học tập, nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Giá trị lý luận, thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vẫn còn nguyên vẹn, giữ vai trò quyết định trong công cuộc đổi mới hiện nay, tiếp tục soi sáng những vấn đề lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa nước ta vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Với ý nghĩa đó, ngày 18/5/2021 Bộ Chính trị (khóa XIII) đã ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
  4. Việt Nam khẳng định, nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; trong quan hệ phải kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về sách lược. Đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trước hết và trên hết, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Về quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam khẳng định, trên tinh thần: gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Về quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam khẳng định đây là mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, góp phần tích cực vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới chứ không như võ đoán và xuyên tạc của Âu Dương Thệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét