CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI – CHỦ NGHĨA
Kinh tế thị
trường là thành quả của văn minh nhân loại, được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận
dụng một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, sáng tạo, trở thành nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò của
con người chính là động lực và cũng là mục tiêu cao nhất của sự phát triển.
Song, các thế lực thù địch cho rằng, không có nền kinh tế nào là nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế thị trường và định hướng xã hội
chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; gán ghép định hướng xã
hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường là chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở
khoa học, không thuyết phục; nếu bỏ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thì
nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn; kinh tế thị trường
là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản, không
thể dung hòa và kết hợp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, với định hướng
xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế của các quốc gia vì giữa chúng có
sự mâu thuẫn, đối lập. Nếu ghép định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị
trường thì chẳng khác nào râu ông nọ cắm cằm bà kia, ghép nước với lửa, hai củ
khoai bỏ trong một rọ… Họ cho rằng, Việt Nam phải chuyển sang kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thực tế, các thế
lực thù địch đang cố tình xuyên tạc bản chất tốt đẹp của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
1. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện
đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Đây, thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế – xã hội vừa dựa
trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những
nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Tức là, có hai nhóm nhân tố cơ bản
tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố
của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động, phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò
động lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng
vai trò hướng dẫn, chế định sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã
xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị
trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường,
vừa mang tính đặc thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã
hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật kinh tế
thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường ở nước
ta với các nước khác, cụ thể là giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nói cách khác
là phát triển kinh tế thị trường để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Điều
này khẳng định bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2. Bên cạnh
tính ưu việt của mô hình này, thì kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại những hạn
chế cố hữu, đó là: gia tăng tình trạng tham nhũng; bội chi ngân sách; cạnh
tranh gay gắt, “cá lớn nuốt cá bé”; mâu thuẫn tổng cung và tổng cầu; gia tăng
số lượng doanh nghiệp phá sản; gia tăng tình trạng thất nghiệp, lạm phát; bất
bình đẳng, gia tăng khoảng cách giàu nghèo; tài nguyên bị cạn kiệt; môi trường
bị ô nhiễm nghiêm trọng… Những hạn chế cố hữu này, bản thân kinh tế thị trường
không những không thể tự khắc phục được, mà còn gia tăng theo thời gian. Để
khắc phục chúng, không có cách nào khác tốt hơn bằng sự định hướng và can thiệp
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa thông qua đường lối, chủ trương, cơ chế, chính
sách, pháp luật và lực lượng vật chất Nhà nước có trong tay để định hướng, điều
tiết nền kinh tế. Do vậy, khi thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa sẽ khắc phục được những hạn chế cố hữu trên. Đồng thời, bảo đảm tính
định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, nhân lên tính nhân văn,
nhân đạo, ưu việt, cao cả của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Việc các thế
lực thù địch bôi nhọ, vu cáo, trắng trợn, xuyên tạc nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là đi ngược lại chủ trương, đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và lợi ích nguyện vọng, chính đáng của
nhân dân ta. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch trần bộ mặt phản
động của chúng để nhân dân hiểu rõ và cảnh giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét