Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2025

 

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG

Lợi dụng vào việc Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, các thế lực thù địch, phản động đưa ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá. Gần đây, trên trang Voatiengviet.com, Bút danh Đinh Hoàng Thắng có bài viết “Nếu muốn cách mạng hệ thống chính trị…” để tuyên truyền xuyên tạc, hướng lái dư luận về công cuộc đổi mới hệ thống chính trị mà Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm thực hiện.

          Bằng thủ đoạn “tường thuật” lại những lời phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, Đinh Hoàng Thắng hướng lái dư luận cho rằng: “Đây là nhiệm vụ bất khả” vì vậy, lãnh đạo Việt Nam “đành cố gắng vá víu để trấn an các đồng chí trong Đảng cũng như dư luận xã hội”.  Y cho rằng, tinh gọn bộ máy tổ chức hệ thống chính trị, nhưng vẫn “hoài niệm về một hệ thống dựa trên các tiêu chí Lê-nin-nít”  là “bất khả”… từ đó Đinh Hoàng Thắng xuyên tạc rằng “trong nhiều năm qua, Đảng đã ban hành hàng loạt nghị quyết với kỳ vọng tái cấu trúc hệ thống và nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia”, nhưng “bất thành”, bộ máy vẫn “cồng kềnh, kém hiệu quả”, chỉ dừng lại ở “sự vá víu” và “nhân dân đang chờ đợi đổi mới” từng ngày.

Thoạt nhìn, có vẻ như đây là một bài viết mang tính phản biện xã hội về công cuộc cải cách tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Thực chất, đây là bài viết hết sức nguy hại, hướng lái dư luận đi ngược lại với đường lối, chủ trương của Đảng, lợi dụng công cuộc đổi mới của Việt Nam, nhất là đổi mới về chính trị để xuyên tạc bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin – một trong những nền tảng tư tưởng của Đảng. Tạo dư luận trái chiều kích động tâm lý, lòng tin của nhân dân đối với nền tảng tư tưởng của Đảng; cổ xúy cho tư tưởng chính trị tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Trước hết, cần nhận thức rõ, đổi mới, cải cách là yêu cầu khách quan, bắt buộc của mọi Đảng, Nhà nước, tồn tại ở mọi chế độ chính trị với những mức độ và dạng thức khác nhau, không phải chỉ riêng chế độ xã hội chủ nghĩa. Tính chất, mức độ đổi mới, cải cách phụ thuộc vào sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất; cơ sở hạ tầng phù hợp với kiến trúc thượng tầng ở quốc gia đó vào thời điểm hiện tại và với những tính toán chiến lược lâu dài của mỗi quốc gia. Đổi mới hay tụt hậu ? đổi mới toàn diện hay trên từng lĩnh vực cụ thể ? luôn phải dựa vào điều kiện thực tiễn, yêu cầu, khả năng phát triển của từng quốc gia cụ thể. Đối với cuông cuộc cách mạng ở Việt Nam luôn phải đổi mới không ngừng, đó là yêu cầu bắt buộc, tất yếu để phát triển đất nước, là chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được điều đó, vấn đề mang tính tất yếu và then chốt của Đảng là: bên trong nội bộ Đảng luôn phải tự đổi mới, chỉnh đốn, đấu tranh chống tham nhũng, thoái hóa, biến chất, bên ngoài phải lãnh đạo toàn diện đất nước, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới bộ máy tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thực sự “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”.

Những kết quả nổi bật về công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới, sắp xếp bộ máy tổ chức hệ thống chính trị đã và đang tiến hành ở Việt Nam những năm qua càng khẳng định công cuộc đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới tinh, gọn bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị là hoàn toàn đúng đắn. Đồng thời, là minh chứng đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, chống phá của các thế lực thù địch, phản động./.

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ “BẺ LÁI” CỦA DƯƠNG QUỐC CHÍNH

 15 Tháng mười hai, 2024  Nhân Văn  0 Comments

Mới đây, trên trang Baotiengdan, vị kiến trúc sư “rởm” Dương Quốc Chính đã có bài viết với tựa đề.“Tinh gọn bằng cách nào?”. Mục đích của Y là xuyên tạc, phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc cải cách, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gây hoang mang dư luận, làm giảm niềm tin của nhân dân; kêu gọi, kích động, lôi kéo phần tử cơ hội, phản động, lưu vong tham gia hoạt động chống đối chính quyền Việt Nam.

Trong bài viết, Dương Quốc Chính đã có những nhận định sằng bậy, vu khống chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước ta. Y cho rằng, việc tinh gọn bộ máy ở Việt Nam là “duy ý chí”, “thiên về kiểu phép cộng trừ” không đem lại hiệu quả thực tế mà chỉ là gây tốn kém tiền bạc, ngân sách… Đây vẫn là chiêu trò “Bẻ lái”, cố tình bóp méo sự thật nhằm làm nhiễu thông tin, “tung hoả mù” gây hoang mang dư luận, tạo cớ chỉ trích, miệt thị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.

  1. Chủ trương tinh gọn bộ máy là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tuyệt đối không “duy ý chí”, không“thiên về kiểu phép cộng trừ”

Thực tế cho thấy, từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới (Đại hội VI) đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ngày 25/11 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng, trong đó có nội dung tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ví như cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống chính trị. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thời gian qua, công tác cải cách bộ máy hành chính đã đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể như tháng 4/2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức với mục tiêu đến năm 2021 tinh giản tối thiểu 10% biên chế. Kết quả, chúng ta đã tinh giản được 11,67% biên chế trong giai đoạn này, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2024), nêu rõ, Chính phủ đã ban hành 27 Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các bộ, ngành đã giảm được 17 tổng cục và tương đương; giảm 10 cục và 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong vụ/ban thuộc bộ, ngành; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, trong năm 2023, Thủ tướng đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 144 quy định kinh doanh. Tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2021 đến nay là 2.770 quy định. Có 147 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư được thực hiện đơn giản hóa đạt 49,26%. Về quản lý và tinh giản biên chế, thực hiện các nghị định của Chính phủ, từ năm 2015 đến ngày 15/12/2023, cả nước tinh giản biên chế 84.140 người.

  1. Chủ trương sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta

Như chúng ta đã biết, bộ máy cồng kềnh sẽ gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống hoặc một số chủ trương không được triển khai hoặc triển khai hình thức trên thực tế. Một trong những lý do chính để tiến hành cải cách bộ máy hành chính là giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, chi cho bộ máy hành chính chiếm khoảng 70% tổng ngân sách chi tiêu thường xuyên của Nhà nước. Để giảm thiểu tình trạng lãng phí, việc tinh giản bộ máy đã và đang là một trong những giải pháp quan trọng, giúp tiết kiệm ngân sách và tái phân bổ các nguồn lực cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét